Thiết kế nội thất cổ điển hãy lưu ý những điểm sau
Những căn nhà phố, biệt thự với lối thiết kế nội thất theo phong cách cổ điển đã không còn quá xa lạ đối với các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, để có được ngôi nhà “chuẩn châu Âu” là điều không dễ dàng.
Màu sắc chủ đạo
Có thể thấy, gam màu được sử dụng phổ biến cho phong cách thiết kế nội thất cổ điển đó chính là màu trắng, màu kem, màu be, màu cát, oliu, màu vàng kem kết hợp cùng với màu đen, xám, xanh rêu, đỏ bọc đô. Những màu này sẽ giúp cho không gian trở nên sang trọng và sáng hơn, thể hiện sự quyền quý, cao sang cho gia chủ.
Những gam màu như be, trắng, vàng làm tăng thêm sự trang trọng và xa hoa cho phong cách nội thất cổ điển. Đồ họa: Phương Duy
Bên cạnh đó, việc kết hợp những màu sắc tương phản như đen trắng, trắng và nâu cũng là một cách tạo điểm nhấn cho không gian. Sử dụng những đồ nội thất bằng chất liệu gỗ màu đỏ đô, xanh rêu hoặc vàng ánh kim để khiến không gian hài hòa hơn.
Khi thiết kế nội thất cổ điển, việc sử dụng đồ nội thất có chất liệu gỗ tự nhiên sẽ làm tăng vẻ mộc mạc, truyền thống và mang đậm nét hoài cổ. Bên cạnh đó, một đặc điểm thường thấy ở kiểu thiết kế cổ điển là các đường gờ, đường viền của tường hay đồ nội thất đều được dát một lớp vàng mỏng lên trên bề mặt nhằm làm điểm nhấn thể hiện sự xa hoa, tráng lệ.
Để tăng sự ấm cúng, các đồ nội thất như ghế sofa, giường ngủ thường được bọc da sáng bóng với những đường nét chạm khắc tinh xảo, tỉ mỉ của tay vịn, đầu giường.
Theo phong cách thiết kế nội thất cổ điển, ánh sáng trong không gian sống của căn nhà phải phù hợp, vừa đủ.
Video đang HOT
Kết hợp bố trí đèn và ánh sáng tự nhiên sẽ giúp cho căn nhà trở nên thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng hơn. Đồ họa: Phương Duy
Với những căn phòng mang gam màu ấm áp như vàng, cam… thì ánh vàng nhẹ là sự lựa chọn thích hợp.
Với căn phòng ngập tràn sắc trắng thì ánh sáng trắng là tối ưu. Ánh sáng trong nhà nên tương đồng với màu sắc chủ đạo để tạo hiệu ứng thị giác tốt nhất.
Cách bài trí không gian
Hầu hết những nhà thiết kế theo phong cách cổ điển thường sẽ sử dụng tâm đối xứng để tạo ra những không gian cân bằng, hài hòa với nhau. Đó chính là tỉ lệ vàng hay là tỉ lệ đối xứng trong thiết kế nội thất phong cách cổ điển.
Đối với cách bài trí không gian cho phong cách này, tất cả đều tỉ lệ với nhau và lấy một điểm làm tâm đối xứng. Với cách bài trí như thế bạn sẽ dễ dàng có được một không gian hài hòa, kết hợp với những màu sắc được sử dụng sẽ mang đến một bố cục hoàn hảo cho không gian ngôi nhà
Họa tiết trang trí
Họa tiết, hoa văn trang trí là điểm nổi bật giúp không gian ngôi nhà vốn đối xứng trở nên mềm mại, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Những chi tiết, họa tiết được chạm khắc cầu kì tăng sự bắt mắt cho không gian. Đồ họa: Phương Duy
Những họa tiết trang trí cầu kì, bắt mắt trên vòm nhà, cột, tường hay đồ nội thất thường được bắt gặp ở những ngôi nhà phong cách thiết kế nội thất cổ điển.
