Thiết lập cơ chế ngăn ngừa trong chu kỳ phát triển mới
Sau hơn 3 năm kể từ khi triển khai Đề án tổng thể “Tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng” theo Quyết định 254/QĐ-TTg, nhiệm vụ xử lý nợ xấu đã đạt được những bước tiến đáng kể.
Tính đến tháng 6/2015, tỷ lệ nợ xấu đã giảm xấp xỉ 60%, từ 8,60% xuống còn 3,72%
Tính đến tháng 6/2015, tỷ lệ nợ xấu đã giảm xấp xỉ 60%, từ 8,60% xuống còn 3,72% (theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước). Bên cạnh đó, đến cuối năm 2014, tổng các khoản nợ xấu được xử lý ước đạt 311.100 tỷ đồng, tương đương 67% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9/2012. Với những kết quả trên, có thể thấy, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại đã rốt ráo và quyết liệt trong việc xử lý nợ xấu, nhằm hạn chế tối đa các tổn thất phát sinh từ nợ xấu.
Tuy nhiên, trong chu kỳ phát triển tiếp theo của hệ thống ngân hàng, cần phải thấy rằng, cách tốt nhất để tránh những hệ lụy và tổn thất do nợ xấu gây ra chính là ngăn ngừa nợ xấu từ gốc rễ, ngay từ những bước khởi tạo khoản vay.
Bà Nguyễn Thùy Dương, Phó tổng giám đốc EY Việt Nam
Nợ xấu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Nếu xem nợ xấu là một căn bệnh trầm kha thì có thể thấy, để chữa trị được căn bệnh này phải tốn rất nhiều công sức và tiền của. Cụ thể, một khi nợ xấu bùng phát, bên cạnh những tổn thất tài chính mà hệ thống ngân hàng phải gánh chịu như thu nhập lãi suy giảm, chi phí rủi ro tín dụng tăng cao, tình hình thanh khoản căng thẳng…, thì nền kinh tế cũng phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, trong đó phải tính đến chi phí xử lý nợ xấu.
Kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại các nước trong khu vực cho thấy, tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chi phí xử lý nợ xấu có thể sẽ càng lớn. Chẳng hạn, Chính phủ Indonesia đã tốn khoảng 50% GDP (tỷ lệ nợ xấu hơn 50%), Thái Lan 30% GDP (tỷ lệ nợ xấu là 47,7%), Malaysia 5% GDP (tỷ lệ nợ xấu là 11,4%) cho chi phí xử lý nợ xấu và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Do đó, với thực trạng nợ xấu như Việt Nam, ước tính chi phí để xử lý nợ xấu là tương đối lớn.
Vấn đề đặt ra là để tránh những thiệt hại từ nợ xấu gây ra, thay vì để nợ xấu bùng phát, các ngân hàng cần thiết phải ngăn ngừa nợ xấu phát sinh thông qua một cơ chế quản lý tín dụng hiệu quả và an toàn. Chi phí để duy trì cơ chế này sẽ thấp hơn rất nhiều so với các tổn thất gây ra từ nợ xấu; đồng thời lợi ích mà cơ chế này mang lại cho các ngân hàng là vô cùng to lớn.
Làm thế nào để phòng bệnh?
Căn nguyên của nợ xấu có thể đến từ rất nhiều yếu tố, bao gồm khách quan và chủ quan. Xét ở góc độ quản lý rủi ro, các yếu tố như khẩu vị rủi ro chưa được định hình rõ ràng, các chốt kiểm soát còn lỏng lẻo, ý thức quản trị rủi ro của con người chưa cao… đều có thể được xem là nguyên nhân của nợ xấu và cần được giải quyết tận gốc để ngăn ngừa triệt để.
Bên cạnh đó, xét về góc độ quản lý vòng đời khoản vay, quyết định cho vay không hợp lý hoặc quá trình quản lý sau vay chưa hiệu quả cũng sẽ dẫn đến phát sinh nợ xấu.
Ở góc độ này, để có thể xử lý tận gốc vấn đề, các ngân hàng cần có các công cụ hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định cho vay cũng như quá trình quản lý sau vay, nhằm đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro cấp tín dụng cho các khách hàng có khả năng trả nợ thấp, có nguy cơ trở thành nợ xấu sau này.
Video đang HOT
Quyết định cho vay Cho vay hay không?
