Thiết kế của xe ô tô đã thay đổi như thế nào trong vòng 120 năm qua?
Xe ô tô bắt đầu xuất hiện từ những năm 1880 – một giai đoạn mà truyền hình và TV là một cái gì đó xa lạ không thực và ý tưởng chia Trái Đất thành những múi giờ khác nhau vẫn còn mới lạ.
Kể từ đó đến nay, ô tô đã trải qua vô số những thay đổi, cải tiến để được như ngày hôm nay. Hãy cùng tìm hiểu danh sách dưới đây để biết được từ lúc khai sinh đến nay, ô tô đã có những thay đổi đáng kể nào cả về ngoại hình lẫn động cơ.
Những ngày đầu tiên
Theo những tiêu chuẩn hiện đại thì có thể thấy những mẫu xe thế kỷ XIX không được thiết kế ăn khớp với nhau cho lắm. Mẫu Fiat đầu tiên ra mắt năm 1899 với công suất 3,5 mã lực là một ví dụ tiêu biểu cho xu hướng thời đó.
Bên dưới bộ khung gầm là động cơ nhỏ xíu 679cc dẫn động bánh sau. Người ngồi trên xe được che chắn rất ít, ngồi theo cách sắp đặt vis-à-vis (đối diện) với hai ghế sau hướng về phía trước và hai ghế trước hướng về phía sau.
Động cơ đặt trước
Rất lâu trước khi kỹ thuật tăng áp hiện đại ra đời thì tại thời điểm đó cách tốt nhất để đáp ứng được yêu cầu công suất lớn hơn là trang bị cho xe động cơ lớn hơn.
Động cơ trong mẫu Renault đã thắng giải French Gran Prix có dung tích 13L. Đối với thời hiện đại thì động cơ 13L là “quái vật” nhưng đối với năm 1906 thì điều này hoàn toàn bình thường.
Động cơ lớn không thể đặt ở đuôi được nữa nên thay vào đó những kỹ sư buộc phải đưa nó lên phía trước – nơi mà động cơ thường sẽ dẫn động cho bánh sau nhưng đôi lúc vẫn dẫn động bánh trước.
Ca pô hoặc cốp xe dài là cần thiết vì nắp ca pô phải có khả năng phủ kín được động cơ 16 xy lanh – cái mà không ai trong thời đại đó có thể nghĩ ra bất kỳ vị trí nào khác ngoài phần đầu xe.
Khí động lực học
Khí động lực học trở thành một trong những lĩnh vực nổi tiếng và quan trọng trong Thế chiến Thứ nhất liên quan trực tiếp đến những trận chiến ở trên không.
Những người tiên phong trong lĩnh vực này như Paul Jaray, một cựu nhà thiết kế máy báy đã xây dựng lên một vài bản mẫu có dáng thuôn đầy quyến rũ vào cuối những năm 1920 nhưng những mẫu xe này không hợp với phong cách đương thời nên không được đưa vào sản xuất.
Những nhà sản xuất bắt đầu tận dụng khí động lực học
Cho đến tận những năm 1930 – một thập kỷ quan trọng trong lịch sử xe ô tô thế giới – nhà sản xuất bắt đầu đưa xe có thiết kế khí động lực học ra thị trường.
Một trong những mẫu xe đầu tiên là Airflow của Chrysler mở bán vào năm 1934. Mặc dù mẫu xe sản xuất giống hệt với những gì được mong đợi thì Airflow bị thất bại về mặt thương mại nên buộc Chrysler phải thay đổi thiết kế cho đến tận năm 1950. Tuy nhiên, Airflow vẫn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến ngành công nghiệp ô tô.
Đèn pha tích hợp
Mẫu Chrysler Airflow cũng nổi bật với bộ đèn pha được tích hợp vào thân xe thay vì đứng một mình kiêu hãnh. Cách thiết kế này cũng dần dần được áp dụng bởi những nhà sản xuất khác và được cho là thay đổi trực quan lớn nhất trong thiết kế xe ô tô.
Peugeot tiến xa hơn bằng cách gắn đèn pha của chiếc 402 và sau đó là 202 đằng sau tấm tản nhiệt. Ngoại hình cực kỳ khác biệt này đã không hề ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số. Mẫu 202 ra mắt vào năm 1938 và người mua vẫn có thể mua được một bản mới cho đến tận năm 1949.
Những trang bị sắp “tuyệt chủng” trên xe ô tô
Cấu trúc nguyên khối
Video đang HOT
Cách rõ rệt nhất để xây dựng một chiếc xe để cho nhiều năm sau đó là xây dựng một bộ khung gầm và sau đó là lắp thân xe lên đó. Phương pháp này thực sự là một thách thức trong cuộc bùng nổ của tư tưởng máy móc cơ bản.
