Thiệt là vớ vẩn…
Những điều này em nói thật một trăm phần trăm chứ không có nổ đâu! Em nói cái này, có lẽ nhiều anh chị sẽ ném đá, sẽ chê bai, sẽ nói này nói nọ, nhưng mà tình thật nó vậy thì em nói vậy, không có gian dối đến nửa lời…
Thú thật, mấy bữa nay, thấy các anh chị bàn ra, tán vô về cái thẻ ATM mà em thấy… phát mệt! Mấy anh mắc mớ gì phải… nộp mạng? Mấy chị mắc mớ gì phải rước… cái của nợ ấy về giữ cho cực thân? Làm như vậy, hóa ra cả hai đều gieo khổ cho nhau. Và cái thẻ mỏng manh chính là con dao cắt đứt tình chồng vợ.
Về phía các anh, nộp thẻ cho vợ là một hành động đáng lên án, đáng ngờ vực. Không lẽ mấy anh hay làm chuyện mờ ám, giờ đây sợ vợ nghi ngờ nên mới tỏ vẻ ta đây… trung thực? Nói thật nghen, đó là một cách hành động thiếu trách nhiệm nhất của cái trụ cột trong gia đình vì thông thường mấy anh vứt cái thẻ cho vợ thì mọi việc trong ngoài coi như xong, vợ tự đi mà xoay sở lấy. Trong khi đó, các anh đi làm thêm chỗ này, chỗ kia, nhận tiền tươi thóc thật thì ém luôn, vợ con không biết.
Về phía các chị, không ít người cầm được cái thẻ của chồng rồi thì tí tớn, vung tay ào ào; mới nửa tháng tiền trong thẻ đã hết sạch. Thế là bắt đầu điệp khúc càm ràm, mặt nặng mày nhẹ, vợ chồng cắn đắng…
Em á hả? Em chẳng quan tâm chồng em làm lương bao nhiêu, phụ cấp những gì. Ngay từ đầu, em đã thống nhất một vấn đề mang tính nguyên tắc: Cái quan trọng là tinh thần trách nhiệm và niềm tin đối với nhau. Thử hỏi, vợ chồng ăn đời ở kiếp mà suốt ngày cứ e dè, ngờ vực, phòng thủ thì còn ra cái thể thống gì?
Thử hỏi, vợ chồng ăn đời ở kiếp mà suốt ngày cứ e dè, ngờ vực, phòng thủ thì còn ra cái thể thống gì? (Ảnh minh họa)
Chính vì em không hỏi mà chồng em phải… khai thật. Thẻ anh, anh giữ nhưng đóng tiền học cho con là phần của anh, hằng tháng không được trễ nải. Số tiền còn lại anh lai rai hoặc cà phê với bạn bè, miễn sao khỏi xin em là được!
Video đang HOT
Bạn bè ai cũng nói em dại, không cầm cái thẻ là coi như tạo điều kiện cho chồng hư hỏng. Mà em đã nói rồi, cái quan trọng là niềm tin và tinh thần trách nhiệm với nhau. Để chứng tỏ điều đó, tháng nào em cũng ghi chép cẩn thận các khoản thu chi. Nhưng em không đưa cho ảnh đọc đâu nhé mà em để trên desktop máy tính với biểu tượng thật đẹp và nổi bật. Mỗi lần mở máy tính là ảnh phải coi. Coi rồi ảnh giật mình: Sao chi tiêu nhiều như vậy mà mình đóng góp ít như vậy? Thế là ảnh tự giác… nộp thêm mà em chẳng tốn một lời. Những điều này em nói thật một trăm phần trăm chứ không có nổ đâu!
Giờ đây, thẻ anh, anh cứ giữ. Mỗi lần nhận lương hay thưởng là anh hí hửng về khoe ngay với vợ. Nói thật là tiền của chồng, em tính toán chi tiêu rất kỹ chứ không phải thoải mái như tiền của mình. Chính vì vậy mà ảnh tin em trăm phần trăm luôn!
Đối với em, cái thẻ ATM chẳng qua chỉ là một… cái bìa cứng mà em vì cẩn thận nên mang đi bọc nhựa. Thế thì tại sao mọi người lại khổ vì nó? Lại hao tâm, tổn trí vì nó? Lại gây gổ với nhau vì nó? Lại ăn không ngon ngủ không yên vì nó?
Thiệt là vớ vẩn…
Theo VNE
Học trò yêu "bạo dạn" ở lớp, thầy cô... đỏ mặt
Không chỉ làm mọi người "đỏ con mắt" ở nơi công cộng như công viên, đường xá, hiện nay không hiếm cảnh học trò phổ thông thể hiện tình cảm một cách lộ liễu ngay ở lớp học, sân trường mà đến thầy cô cũng phải... ngượng.
Biến lớp học thành... công viên
"Reng! Reng! Reng!", tiếng chuông vừa báo hết tiết học, hầu hết học trò trường M (Q.3, TPHCM) đều nhanh chân tham gia giờ chơi như trò chuyện với bạn bè, ra hành lang, xuống sân trường chạy nhảy, chơi thể thao. Nhưng không hiếm những cô cậu tận dụng thời gian này để thể hiện tình cảm yêu đương.
Có đôi học cùng lớp, họ sáp vào nhau ngay. Hay cả khi học khác lớp, một trong hai người không ngại "ghé thăm" lớp đối phương. Không chỉ là chụm đầu nói chuyện hay cái cầm tay e dè mà có có thể thấy nhiều đôi hồn nhiên "mi" nhau, ngả vai ôm eo ngay trước mặt bạn bè. Bạo dạn hơn, có những bạn nữ nhảy phóc lên đùi bạn trai để rồi anh chàng ngồi sau vòng tay ôm bụng, lâu lâu lại chọc nhau cười phá lên.
