Thiết kế nhà như người Bắc Âu
Một ngôi nhà mang phong cách Bắc Âu đề cao sự thoáng đãng, tối giản và sử dụng nhiều những vật liệu tự nhiên.
Phong cách Scandinavian (Bắc Âu) được nhiều kiến trúc sư cùng gia chủ yêu thích bởi sự sang trọng, tối giản. Bắt đầu trở nên phổ biến vào những năm 1950, kiểu nội thất này vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều xu hướng ngày nay.
Dưới đây, Living etc lý giải kỹ hơn về những yếu tố đặc trưng của phong cách nội thất này.
Phong cách Bắc Âu là gì?
Phong cách Scandinavian bắt nguồn từ những nước Bắc Âu vào thế kỷ 20. Là một xu hướng nội thất đương đại, song Scandinavian vẫn có những nét đặc trưng thể hiện tính thẩm mỹ cổ điển của người dân xứ này.
Maija Rasila, kiến trúc sư tại Công ty Finnish Design Shop (Phần Lan) miêu tả về Scandinavian như sau: “Đây là kiểu nội thất sạch sẽ, đơn giản và hơn hết là tiện dụng. Thiết kế Bắc Âu hầu như không bao giờ chỉ dựa trên khía cạnh thẩm mỹ mà chú trọng nhiều vào công năng”.
Phong cách Scandinavian bắt nguồn từ những nước Bắc Âu như Đan Mạch, Phần Lan…
Để hình dung rõ hơn, bạn có thể liên tưởng đến một không gian thoáng đãng, rộng mở với những bức tường trắng, đồ đạc có đường nét gọn gàng. Căn nhà Bắc Âu cũng có một chút dấu ấn của Minimalisim (tối giản), nhưng nghiêng nhiều hơn về sự thanh bình. Phong cách này cũng tận dụng tối đa ánh sáng và các vật liệu tự nhiên.
Nina Bruun, nhà thiết kế tại Copenhagen (Đan Mạch), giải thích thêm rằng: “Các nước Bắc Âu có mùa đông dài và họ dành phần lớn thời gian trong nhà. Bởi vậy, không gian sống có ảnh hưởng lớn đến tâm trạng của họ. Vì ngày ngắn và không có nhiều ánh sáng tự nhiên, họ sơn tường trắng để khuếch đại ánh sáng. Đồ đạc đơn giản, thiên về công năng, tạo cảm giác gọn gàng và mang đến sự linh hoạt cho không gian”.
Đặc trưng chính là gỗ
Nhà thiết kế Maija Rasila cho biết yếu tố định hình phong cách Scandinavian là gỗ và chủ yếu là những loại sáng màu như sồi, bạch dương và thông.
Trong những ngôi nhà Bắc Âu truyền thống, gỗ được sử dụng cho sàn và đồ nội thất, tạo nét tương phản với những bức tường sáng màu trung tính. Còn về mặt văn hóa, việc sử dụng những vật liệu tự nhiên thể hiện sự trân trọng của người Bắc Âu đối với thiên nhiên và không gian ngoài trời.
Đồ nội thất có chất liệu tự nhiên
Đồ nội thất Bắc Âu có các đường nét đơn giản và được làm từ vật liệu tự nhiên. Chiếc ghế Hans Wegner’s Wishbone đặc trưng cho phong cách nội thất này với phần lưng cong đẹp mắt, tay vịn bằng gỗ uốn cong ôm sát và phần ghế ngồi bằng dây thừng.
Còn chiếc ghế Stool 60 là sự kết hợp giữa công năng và thẩm mỹ, với ba chân chữ L giúp nó có thể xếp chồng lên nhau. Và không thể bỏ qua chiếc chiếc ghế quả trứng huyền thoại của nhà thiết kế người Đan Mạch – Arne Jacobsen.
Video đang HOT
Chiếc ghế Hans Wegner’s Wishbone (bên trái) và Stool 60 (bên phải) được xem là 2 thiết kế “huyền thoại”, đại diện cho phong cách Bắc Âu.
Đơn giản là chìa khóa
Bạn sẽ không nhìn thấy sự lộn xộn trong những ngôi nhà Bắc Âu. Đồ nội thất, trang trí rất linh hoạt và tinh tế, khiến cảm giác yên bình tràn ngập không gian mở và có thể tối đa hóa ánh sáng tự nhiên.
Nhà thiết kế Maija Rasila cho biết: “Phong cách Scandinavian điển hình đề cao không gian thoáng mát và nhẹ nhàng, sàn và đồ nội thất bằng gỗ, màu sắc nhẹ nhàng và kết cấu thô. Những bức tường trắng đơn giản kết hợp với tông màu trầm của bùn, cát. Ngoài ra, những đồ trang trí mang cảm hứng thiên nhiên như thảm len, đệm vải lanh và cành cây cũng là đặc trưng của phong cách này”.
Ứng dụng phong cách Bắc Âu
Nếu mong muốn ứng dụng phong cách Bắc Âu cho căn nhà của mình, lời khuyên của nhà thiết kế Nina Bruun là bạn hãy chọn những món đồ mình yêu thích và hướng đến sự tối giản.
Phong cách này chủ yếu sử dụng gỗ tự nhiên sáng màu.
Khuynh hướng tối giản giúp Scandinavian trở nên linh hoạt. Nhiều xu hướng khác cũng đã tận dụng điều này để hình thành nên những phong cách mới. Phong cách Japandi là một ví dụ. Đó là sự pha trộn của phong cách nội thất Nhật Bản với chủ nghĩa tối giản Bắc Âu.
