Thiết kế và kê đặt tủ giày dép theo phong thủy
Tủ giày dép nên thiết kế đẹp, đặt quanh khu vực cửa ra vào để thuận tiện sinh hoạt, nhưng khi thiết kế và kê đặt cần tuân thủ các nguyên tắc phong thủy.
Giá, tủ giày dép vốn không được nhắc đến trong các tài liệu phong thủy Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phong thủy Hàn Quốc, Nhật Bản khẳng định loại đồ dùng này có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự hình thành tác phong sinh hoạt của con người. Họ đưa ra khá nhiều quy định từ cách cầm dép, chọn vị trí, hướng gió, hướng đặt mũi giày dép, nguyên tắc thiết kế, phối màu, xác định vị trí kê giá, tủ giày dép.
Theo đó, thiết kế và kê đặt giá giày dép cân tuân thủ 5 nguyên tắc.
1. Không được cao quá 1/2 chiều cao thông thủy, đồng thời không rộng quá chiều rộng thông thủy của cửa ra vào ở nơi kê đặt giá.
Đối với các cơ quan, công sở hoặc căn hộ thiết kế cửa chính rộng (cửa 4 cánh), giá, tủ giày dép không được cao quá 3/4 chiều cao trung bình của người châu Á (không cao quá 1,5 m), chiều rộng không lớn gấp 1,5 lần chiều cao. Phải đảm bảo sự hài hòa giữa độ lớn của giá, tủ giày dép so với kích thước cửa nơi kê đặt.
Để giày dép gọn gàng hình thành tác phong sinh hoạt của con người. Ảnh: Văn Thành
2. Giá, tủ giày dép tốt nhất thiết kế bằng gỗ, nhựa tổng hợp hoặc giá sắt không gỉ, lõi sắt bọc nhựa… có cửa để đóng mở khi cần thiết. Nên thiết kế hình thức bên ngoài như một tủ đựng đồ hoặc tủ trang trí, thường xuyên đóng kín cửa tủ dù phía trong có đặt giày dép hay không; màu sắc nên lấy tông màu tối làm chính, tránh lòe loẹt.
3. Cửa giá, tủ giày dép không được kê đối xứng với cửa ra vào, không thuận hướng gió vào nhà. Khí (phong) thuộc dương cũng đồng thời là vượng khí của gia trạch đi vào từ cửa chính (khí khẩu), không thể bị ô nhiễm bởi khí của giày dép.
Người Nhật Bản yêu cầu trước khi bỏ giày dép bạn phải đặt hai bàn chân song song ngay trước và cách tủ giày dép 30 cm, lần lượt rút chân ra khỏi giày dép và đặt chân lùi về phía sau 15 cm. Dùng tay phải cầm chụm giày dép thành đôi, hai mũi dày song song và tương ứng với nhau rồi đặt lên giá.
Nhiều người giải thích rằng đây là biện pháp “dụng bạch hổ” tán hóa sát khí của giày dép trước khi đặt lên giá; nếu dùng tay trái sẽ khiến thanh long bị sát khí thương tổn. Tuy nhiên, trên thực tế phương pháp của người Nhật nhằm điều chỉnh, xây dựng tác phong ngăn nắp trong sinh hoạt hàng ngày.
4. Tủ giày dép không được kê đặt trùng với trục thần đạo (chính hướng nhà) của gia trạch; đồng thời cũng không được kê đặt ở khu vực quan sát. Người ngồi trong nhà (phòng khách) không được nhìn thấy toàn bộ tủ giày dép.
Tủ giày dép có thể kê đặt ở vị trí cách xa cửa ra vào một vài mét. Nếu không thể lựa chọn được vị trí lý tưởng, có thể kê đặt phía sau cánh cửa chính, sao cho khi mở cửa có thể che khuất giá giày dép. Trong trường hợp này không nên thiết kế giá, nên đóng tủ giày dép có cửa đóng kín là tốt nhất.