Đối với đồ nội thất, những họa tiết trên chiếc ghế đặt trong phòng khách, rèm cửa chính là nơi được chăm chút tỉ mỉ, cẩn thận nhất cho một ngôi nhà mang phong cách cổ điển.
Những điều bạn cần biết khi xây dựng tầng hầm nhà phố
Khi xây dựng tầng hầm nhà phố, chủ đầu tư cần phải đặc biệt chú ý đến những tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm nhằm đảm bảo chất lượng cũng như sự an toàn.
Số tầng hầm
Theo quy định của Bộ Xây dựng về số tầng hầm, chiều sâu tầng hầm để xe không được vượt quá 5 tầng. Tuy nhiên, tùy vào thiết kế và mục đích sử dụng của gia đình mà bạn có thể thiết kế số tầng hầm thích hợp.
Thông thường, đối với những dự án nhà phố, nhà ở dân dụng, số tầng hầm xây dựng sẽ là 1. Nhưng đối với những công trình lớn được sử dụng với mục đích thương mại thì số tầng hầm có thể lên đến 4 hoặc 5.
Chủ đầu tư cần đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm để có một không gian hiệu quả và an toàn. Đồ họa: Kim Nhung
Chiều cao tầng hầm
Đối với nhà phố hoặc biệt thự, chiều cao tầng hầm cần đảm bảo tối thiểu là 2,2m. Chiều cao của đường dốc hầm cũng tương ứng tối thiểu là 2,2m. Chiều cao này sẽ giúp xe lưu thông lên xuống hầm dễ dàng.
Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và chiều cao của các loại xe trong nhà mà bạn nên lựa chọn độ cao của dốc sao cho phù hợp.
Chiều sâu hầm
Chiều sâu tầng hầm theo quy định phải sâu từ 1,5m trở lên, còn với bán hầm khoảng 1,5m trở lại. Chiều sâu đào cho đến đáy móng là khoảng 3m, nên tính ra phải đào đất rất nhiều mới có thể xây hầm.
Ngoài đảm bảo về độ sâu, bạn cũng cần đảm bảo độ thông khí và ánh sáng trong hầm để không gian thoải mái và thoáng đãng nhất có thể, tránh bí bách, ngột ngạt.
Chiều sâu của tầng hầm phải đạt tối thiểu 1,5m trở lên. Đồ họa: Kim Nhung
Độ dốc hầm
Bộ Xây dựng quy định, độ dốc hầm an toàn cần đảm bảo không quá 15% đến 20% so với chiều sâu của hầm. Ví dụ hầm có chiều sâu 1m thì chiều dài của dốc hầm tối thiểu là 6m.
Trong trường hợp dốc cong thì độ dốc không vượt quá 13%. Đường dốc thẳng đạt 15%. Độ dốc hầm cho nhà phố thường từ 20 - 25%. Cứ đi vào 1m thì nền sẽ thấp xuống 25 cm.
Nền và vách hầm
Để đảm bảo quy định cũng như độ an toàn, nền và vách hầm đều phải đổ bê tông cốt thép với độ dày 20cm. Đồng thời, công đoạn chống thấm cần phải được xử lý kỹ. Điều này giúp hầm tránh ngập nước và giúp thoát nước thải ra đường cống tốt nhất.
Ngoài ra để tránh nước mưa tràn vào và dẫn sang lỗ ga, bạn cần phải thiết kế rãnh âm. Từ lỗ ga thiết kế máy bơm nước để bơm ngược ra đường lớn, nhằm tránh tình trạng ngập lụt dưới hầm.
Biệt thự 9,7 triệu USD của Donald Trump Jr. Người con trai đầu của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chi 9,7 triệu USD để mua một căn biệt thự hào nhoáng ở bang Florida vào cuối tháng 3. Căn biệt thự tọa lạc tại thị trấn Jupiter, phía nam bang Florida, có khuôn viên rộng hơn 4.850 m2. Ngôi nhà được xây vào năm 1995, có diện tích gần 1.050 m2...