Sử dụng công nghệ được phát triển bởi công ty Budd có trụ sở ở Philadelphia, Citroen lần đầu tiên gia nhập thị trường với một mẫu xe có thân xe vận hành như bộ khung gầm. Việc phát triển một mẫu xe được biết đến là Traction Avant hoặc Light Fifteen và những cái tên khác đã đưa Citroen đến bờ vực phá sản nhưng mẫu xe này vẫn được sản xuất từ năm 1934 đến 1957.
Thợ chế tác thân xe
Cấu trúc nguyên khối được cho là một tin xấu cho những người thợ chế tác thân xe – những người đã trở nên giàu có từ việc xây dựng thân xe theo thiết kế của riêng họ cho tất cả các mẫu xe từ Austin đến Rolls-Royce. Điều này khá là bình thường vì một vài nhà sản xuất chỉ cung cấp cho khách hàng của mình một bộ khung gầm và để họ chọn một bên chế tác thân xe bất kỳ để cung cấp thân xe.
Rất nhiều mẫu xe được dựng lên khá đẹp như mẫu Alfa Romeo 1750 GS với thân xe được thiết kế lên bởi Figoni&Falaschi. Khi thế giới dần dần chấp nhận thân xe nguyên khối thì việc xây dựng những cỗ máy với thân xe và bộ khung gầm riêng biệt trở nên không thể.
Chuyển động cơ về phía sau
Ngoại trừ một vài mẫu khác biệt thì mọi người gần như đã công nhận nửa trước của xe là nơi tốt nhất để đặt động cơ cho đến tận Thế chiến Thứ hai. Mẫu Volkswagen đầu tiên – được biết đến là Beetle – cũng là mẫu xe phổ biến toàn cầu đầu tiên với động cơ và hộp số được đặt ở trục sau của xe, để lại một không gian rộng rãi phía trước cho hành khách và hành lý.
Beetle được đưa vào sản xuất với quy mô nhỏ vào năm 1938. Sau Thế chiến thì mẫu xe này trở thành mẫu xe bán chạy nhất trên thế giới với bản sản xuất không quá khác biệt so với thiết kế ban đầu.
Cuộc cách mạng động cơ đặt sau
Renault theo sau Volkswagen với mẫu 4CV động cơ đặt sau được mở bán vào năm 1947. Một vài mẫu xe châu Âu nhỏ khác được thiết kế dựa trên nguyên lý giống như vậy từ những năm 1950 đến những năm 1970 bao gồm mẫu Dauphine, 8 và 10 của Renault, mẫu Fiat 500, Simca 1000 và Hillman Imp. Ở Mỹ, Chevrolet cũng sản xuất mẫu Corvair động cơ đặt sau lớn hơn nhiều.
Xu hướng này gần như hoàn toàn biết mất nhưng Porsche đã sử dụng nguyên lý này cho mẫu 911 kể từ năm 1963 và không có dấu hiệu là sẽ ngưng sử dụng.
D ẫn động bánh trước (ở Mỹ)
Người châu Âu hiếm khi nghĩ đến Mỹ như một quốc gia ưu thích dẫn động bánh trước (FWD) nhưng họ đã sai. Walter Christie đã lái trên những chiếc xe FWD ở cả hai bờ của Đại Tây Dương trước Thế chiến Thứ Nhất và Harry Arminius Miller đã thành công với những tay đua người Ấn Độ trong cùng một hình thức vào năm những năm 1920.
Một ví dụ về những mẫu xe Mỹ đường thường chạy FWD đầu tiên là mẫu Cord L-29 lộng lẫy năm 1929. Sau đó là mẫu Oldsmobile Toronado được ra mắt vào năm 1966 có động cơ V8 7,0L chỉ chạy bằng hệ dẫn động bánh trước.
Dẫn động bánh trước (ở châu Âu)
Citroen Traction Avant và hầu hết mọi chiếc xe được sản xuất bởi DKW đều chạy bằng FWD nhưng đây lại là điều không bình thường trong thời đại này. Sự ra mắt của mẫu Mini vào năm 1959 đã thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chơi.
Để tối đa hoa không gian nội thất, mẫu Mini không chỉ vận hành trên FWD mà còn có một động cơ đặt trên hộp số. Những động cơ này trong những mẫu xe FWD hiện đại thường được đặt bên cạnh hộp số nhưng ngoại trừ điều đó thì bố cục của Mini gần như đã trở nên phổ biến toàn cầu bên cạnh những mẫu xe sản xuất hàng loạt khác.
Xe estate
Xe estate (được biết đến như station wagon hoặc shooting brake bên cạnh những thuật ngữ khác) luôn luôn được chuyển đổi thành những mẫu saloon hoặc hatchback với mục đích cung cấp thêm không gian khoang hành lý. Mẫu xe đầu tiên là Ford Model Ts được xây dựng bởi một bên chế tác thân xe độc lập vào khoảng năm 1910.