Nhiều cặp đôi học trò không ngại thể hiện tình cảm ở ngay trường học.
"Chuyện các bạn nam nữ trong trường âu yếm nhau ở lớp học không quá xa lạ với tụi em. Chuyện cầm tay, dựa vai thì phổ biến còn ôm hôn hay nhiều hành động "gai mắt" hơn nhiều đôi cũng dám. Tụi em quen với việc này nhưng đôi khi cũng thấy khó chịu", Thương - một nữ sinh của trường bày tỏ.
Không chỉ ở bậc THPT mà ngay ở trường cấp hai, ở tuổi mà nhiều phụ huynh vẫn nghĩ con biết gì yêu đương thì các em HS cũng không quá khó để thấy bạn bè mình tình tứ ngay trong lớp học.
Em Ng.T.A, HS lớp 7 tại một trường THCS ở Q.4 cho biết rất nhiều bạn trong lớp đã có người yêu, có thể yêu người cùng lớp, yêu người khác lớp. Các bạn thường gặp nhau sau khi hết giờ học nhưng có nhiều bạn cầm tay, âu yếm ngay trong lớp, ở ghế đá hay nhà xe vào mọi lúc mọi nơi. "Em thấy chuyện này không có gì lạ, mấy đứa bạn em có người yêu đều vậy", nữ sinh 13 tuổi nói.
Thời gian qua, xuất hiện không ít clip HS tình tứ trong lớp học mà người xem phải choáng váng vì độ bạo dạn của các em ngay trong môi trường học đường. Có những cảnh bạn trai ôm hôn, sờ soạng khắp người bạn nữ và cũng chẳng hề ngượng mà còn tỏ ra thách thức, tự hào khi thấy bạn bè quay lại cảnh "yêu" của mình.
Thầy cô bối rối
Hầu hết học trò chỉ diễn cảnh "yêu" trong lớp trong trường những lúc khuất bóng thầy cô. Tuy nhiên, nhiều GV cho biết họ không lạ với những hình ảnh yêu thương rất bạo dạn của học trò ngày nay. Có điều hầu hết ở các trường không có nội quy hay hoạt động mang tính giáo dục, tuyên truyền cụ thể về vấn đề này nên thầy cô cũng phải lúng túng khi bất đắc dĩ gặp phải cảnh học trò tình tứ.
Tình cảm học trò cần có cách thể hiện phù hợp với môi trường học đường.
"Khi đó tôi cuống đến mức chẳng biết nên làm gì nên đành đi thẳng đến bàn GV lấy tài liệu rồi bước ra thật nhanh như thể không nhìn thấy gì. Nhiều HS có mặt ở đó nên mình góp ý hay quát mắng đều bất tiện", cô Hoa tâm sự.
Theo cô Hoa, thực tế GVchỉ có thể nhắc nhở các em trong các giờ sinh hoạt chứ rất khó lên tiếng cấm đoán vì không có nội quy nào về vấn đề này ở trường học. "Các em bây giờ yêu rất sớm, bạo dạn nên thầy cô không theo kịp và cũng bị lúng túng khi gặp các em thể hiện quá lộ liễu", cô Hoa nói.
Cô Nguyễn Thị Thúy, GV môn Giáo dục công dân kiêm tư vấn học đường Trường THCS - THPT Lạc Hồng (Q.12, TPHCM) khẳng định nhiều học trò hiện giờ yêu rất "bạo", các em không ngại ngần thể hiện tình cảm ngay ở lớp học. Theo cô Thúy, nguyên nhân là do bây giờ các em bị ảnh hưởng theo phim ảnh, từ mạng internet và học theo những hình ảnh bên ngoài các em nhìn thấy ở công viên, đường xá của các anh chị lớn hơn.
Anh Trần Tuấn, chuyên viên tư vấn học đường Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè, TPHCM) phân tích, trong độ tuổi này các em rất thích khẳng định mình đã trưởng thành qua hành động. Việc thể hiện tình yêu công khai trong lớp, trong trường, trước mặt bạn bè còn do các em muốn "đánh tiếng" cho các bạn khác biết "người đó" thuộc về mình. Các em bày tỏ sự tự hào, sở hữu của mình mà chưa cảm nhận được chiều sâu giá trị của tình cảm.
Tuy trường học không có quy định cấm "chuyện yêu đương" của học trò nhưng theo anh Tuấn, khi các em có quá đà trong hành vi thì cần có sự can thiệp thích hợp của nhà trường. Có thể là GV chủ nhiệm hoặc chuyên viên tư vấn cần phân tích cho các em hiểu về tình yêu ở lứa tuổi này và cách biểu hiện tình cảm đó thế nào là đẹp, là thích hợp.
"Ngoài việc tuyên truyền, giáo dục nhà trường cần áp dụng hình thức kỷ luật nếu các em lặp lại hành vi đó và nên thông báo trước cho HS biết. Bởi đây là một hiện tượng không chỉ làm ảnh hưởng môi trường học đường mà còn rất dễ lây lan đến HS khác vì tuổi này các em hay bắt chước theo bạn bè", anh Tuấn chia sẻ.
Hoài Nam
Theo dân trí
Tân SV dân tộc thiểu số hồ hởi ngày nhập học Sáng nay 7/9, Trường ĐH Tây Nguyên nhận hồ sơ nhập học của tân SV trúng tuyển vào trường. Trong số đó, nhiều SV là người đồng bào dân tộc thiểu số Ê-đê, M'nông, Jarai... tỏ ra khá hồ hởi trong ngày chính thức trở thành SV. Tân SV Rơ Châm Hong (quê huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) - khuôn mặt rạng...