Thiết kế hầm xe để vận chuyển gỗ lậu, đá quý trị giá hàng chục tỷ đồng
Nhằm qua mắt lực lượng chức năng, các đối tượng buôn lậu đã thiết kế, gia cố thêm vách ngăn, hầm hàng để cất giấu gỗ lậu, đá quý.
Ngày 27/9, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết vừa phối hợp với Đoàn 2 – Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ đội Biên phòng), Chi cục Hải quan tỉnh Quảng Trị – phát hiện và bắt giữ vụ buôn lậu gỗ, đá quý hiếm, giá trị hàng chục tỷ đồng.
Gỗ quý được vận chuyển trái phép qua biên giới Việt – Lào (Ảnh: Đình Tiến).
Trước đó, tại cửa khẩu quốc tế La Lay huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, các lực lượng đã phối hợp kiểm tra 7 xe container của Công ty TNHH xuất nhập khẩu An Trần (địa chỉ tại 37 Trần Đại Nghĩa, phường 5, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị).
Qua kiểm tra, trong các xe vận chuyển gần 450 m3 gỗ các loại và gần 11.000 kg đá phấn quý hiếm từ Lào vào Việt Nam, trị giá ước tính ban đầu trên 29 tỷ đồng.
Trong đó, đã phát hiện khai báo gian lận vượt 84 m3 gỗ so với tờ khai nhập khẩu hàng hóa và hơn 77 m3 gỗ quý hiếm, gồm gỗ cẩm lai, gỗ trắc. Gần 11.000 kg đá phấn được giấu trong các container không có tờ khai nhập khẩu hàng hóa.
Video đang HOT
Để qua mắt cơ quan chức năng, các đối tượng đã thiết kế gia cố thêm vách ngăn, hầm hàng trên xe container, kết hợp lợi dụng số lượng hàng nhiều, quy cách không đồng nhất để trà trộn, cất giấu hàng hóa.
Hiện các lực lượng đang phối hợp mở rộng điều tra, xử lý vụ án theo quy định.
Truy tố nhóm đối tượng trong đường dây mua bán gỗ lậu "khủng" tại Gia Lai
Cơ quan chức năng đã có cáo trạng truy tố 7 bị can liên quan đến vụ án mua bán, tàng trữ hàng trăm khối gỗ trái phép tại tỉnh Gia Lai.
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có cáo trạng truy tố 7 bị can về hành vi vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Cả 7 bị can này liên quan đến vụ án buôn lậu, tàng trữ gỗ lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Các bị can gồm: Nguyễn Quốc Hùng (SN 1976), Đỗ Quang Thành (SN 1972, cùng trú tại thị trấn Chư Sê); Lê Huy Vũ (SN 1978), Phạm Thị Tâm Thủy (SN 1979, cùng trú tại xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê); Trương Thị Phượng (SN 1985, trú tại xã Ia Pal, huyện Chư Sê); Nguyễn Văn Đức (SN 1970, trú tại xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) và Nguyễn Thanh Hải (SN 1972, trú tại xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).
Hàng trăm khối gỗ không có giấy tờ được tập kết tại xưởng gỗ Hùng Ny (thị trấn Chư Sê, Gia Lai).
Trước đó, vào tháng 6/2020, Công an tỉnh Gia Lai phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện tại kho xưởng của DNTN Hùng Ny (thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, Gia Lai) do Hùng làm chủ doanh nghiệp có hoạt động tàng trữ, mua bán gỗ không có giấy tờ hợp pháp.
Tại thời điểm kiểm tra, Hùng và Văn Đức, Hải (2 nhân viên của DNTN Hùng Ny) đang có hành vi mua bán gỗ không có giấy tờ hợp pháp với Trần Như Hoàng (SN 1988, trú tại phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) là tài xế xe ô tô BKS 81A-214.84 chở hơn 1.500 m3 và Nguyễn Quang Đức (sinh năm 1977, trú tại xã Ia Phang, huyện Chư Pưh) là tài xế xe ô tô BKS 51A 553.02 chở hơn 1.300 m3 gỗ xẻ hộp.
Qua điều tra, số gỗ lậu được vận chuyển, mua bán từ khu vực biên giới huyện Chư Prông (Gia Lai).
Tiến hành kiểm tra hiện trường, công an phát hiện trong khuôn viên DNTN Hùng Ny có 3 xe ô tô đều có gỗ trên xe. Một số gỗ cũng được tập kết xung quanh khuôn viên.
Tổng số gỗ DNTN Hùng Ny đang mua bán, tàng trữ hơn 2.000 hộp gỗ có khối lượng hơn 121 m3, gỗ xẻ hộp quy tròn gần 194 m3.
Quá trình điều tra xác định, DNTN Hùng Ny được cấp phép kinh doanh các ngành nghề: chế biến gỗ trồng rừng, mua bán gỗ có nguồn gốc hợp pháp, khai thác gỗ rừng trồng, chế biến các sản phẩm từ gỗ rừng trồng và gỗ nhập khẩu, mua bán giường, tủ, bàn ghế.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, Hùng đã giao dịch mua gỗ không có giấy tờ nguồn gốc hợp pháp với Vũ. Hùng và Vũ thỏa thuận giá gỗ căm xe xẻ hộp là 8,5 triệu đồng/m3, gỗ bằng lăng xẻ hộp là 7,5 triệu đồng/m3, các loại gỗ khác tính theo giá gỗ bằng lăng.
Số gỗ bất hợp pháp được các đối tượng khác để dùng xe ô tô 7 chỗ độ chế vận chuyển gỗ từ khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia thuộc xã Ia Mơr (huyện Chư Prông) về bán cho DNTN Hùng Ny.
Theo đó, từ tháng 1-6/2020, DNTN Hùng Ny đã mua tổng cộng gần 777 m3 gỗ xẻ hộp thuộc nhóm loài thông thường không có nguồn gốc hợp pháp, gồm các chủng loại: bằng lăng, gáo, căm xe, gõ và một số gỗ tạp khác với tổng số tiền hơn 5,4 tỷ đồng.
Ngoài ra, Hùng còn mua hơn 146 m3 gỗ tròn không có nguồn gốc hợp pháp của một số người dân (chưa xác định được lai lịch).
Để "ngụy trang" cho việc buôn gỗ lậu của mình, trong nhà xưởng của Hùng còn có hơn 38 m3 gỗ có nguồn gốc hợp pháp do Hùng mua của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Kon Tum.
Lâm tặc táo tợn thuê trâu vào rừng phòng hộ kéo gỗ về tiêu thụ Sau khi đốn hạ cây rừng, nhóm lâm tặc cưa thành từng hộp gỗ, thuê trâu kéo về buôn với giá 1,2 triệu đồng/ngày rồi tìm mối tiêu thụ. Ngày 4/7, VKSND huyện Krông Bông (Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã ban hành cáo trạng truy tố các bị can gồm: Y Văn Na Mlô (SN 1975), Y Thương Êban (SN 1975),...