Hầu hết ngân hàng đều phải trả lời câu hỏi trên khi đưa ra quyết định cấp mới hoặc cấp thêm tín dụng cho khách hàng. Đây là câu hỏi căn bản nhưng lại có thể gây ra nhiều hệ lụy nếu các ngân hàng không có đầy đủ thông tin và công cụ để hỗ trợ cho câu trả lời của mình. Một khách hàng có nhu cầu vay vốn có thể là một khách hàng “tốt” hoặc “xấu”; việc của ngân hàng là làm thế nào để phân tách được khách hàng theo các nhóm này, để có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn.
Nếu ngay từ giai đoạn này đã giảm thiểu được rủi ro cho vay các khách hàng không phù hợp hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn, thì sẽ hạn chế được các tổn thất có thể xảy ra trong các giai đoạn sau, không chỉ là các tổn thất tài chính có thể đo lường được, mà còn là các tổn thất phi tài chính như nỗ lực và công sức xử lý nợ xấu.
Việc đo lường chính xác rủi ro không trả được nợ của một khách hàng là rất khó, tuy nhiên, dựa trên mối tương quan giữa các yếu tố và những dữ liệu lịch sử về khách hàng và khoản vay có thể đưa ra được những dự đoán hoặc những khuynh hướng hành vi khách hàng có thể xảy ra trong tương lai.
Theo thông lệ tại các thị trường tiên tiến, các ngân hàng thường sử dụng các mô hình rủi ro tín dụng để hỗ trợ quyết định cho vay. Mỗi nhóm khách hàng sẽ áp dụng các mô hình khác nhau do đặc điểm và tính chất rủi ro khác nhau.
Thông thường, các thẻ điểm (scorecard) gồm Thẻ điểm phục vụ cấp tín dụng (Application card – A card) và Thẻ điểm hành vi (Behavior card – B card) theo từng nhóm sản phẩm sẽ được sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro cho từng khoản vay của khách hàng cá nhân.
Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp, mô hình xác suất không trả được nợ (PD model) sẽ được sử dụng để dự đoán khả năng không trả được nợ của khách hàng. Kết quả từ các mô hình này sẽ được các ngân hàng sử dụng như là một kênh thông tin đáng tin cậy để đưa ra quyết định cho vay của mình.
Tại Việt Nam, hầu hết ngân hàng đang trong giai đoạn nghiên cứu và tìm hiểu vai trò của việc ứng dụng mô hình rủi ro tín dụng vào hoạt động cấp tín dụng và quản lý tín dụng. Một số ngân hàng đã xây xong các mô hình như Techcombank, VietinBank, Vietcombank…
Tuy nhiên, việc vận hành và sử dụng các mô hình này như là một bước trong quá trình đưa ra quyết định cho vay thì vẫn còn nhiều hạn chế. Các ngân hàng thường sử dụng kết quả của các mô hình cho mục đích tham khảo thay vì xem các kết quả này là một kênh thông tin chính thống. Nguyên nhân là do “niềm tin” vào kết quả mô hình của các đối tượng sử dụng chưa cao, đặc biệt là từ phía các cán bộ quản lý khách hàng và cán bộ thẩm định tín dụng.
Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng tín dụng, việc xây dựng, vận hành và áp dụng các mô hình rủi ro tín dụng trong quá trình cấp tín dụng tại các ngân hàng cần được triển khai rốt ráo hơn và quyết liệt hơn. Để gây dựng niềm tin vào kết quả mô hình, cần thiết phải có sự tham gia tích cực từ các bộ phận liên quan đến quá trình cấp tín dụng.
Theo đó, các bộ phận này sẽ cung cấp các thông tin hoặc dữ liệu đầu vào để xây dựng mô hình cũng như tham gia đánh giá kết quả kiểm thử mô hình, nhằm đảm bảo chất lượng của kết quả đầu ra.
Cho vay bao nhiêu?
Bên cạnh các yếu tố như khẩu vị rủi ro, nguồn trả nợ của khách hàng, mức độ rủi ro của khách hàng (hạng tín dụng), thì tài sản bảo đảm cũng là một trong các yếu tố hỗ trợ các ngân hàng đưa ra quyết định về hạn mức cho vay.
Thông thường, tại các ngân hàng hiện đại, hệ thống xếp hạng tài sản bảo đảm được sử dụng kết hợp với hệ thống xếp hạng tín dụng (thẻ điểm/PD model) để xác định hệ số tín nhiệm khách hàng cũng như giá trị cấp tín dụng.
