Thiết lập hệ thống thông tin thống kê về phát triển bền vững của ASEAN
Trên cương vị Chủ tịch ASEAN về Thống kê, Thống kê Việt Nam đăng cai thực hiện sáng kiến “Thiết lập hệ thống thông tin thống kê về phát triển bền vững của ASEAN” với mục tiêu thiết lập thông tin cơ bản về phát triển bền vững trong khu vực và cũng là công cụ hỗ trợ theo dõi, giám sát và đánh giá về tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong khu vực ASEAN.
Kỳ họp thứ 10 của Ủy ban Hệ thống Thống kê cộng đồng ASEAN (ACSS 10) sẽ diễn ra từ ngày 8-10/12 tới.
Tổng cục Thống kê cho biết, trong 3 ngày từ 8 – 10/12, cơ quan này sẽ phối hợp với Ban Thư ký ASEAN sẽ tổ chức Kỳ họp thứ 10 của Ủy ban Hệ thống Thống kê cộng đồng ASEAN (ACSS 10).
Từ khi thành lập Hệ thống Thống kê cộng đồng ASEAN đến nay, cơ quan thống kê của Việt Nam đã tham gia tích cực vào quá trình xây dựng cộng đồng thống kê ASEAN. Năm 2020, trên cương vị Chủ tịch ASEAN về Thống kê, Thống kê Việt Nam đăng cai thực hiện sáng kiến “Thiết lập hệ thống thông tin thống kê về phát triển bền vững của ASEAN” với mục tiêu thiết lập thông tin cơ bản về phát triển bền vững trong khu vực và cũng là công cụ hỗ trợ theo dõi, giám sát và đánh giá về tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong khu vực ASEAN.
Năm 2020, Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch ASEAN về Thống kê với chủ đề “Cùng nhau gắn kết nâng cao năng lực Hệ thống thống kê cộng đồng ASEAN để đáp ứng tốt hơn nhu cầu dữ liệu ngày càng tăng” cũng là lúc đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, tác động nhiều mặt và kéo dài đến các lĩnh vực y tế, kinh tế, xã hội, an ninh và chính trị của tất cả các quốc gia. Chính phủ nhiều quốc gia thành viên ASEAN áp dụng biện pháp giãn cách xã hội và làm việc từ xa để ứng phó với đại dịch.
Video đang HOT
Trong bối cảnh đó, Tổng cục Thống kê phối hợp với Bộ phận Thống kê ASEAN (ASEANstats) đã chủ động tìm biện pháp khắc phục và điều phối công tác thống kê ASEAN theo hướng tăng cường tương tác qua môi trường mạng, tổ chức các phiên họp theo hình thức trực tuyến.
Tổng cục Thống kê đã chủ trì và tham dự các phiên họp trực tuyến như: Phiên họp SCPC19, SCPC20, các phiên họp của các nhóm công tác WGSDGI3, WGDSA18, WGIMTS6, WGSITS7…, tham dự nhiều cuộc họp cấp kỹ thuật của các nhóm công tác cũng như các cuộc họp của các Ban, ngành khác.
Theo kế hoạch, Kỳ họp ACSS 10 diễn ra trong 3 ngày. Ngày đầu tiên, ngày 8/12, diễn ra phiên nội bộ, với một số nội dung chủ yếu: Sáng kiến ACSS về xây dựng khung khái niệm về Dữ liệu lớn nhằm tăng cường số liệu thống kê chính thức của ACSS; Đánh giá giữa kỳ Kế hoạch chiến lược ACSS 2016-2020 và Kế hoạch chiến lược ACSS điều chỉnh giai đoạn 2016-2025; Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch công tác năm 2020… Phiên toàn thể ngày 9/12, dự kiến sẽ diễn ra 4 phiên (Phiên 1. Củng cố thể chế, tăng cường ACSS và tính bền vững; Phiên 2. Tăng cường phổ biến, truyền thông sự hiện diện và sử dụng số liệu thống kê ASEAN; Phiên 3. Tăng cường đáp ứng nhu cầu dữ liệu ASEAN ngày càng lớn; Phiên 4. Kết luận và Thông cáo báo chí chung của ACSS 10).
Đặc biệt, sáng 10/12, Diễn đàn cấp cao về Hệ thống cộng đồng Thống kê ASEAN và Hệ thống Thống kê quốc gia Việt Nam diễn ra trực tuyến. Nội dung tập trung gồm 2 phần: Sản xuất số liệu thống kê khu vực; Sử dụng thống kê trong khu vực ASEAN.