Bí quyết để đem đến tinh thần hygge (cảm giác ấm áp) cho không gian là hãy gắn bó với các vật liệu tự nhiên, ví dụ một tấm thảm đay hoặc một chiếc ghế bằng dây thừng. Len cũng là một chất liệu tốt vì nó vừa bền chắc, vừa có khả năng giữ ấm.
Nhà cấp 4 mái dốc sở hữu không gian thoáng đãng, bày trí đẹp mắt như homestay
Mẫu thiết kế nhà cấp 4 của kiến trúc sư Kava Nguyễn cho diện tích đất có mặt tiền 5m. Không gian có nhiều ánh sáng, thoáng đãng, đẹp như homestay.
Các vùng quê bây giờ giá đất cũng đắt đỏ, rất nhiều bạn trẻ chỉ có thể mua được miếng đất nhỏ chiều ngang 5m, kinh phí đủ xây nhà cấp 4 đơn giản.
Thấu hiểu điều này, kiến trúc sư Nguyễn KaVa cùng cộng sự đã đưa ra mẫu thiết kế đơn giản nhưng tinh tế cho các cặp vợ chồng trẻ.
Với mặt tiền 5m và chiều sâu chạy dài, gia chủ có thể bố trí thêm phòng ngủ theo nhu cầu của gia đình. Ngoài ra, với những mảnh đất bé hơn, mọi người có thể tham khảo cách bố trí công năng, chi tiết nội thất...
Hãy cùng VietNamNet xem mẫu nhà đẹp này nhé:
Mặt cắt nhà cấp 4 ở làng quê với 3 khối nhà, 2 sân trước - sau. Phần mái dốc phù hợp thời tiết Việt Nam. Khối trước là bếp, phòng khách và sân cổng. Hai khối sau là phòng ngủ, phòng làm việc và sân vườn sau.
Thoạt nhìn, ngôi nhà giống kiểu truyền thống với mái ngói đỏ. Tuy nhiên, hệ thống giếng trời chạy dọc nhà và 3 khối nhà đã tạo nên sự khác biệt.
Cổng thấp tạo sự ngăn cách với bên ngoài nhưng không bị bí bách. Kiến trúc sư bố trí bồn cây hẹp, bên phải để tạo điểm nhấn xanh mát. Một góc để xích đu cho những ngày hè mát mẻ. Ở giữa là nơi đậu xe. Cửa vào nhà và cửa sổ sơn màu xanh mint dễ chịu.
Từ cửa vào nhà, gia chủ sẽ đặt chân vào hành lang dẫn đến các khu vực thay vì bước vào luôn phòng khách như các thiết kế thường thấy. Phòng khách không làm cửa có cánh, thay vào đó khung cửa tạo hình khối. Khu bếp thông với phòng khách, cũng không làm cánh cửa. Ánh sáng từ giếng trời phía trên hành lang sẽ lan tỏa vào mọi không gian. Kiến trúc sư Nguyễn Kava bố trí nhiều chậu cây để tăng sinh khí và cản bụi.
Khung cảnh đẹp như homestay đồng quê. Nội thất thiết kế từ gỗ, kiểu dáng phá cách, độc lạ. Phần mái nhà dùng xương sắt, bắt vít cố định và chắc chắn, sau đó lợp ngói lên. Như vậy, vừa đảm bảo tính bền vững lại không bị ảnh hưởng bởi thời tiết như xương tre, gỗ.
Bếp và khách liên thông tạo độ mở về không gian. Đây cũng là nơi sinh hoạt chung của gia đình, cùng nhau tâm sự, hàn huyên những vấn đề xảy ra hàng ngày. Từ không gian này, mọi người có thể kết nối với các khu vực khác dễ dàng. Ví dụ từ bếp có thể quan sát phòng khách, khu uống trà bên giếng trời và khu phòng ngủ.
Bếp chỉ có tủ bếp dưới giúp mảng tường thông thoáng. Phần tường tiếp giáp bếp nấu ốp gạch bông họa tiết cổ điển. Thời gian gần đây, nhiều gia chủ lựa chọn giải pháp này thay cho ốp đá hay kính bởi tiết kiệm chi phí, bền vững và dễ lau dọn.
Góc ngồi thư giãn, uống trà, đọc sách rất chill.
Khoảng sân giữa hai khối nhà tận dụng làm chỗ phơi, trồng cây và đặt chuồng cho thú cưng.
Giải pháp sơn trắng, dùng gạch bông gió ốp một mảng tường sẽ tạo điểm nhấn ấn tượng, đẹp mắt. Đây cũng là gợi ý cho các gia chủ muốn làm mới không gian sống.
Lối dẫn vào khu phòng tắm, phòng ngủ và sân sau. Anh Nguyễn Kava bố trí một bàn làm việc ở đây, tách rời không gian nghỉ ngơi.
6 loại vật liệu làm trần nhà đẹp phổ biến hiện nay Để có được một mẫu trần nhà đẹp hợp thẩm mỹ và chắc chắn thì việc lựa chọn vật liệu phù hợp là không thể bỏ qua. Và 6 loại vật liệu dưới đây được sử dụng làm trần nhà phổ biến hiện nay. Trần thạch cao Trần thạch cao Trần thạch cao hiện đang là loại trần phổ biến nhất hiện nay,...