Việc xếp hạng tài sản bảo đảm dựa trên các yếu tố như giá trị tài sản bảo đảm so với giá trị khoản vay đề xuất, tính thanh khoản/tính khả mại của tài sản, tỷ lệ thu hồi tài sản hoặc quyền ưu tiên phát mại tài sản… Việc kết hợp kết quả của hai hệ thống này sẽ cung cấp thông tin cơ bản để làm cơ sở cho các ngân hàng đưa ra các quyết định cho vay, đặc biệt là giá trị cho vay.
Hiện tại, các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa có một hệ thống quản lý tài sản bảo đảm đúng nghĩa. Hầu hết các hệ thống chỉ mang tính chất lưu trữ dữ liệu về tài sản bảo đảm như giá trị tài sản, loại tài sản, thậm chí giá trị của tài sản bảo đảm trong nhiều trường hợp cũng chưa được cập nhật theo giá thị trường.
Thực tế cho thấy, khi đưa ra quyết định cho vay, đặc biệt là cho vay ở mức bao nhiêu, các ngân hàng đã chú trọng xem xét đến yếu tố tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, do chưa cân nhắc đến các tính chất của tài sản bảo đảm một cách toàn diện khi đưa ra quyết định cho vay, nên các ngân hàng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn như trong thời gian vừa qua.
Ví dụ, các ngân hàng cho vay cao hơn mức cho phép do chưa tính đến yếu tố khả mại hoặc yếu tố tỷ lệ thu hồi tài sản, do đó, khi khách hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, ngân hàng phải đối mặt với tổn thất lớn hơn.
Trong thời gian tới, một trong những ưu tiên của các ngân hàng là kiện toàn và nâng cấp hệ thống quản lý tài sản bảo đảm, gắn kết quả xếp hạng tài sản bảo đảm với kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng để có thể đưa ra những quyết định cho vay “đúng ngay từ ban đầu”, như thế mới tránh được những thiệt hại phát sinh sau này.
Quản lý sau vay Chiến lược thu hồi nợ đã hợp lý chưa?
Sau khi giải ngân, các ngân hàng sẽ phải tiến hành các công tác giám sát khoản vay, đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng mục đích, được trả đúng lịch thanh toán như đã cam kết. Việc thực hiện xếp hạng và đưa ra thứ tự ưu tiên các khách hàng để thực hiện thu hồi nợ là một trong những thông lệ tiên tiến và là một phần không thể tách rời trong quy trình kiểm soát nợ xấu.
Nếu không được thực hiện một cách hợp lý, không đạt được sự cân bằng giữa tần suất và phương thức trao đổi, liên lạc với khách hàng, thì có thể gây ra những phản ứng tiêu cực cho khách hàng và làm giảm hiệu quả của việc thu hồi nợ.
Để đảm bảo quá trình thu hồi nợ được tiến hành hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực, thông thường các ngân hàng sẽ xác định chiến lược thu hồi nợ cho từng khách hàng. Bằng việc sử dụng Thẻ điểm thu hồi nợ (Collection card – C card), các ngân hàng hiện đại sẽ nhận diện được khách hàng nào không cần thiết phải có nhiều tác động từ phía ngân hàng để thực hiện việc trả nợ, từ đó, giúp ngân hàng tập trung nguồn lực vào các khách hàng mà ngân hàng cần có sự tác động thường xuyên để thúc đẩy quá trình trả nợ đúng hạn.
Thẻ điểm thu hồi nợ này vẫn còn là một khái niệm tương đối mới tại thị trường Việt Nam, vì hầu hết các ngân hàng đang ở giai đoạn khởi đầu của việc xây dựng các mô hình xếp hạng tín dụng. Nhưng để kết quả của thẻ điểm này hữu ích trong quá trình quản lý khách hàng và khoản vay, các ngân hàng cần thiết phải bắt đầu nghiên cứu các tiêu chí và dữ liệu cần có để xây dựng thẻ điểm, từ đó mới có thể có những chuẩn bị cần thiết ngay từ giai đoạn này.
Một số ngân hàng như VietinBank, Techcombank… đã xây dựng và áp dụng hệ thống cảnh báo sớm vào quá trình giám sát danh mục tín dụng
Giám sát danh mục tín dụng đã hiệu quả chưa?