Video đang HOT
5. Tủ giày dép có thể chia làm nhiều tầng, mỗi tầng tốt nhất thiết kế 3 hàng giá đặt có ô thoáng. Các hàng giá đặt nên thiết kế nghiêng khoảng 5 độ từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.
Khi đặt lên giá, mũi giày dép hướng lên phía trên, đế hướng xuống dưới, đặt từng đôi thành hàng lối ngay ngắn. Phong thủy cho rằng cách đặt giày dép như vậy sẽ có giá trị hỗ trợ quan vận, tài vận “bước bước thăng cao”; ở chiều ngược lại, đặt mũi giày dép quay xuống sẽ gặp bất lợi.
Người Nhật hết sức chú trọng đến việc đặt giày dép, nó gần như là nguyên tắc bắt buộc (nhất là với trẻ em) trong mỗi gia đình và trường học, qua đó góp phần quan trọng hình thành một “phong cách Nhật Bản” trong sinh hoạt hàng ngày.
5 điều không thể bỏ qua trong phong thủy nhà bếp để rước tài lộc vào nhà
Khi thiết kế cho phong thủy ngôi nhà, gian bếp là một trong những không gian được coi trọng hàng đầu bởi nó mang lại nguồn năng lượng cho gia đình.
Nếu bố trí phong thủy nhà bếp đúng cách sẽ góp phần giúp cho gia chủ "tiền vào như nước".
Theo quan điểm phong thuỷ, bếp là nơi quan trọng bậc nhất trong căn nhà của bạn, quyết định sự yên vui, thịnh vượng và tài lộc, vì thế nó rất được chủ nhà để tâm đến, thậm chí việc đặt bếp nấu ở đâu cũng được tính toán rất kỹ. Dưới đây sẽ là 5 điều quan trọng không thể bỏ qua mọi người cần phải lưu ý về phong thủy nhà bếp để rước tài lộc vào nhà.
Hướng bếp
Theo quan niệm phong thủy, hướng nhà bếp lý tưởng nhất là phía Đông, Đông Nam. Vì đây là hai hành thuộc Mộc trong khi nhà bếp thuộc hành Hỏa và Thủy. Đặc biệt, theo quan niệm ngũ hành tương sinh tương khắc thì Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, vì vậy ba hành này có thể bổ sung hỗ trợ cho nhau. Hành mộc ở giữa sẽ cân bằng cho hành Hỏa và Thủy vốn khắc nhau.
Theo quan niệm phong thủy, hướng nhà bếp lý tưởng nhất là phía Đông, Đông Nam. (Ảnh minh họa)
Điều quan trọng không nên đặt hướng nhà bếp ở phía Nam là hành Hỏa, sẽ tương ứng với lửa ở trong bếp. Lửa thêm vào lửa sẽ gây ra hỏa hoạn, ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình.
Ngoài ra, không nên dùng không gian giữa nhà làm nhà bếp. Đây được coi là điều vô cùng kiêng kỵ, vì giữa nhà là nơi trung tâm, cần được tĩnh lặng và yên ổn, không được ám mùi đồ ăn uống.
Vị trí bếp
Bếp lửa tượng trưng cho hơi ấm, hạnh phúc, sức khỏe của cả một gia đình. Không nên đặt bếp nấu ở nơi không có chỗ dựa, không để bếp nấu ở giữa nhà bếp, giữa phòng khách, hay trước cửa sổ luôn mở.
Ngoài ra, bếp không nên đặt đối diện với cửa nhà vệ sinh vì rất dễ bị lây nhiễm bệnh từ vi trùng hoặc bám mùi xú uế. Bếp cũng cần tránh đặt ở gần hoặc đối diện phòng ngủ vì đó là nơi nấu nướng, sinh nhiều nhiệt và còn có nhiều dầu mỡ độc hại.