Thành phần tham gia Hội nghị bao gồm: Các quốc gia thành viên ASEAN (thành viên ủy ban ACSS, thành viên Tiểu ban Kế hoạch và Điều phối, thành viên các nhóm công tác của ASEAN về: Chia sẻ dữ liệu, phân tích, phổ biến và truyền thông số liệu thống kê; Thống kê thương mại quốc tế về hàng hóa; Thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ; Thống kê về vốn đầu tư quốc tế; Tài khoản quốc gia; Nhóm về các chỉ tiêu Mục tiêu phát triển bền vững); Ban Thư ký ASEAN (bộ phận thống kê ASEANstats và Vụ giám sát Hội nhập ASEAN. Về phía Việt Nam, có Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê; đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; các Bộ, ngành; các trường đào tạo Thống kê và Viện nghiên cứu và các cơ quan thông tấn báo chí…
Phó Tổng thư ký LHQ, Thư ký điều hành ESCAP khẳng định mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam
Chiều ngày 3/12, tại trụ sở Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, kiêm nhiệm Đại sứ, Đại diện thường trực Việt Nam tại UNESCAP, ông Phan Chí Thành đã trao Thư Ủy nhiệm cho bà Armida Salsiah Alisjahbana, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc, Thư ký Điều hành ESCAP.
Đại sứ Phan Chí Thành trao Thư Ủy nhiệm cho Phó Tổng thư ký LHQ, Thư ký Điều hành ESCAP Armida Salsiah Alisjahbana.
Trong cuộc trao đổi sau lễ trao Thư Ủy nhiệm, Bà Armida Salsiah Alisjahbana, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ), Thư ký Điều hành ESCAP đánh giá cao việc lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam chính thức cử Đại sứ, Đại diện thường trực tại ESCAP.
Phó Tổng thư ký LHQ, Thư ký Điều hành ESCAP đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong 10 năm qua và ghi nhận việc Việt Nam là điểm sáng về kiểm soát Covid-19 và tiếp tục duy trì được tăng trưởng kinh tế trong đại dịch; ca ngợi quyết tâm, nỗ lực cũng như thành tựu của Việt Nam trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và các Mục tiêu phát triển bền vững.
Bà Armida Salsiah Alisjahbana đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam trong vai trò kép Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, trong đó có việc góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện ASEAN - LHQ; bày tỏ mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và ESCAP nói riêng và giữa ASEAN - LHQ nói chung.
Bà Armida Salsiah Alisjahbana cũng chia sẻ những khó khăn mà các nước đang phải đối diện trong việc hoàn thành được các Mục tiêu phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh các nước vẫn phải ứng phó với tác động kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19 và bày tỏ nhất trí với đề nghị của Việt Nam về việc ESCAP tăng cường hỗ trợ các nước về tư vấn chính sách, biện pháp và hỗ trợ kỹ thuật hướng tới khôi phục sau đại dịch đồng thời chuẩn bị tốt hơn cho các biến động lớn trong tương lai.
Đại sứ, Đại diện thường trực Việt Nam tại UNESCAP, ông Phan Chí Thành bày tỏ sự vui mừng và vinh dự khi là Đại sứ Việt Nam đầu tiên có Thư Ủy nhiệm cử làm Đại sứ, Đại diện thường trực tại UNESCAP, khẳng định Việt Nam cam kết và nỗ lực thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và các Mục tiêu phát triển bền vững, đánh giá cao quan hệ hợp tác tốt đẹp và hiệu quả giữa Việt Nam và ESCAP tổ chức khu vực hàng đầu của LHQ về phát triển bền vững và bao trùm cũng như với cá nhân bà Armida.
Đại sứ Phan Chí Thành cũng bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ thực chất hơn nữa giữa Việt Nam và ESCAP, trong đó có việc sẵn sàng làm cầu nối giúp tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện ASEAN-LHQ, tăng cường trao đổi về các biện pháp, chính sách về các vấn đề mới nổi, nhất là các biện pháp khôi phục sau Covid-19 và tăng cường tự cường, khả năng ứng phó của các nước với các khủng hoảng trong tương tai đồng thời vẫn đảm bảo hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững.
Ngoài ra, Đại sứ Phan Chí Thành cũng đề nghị ESCAP có thêm nhiều dự án triển khai ở Việt Nam và xem xét nhận các cán bộ Việt Nam sang thực tập tại Ban thư ký ESCAP nhằm góp phần nâng cao năng lực cán bộ đa phương của Việt Nam, qua đó góp phần triển khai chỉ đạo của Chỉ thị 25-CT/TW về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 của Ban Bí thư.
Sau buổi trao Thư Ủy nhiệm, Đại sứ Phan Chí Thành đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh với phóng viên các cơ quan báo chí thường trú tại Thái Lan về kết quả buổi trao đổi với bà Armida và phương hướng tham gia, tăng cường quan hệ thực chất của Việt Nam với ESCAP trong thời gian tới.
Đại sứ đặc biệt nhấn mạnh nhu cầu tăng cường trao đổi thông tin, nghiên cứu và tư vấn chính sách của tổ chức này với các vấn đề Việt Nam đang phải đối mặt trong việc thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Đức: ASEAN đóng vai trò nổi bật trong định hướng của châu Âu ở châu Á Việc nâng cấp quan hệ EU-ASEAN lên đối tác chiến lược là mục tiêu trọng tâm của Đức trong nhiệm kỳ giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU nửa cuối năm nay. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas . (Ảnh: AFP/TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu sau hội nghị trực tuyến cấp bộ trưởng giữa Liên minh châu Âu...