Trong quá trình vay, khách hàng có thể sẽ gặp khó khăn về tài chính, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán theo đúng lịch như đã thống nhất. Theo đó, ngân hàng sẽ phải đánh giá được mức độ rủi ro của khách hàng, đồng thời thực hiện các chiến lược cần thiết để giảm thiểu rủi ro như cấu trúc lại khoản vay, bổ sung tài sản bảo đảm, tăng cường hoạt động thu hồi nợ… Tuy nhiên, để có thể nhận diện được các khoản vay có vấn đề, các ngân hàng cần phải xây dựng được một hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả với tính chính xác cao.
Hiện nay, mới chỉ có một số ngân hàng xây dựng và áp dụng hệ thống cảnh báo sớm vào quá trình giám sát danh mục tín dụng, như VietinBank, Techcombank… Các ngân hàng khác vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống.
Trong thời gian tới, để quá trình quản lý sau vay được thực hiện hiệu quả hơn, các ngân hàng cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống này, từ đó mới có thể hỗ trợ ngân hàng đưa ra các hành động kịp thời để xử lý các khách hàng có vấn đề, giúp giảm thiểu nợ xấu phát sinh.
Như vậy, có thể nói, một trong những biện pháp hiệu quả để hỗ trợ các ngân hàng ngăn ngừa tận gốc nợ xấu chính là các công cụ đo lường và quản lý rủi ro nêu trên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc các công cụ này có được sử dụng hay không, hoặc được sử dụng một cách hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như con người, tầm nhìn lãnh đạo, văn hóa quản trị rủi ro…
Do đó, các ngân hàng chỉ có thể có được một khung quản lý tín dụng hiệu quả khi kết hợp các yếu tố này với nhau, tạo nên một cấu trúc đa chiều, cân bằng và bền vững.
Nguyễn Thùy Dương
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Ba Lan quyết định tăng sức mạnh cho F-16 bằng tên lửa tàng hình
Không quân Ba Lan vừa đưa ra quyết định nâng cấp khả năng chiến đấu cho các máy bay F-16 Fighting Falcon bằng tên lửa hành trình AGM-158.
Không quân Ba Lan vừa đưa ra quyết định nâng cấp khả năng chiến đấu cho các máy bay F-16 Fighting Falcon bằng tên lửa hành trình AGM-158 JASSM có tính năng tàng hình phóng ngoài tầm với của lực lượng phòng không đối phương.
Không quân Ba Lan đã đặt mua 40 đạn tên lửa AGM-158 JASSM đầu tiên với hãng chế tạo Mỹ Lockheed Martin và trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới sau Australia và Phần Lan.
Tổng giá trị hợp đồng mua tên lửa AGM-158 JASSM của Ba Lan vào khoảng 500 triệu USD.
Ngoài 40 đơn vị đạn tên lửa AGM-158 JASSM được bàn giao, Không quân Ba Lan còn được cung cấp các đạn tên lửa AGM-158 phiên bản huấn luyện phục vụ đào tạo phi công và huấn luyện chiến đấu.
Hợp đồng trên cũng bao gồm cả việc nâng cấp toàn bộ 48 máy bay F-16C/D của Ba Lan để phù hợp với vũ khí mới và dịch vụ hậu cần.
Trong tương lai, Không quân Ba Lan dự định sẽ mua tới 200 đạn tên lửa AGM-158 JASSM và sớm được phía Mỹ cung cấp phiên bản tên lửa nâng cấp JASSM-ER.
AGM-158 JASSM trang bị đầu đạn phân mảnh nặng 450kg và động cơ tên lửa hành trình đa chế độ, AGM-158 JASSM được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu kiên cố nằm sâu trong lãnh thổ của đối phương bất cứ lúc nào trong mọi điều kiện thời tiết.
Tầm bắn của AGM-158 JASSM là 370km, là loại vũ khí tấn công cho phép máy bay mang loại vũ khí này có thể khai hỏa trước khi bay vào vùng được bảo vệ bởi hỏa lực phòng không của đối phương.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nào có tính sáng tạo nhất? Một thuật toán máy tính giúp đánh giá các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng dựa trên sự sáng tạo và ít bị chi phối bởi các tác phẩm khác. Qua đánh giá bằng mắt, sự độc đáo trong các bức tranh của nghệ sĩ Salvador Dalí có thể được giải thích bởi tính cách lập dị của ông, còn những màu sắc...