Nhiều quan niệm cho rằng không đặt bếp đun dưới xà ngang nhà sẽ đè lên người ông (bà) Táo dẫn đến ngăn chặn đè nén sự phát triển và những tài vận may mắn đến với cả gia đình. Chính vì vậy, mọi người tuyệt đối tránh đặt bếp dưới xà ngang nếu không muốn "tiền ra như nước sông Đà".
Cần tránh đặt bếp nhìn thẳng ra cửa chính hoặc phía trên bếp có cửa sổ. (Ảnh minh họa)
Trong phong thủy bếp có quan niệm rằng "tàng phong tụ khí", tức nhà bếp nên đặt tại nơi tránh gió để được tụ khí, tốt cho việc nấu nướng. Mọi người cần tránh đặt bếp nhìn thẳng ra cửa chính hoặc phía trên bếp có cửa sổ. Gió nhiều vừa khó giữa lửa, vừa không tốt về phong thủy vì sẽ thổi bay tiền bạc, tài lộc của chủ nhà.
Ngoài ra, bếp lửa là đặc trưng của hành Hỏa, do đó bạn không nên để quá gần với các yếu tố Thủy như vòi nước, chậu rửa, ống nước ngầm,...
Màu sắc và ánh sáng của bếp
Màu sắc không chỉ tạo nên vẻ thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến cảm xúc của các thành viên trong gia đình. Nhà bếp theo phong thủy là hành Hỏa nên màu sơn thuộc yếu tố Mộc như màu xanh lá, xanh rêu,... sẽ phù hợp nhất. Gam màu này không chỉ thể hiện sự mềm mại, nhẹ nhàng còn mang lại không gian đầy sức sống. Ngoài màu xanh, màu trắng cũng là lựa chọn tốt vừa mang lại sự sạch sẽ gọn gàng, vừa dễ dàng trong việc chọn thiết bị nội thất phù hợp với gam màu này. Mọi người có thể kết hợp xanh - trắng với nhau sẽ mang đến là bạn một không gian nhà bếp hoàn hảo.
Ngoài hai màu trên mọi người có thể chọn màu nâu là gam màu trung tính thể hiện cho sự bền vững, ổn định, mang đến cho không gian nhà bếp sự sung túc và ấm áp.
Nhà bếp theo phong thủy là hành Hỏa nên màu sơn thuộc yếu tố Mộc như màu xanh lá, xanh rêu,... (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên mọi người nên hạn chế kết hợp màu đỏ và màu xanh nước biển với nhau. Vì màu xanh biển là Thủy thể hiện sự nhẹ nhàng, màu đỏ là Hỏa thể hiện sự nóng giận. Nếu sử dụng hai màu này quá nhiều sẽ dẫn đến không gian không hài hòa và dễ bực bội cho gia chủ.
Vì bếp là mạng hoả nên luôn cần tránh nước. Đồng thời, bếp càng không nên đặt trên giếng nước, hầm rút, bể phốt hoặc nằm dưới bồn nước để tránh mất hoà khí trong gia đình. Mọi người cần đầu tư thêm máy hút khói đặt ngay trên khu vực nấu và bồn rửa chén cách xa bếp gas, bếp điện ít nhất 60 cm, không được cao hơn bếp.
Nội thất cho nhà bếp
Không nên đặt vòi nước quá gần bếp đun sẽ gây xung khắc. Quan niệm dân gian cho rằng nếu để nước gần bếp đun sẽ nhấn chìm "ông bà Táo". Cũng không nên đặt vòi nước đối diện bếp đun khiến Thủy - Hỏa đối nhau gây xung khắc khiến gia đình luôn bất hòa.
Máy giặt không nên đặt trong nhà bếp gây sự ẩm ướt, dễ trượt té cho người làm bếp. Các vị trí dao, thớt cần cất gọn an toàn tránh để chỗ dễ rơi rớt, gây nguy hiểm cho người trong nhà, đặc biệt là tránh xa tầm tay trẻ em.
Tủ lạnh cũng không nên đặt đối diện bếp nấu. (Ảnh minh họa)
Tủ lạnh thường hay được đặt trong bếp vì sự tiện lợi, lấy và cất đồ ăn, sắp xếp gia vị... Tuy nhiên không nên để tủ lạnh ở hướng Nam, hướng Bắc, là những hướng kỵ với bếp lửa. Tủ lạnh cũng không nên đặt đối diện bếp nấu, vì tủ lạnh đại diện cho sự cất giữ, duy trì sự sống mà để đối diện với lửa thuộc hành Hỏa mọi thứ như tiền tài, sức khỏe rất dễ bị lửa thiêu cháy.
Có thể nói, tủ lạnh và bồn nước là hai đồ nội thất không thể thiếu trong nhà bếp. Tủ lạnh tượng trưng cho Kim trong khi đó bồn nước là Thủy. Tuy nhiên bếp lửa là đại diện cho Hỏa nên vừa khắc Kim, vừa không hợp Thủy. Vậy nên bạn cần tránh để các thiết bị này gần nhau. Tốt nhất bạn nên áp dụng nguyên lý: bếp - tủ lạnh - bồn rửa chén tạo nên thành một hình tam giác.
Tủ bếp, kệ bếp, đồ dùng nhà bếp,...nên ưu tiên chất liệu gỗ sẽ là tốt nhất cho phong thủy căn bếp. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, tủ bếp, kệ bếp, đồ dùng nhà bếp,...nên ưu tiên chất liệu gỗ sẽ là tốt nhất cho phong thủy căn bếp bởi Mộc sinh Hỏa giúp bếp luôn ấm cúng và sung túc. Nếu muốn giúp sức khỏe cho các thành viên trong gia đình mọi người nên trang trí một số chậu hoa màu đỏ gần tủ lạnh. Nếu mọi người muốn không khí trong lành nên để cây xanh ở phía Nam của bếp. Nếu mọi người muốn có tài lộc chọn những cây có lá rộng để ở hướng Đông bếp.
Sắp xếp không gian bếp
Một không gian thoáng đãng giúp căn bếp hấp thụ được nhiều ánh sáng, tạo sự ấm áp, cuốn đi những điều không tốt lành. Nếu căn bếp không có nhiều không gian mở, cần lắp máy hút khói dầu mỡ, nếu có cửa sổ hoặc quạt thông gió thì càng tốt.
Lưu ý, không gian bếp dù nhỏ hay rộng cũng nên bố trí chỗ đứng nấu thoải mái, có thêm bàn ăn, tủ bếp hoặc quầy bar. Nếu nhà bạn có diện tích quá nhỏ hoặc là không gian chung cư, bạn có thể bố trí hoặc ngăn cách bếp với các phòng khác bằng bình phong hoặc vách ngăn gỗ, meca, nhựa hoặc tủ đa năng...
Một không gian thoáng đãng giúp căn bếp hấp thụ được nhiều ánh sáng, tạo sự ấm áp, cuốn đi những điều không tốt lành. (Ảnh minh họa)
Phòng bếp phải được duy trì sự ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát và không bị hấp hơi nước. Cần lau dọn nhà bếp thường xuyên để tránh đọng lại thức ăn và dầu mỡ, tạo sự ảm đạm cho nhà bếp. Về mặt khoa học, những thức ăn và dầu mỡ còn sót lại sẽ tạo thành vi khuẩn, vi trùng, nấm mốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là đường hô hấp của mọi thành viên trong gia đình.
Tuy nhiên, mọi người nên tham khảo ý kiến của chuyên gia phong thủy để thiết kế nhà bếp đúng với tuổi của mình nhất.
Giải pháp phong thủy cho phòng không có cửa sổ Nhà không có cửa sổ, phòng không có cửa sổ phạm vào kiêng kỵ phong thủy. Do bất đắc dĩ mà bạn mua các căn hộ chung cư có diệc tích nhỏ không có cửa sổ ở một số phòng, thiết kế nhà chật hẹp không có cửa sổ tại một số phòng ngủ, bếp, khách, phòng thờ,.. mà không thể bổ sung...