Mẫu concept này sau đó lan ra toàn thế giới. Estate đã rất phổ biến trong một thời gian dài mặc dù thị hiếu khách hàng sau đó đã chuyển sang dòng MPV và SUV.
Hatchback
Hatchback luôn luôn được định nghĩa là những mẫu xe không phải là xe estate nhưng có cửa hậu lớn và bản lề ở bên trên, thường sẽ chứa cả cửa sổ hậu.
Renault rất ưu chuộng dáng xe này và sau đó đã sản xuất ra mẫu 4 (Four) ra mắt vào năm 1961 và bốn năm sau là mẫu thứ hai tương tự nhưng lớn hơn tên là 16 (Sixteen). Hatchback trở nên cực kỳ phổ biến ở châu Âu và gần như chiếm lĩnh thị trường của những mẫu saloon khác, ít nhất là ở những phân khúc cỡ nhỏ và vừa, mặc dù saloon vẫn phổ biến ở những thị trường khác.
Sự trở lại của khí động lực học
Sau vụ bùng nổ của lợi ích trong những năm 1930, khí động lực học trở nên kém quan trọng hơn trong thiết kế của xe ô tô cho đến tận những năm 70, khi mà cuộc khủng hoảng nhiên liệu toàn cầu làm cho mọi người bắt đầu quan tâm hơn đến mức tiêu thụ nhiên liệu hơn so với chỉ một vài năm trước đó.
Kể từ đó những mối quan tâm đến khí động lực học chưa bao giờ biến mất, và những nhà sản xuất bắt đầu quảng báo những mẫu xe của mình với tỷ lệ cản khí thấp, như Audi 100. Trong gần nửa thế kỷ, hầu hết các mẫu xe đều có thiết kế hướng đến lợi ích không chỉ về mặt tiêu thụ nhiên liệu mà còn là mức khí thải CO2, tiếng ồn và đối với xe điện thì là quãng đường đi được.
An toàn
Luật về an toàn xe ô tô được giới thiệu vào những năm 1960 ở Mỹ và các quốc gia châu Âu và đã trở nên phức tạp và nghiêm ngặt hơn kể từ đó. Luật này không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc và những trang bị mà còn ảnh hưởng đến nhiều đến cả diện mạo của xe nữa.
Mặc dù những tấm cản trước làm bằng cao su lớn của những năm 1970 đã chỉ còn là quá khứ nhưng những nhà sản xuất vẫn bị giới hạn về cách mà họ thiết kế lên những mẫu xe của mình – đặc biệt là phần đầu xe – bởi những yêu cầu về an toàn.
MPV
Multi-purpose vehicle – xe đa dụng – hay còn được gọi là MPV hay Minivan, là những mẫu xe giống xe chở hàng với khoang xe rộng rãi, số ghế lên đến chín ghế và luôn luôn thoải mái hơn rất nhiều so với những mẫu xe thông thường. Mẫu Stout Scarab 1936 được biết đến như là một trong những mẫu xe đầu tiên nhưng Renault Espace và Dodge Caravan năm 1984 cũng được công nhận là những mẫu MPV hiện đại đầu tiên.
MPV đã từng rất phổ biến nhưng hiện tại thì thị hiếu của khách hàng lại đang chuyển sang SUV.
SUV
SUV (sport utility vehicle, sport ute, 44 – xe thể thao đa dụng) là những mẫu xe gầm cao với nhiều kích thước được thiết kế để vận hành trên đường nhựa hoặc đoạn đường gồ ghề.
Một ví dụ tiêu biểu về những mẫu SUV đầu tiên đó là Land Rover, được ra mắt năm 1948. Tuy nhiên ngày nay những người mua SUV mong muốn nhiều tiện nghi hơn những gì mà xe có thể cung cấp nên mẫu Range Rover xa xỉ từ năm 1970 là một sự so sánh xác đáng hơn cả.
Crossover
Sự trỗi dậy đáng kinh ngạc của SUV trong thập kỷ vừa qua phần lớn là do sự ra mắt của crossover hoặc SUV thường ngày. Hầu hết những mẫu xe này đều trông như thể có thể đi được off road và chắc chắn là có khoảng sáng gầm xe cao hơn so với các mẫu saloon hoặc hatchback nhưng trang bị hệ dẫn động bốn bánh thì lại rất hiếm có ở những mẫu xe bán chạy hơn.
Vị trí ghế cao hơn, mỗi khách có một cửa vào và khoang hành lý lớn hơn là những gì đã khiến cho mẫu xe này trở nên vô cùng phổ biến.
Cụm đồng hồ lái kỹ thuật số
Một vài nhà sản xuất bắt đầu từ Aston Martin đã cố gắng đưa cụm màn hình số vào trong xe từ những năm 1979 1980 nhưng concept này không thực sự trở nên phổ biến cho đến tận khi xuất hiện màn hình LCD mảng mỏng bán dẫn (TFT LCD). Volvo và Audi là những bên tiên phong sử dụng công nghệ này.
TFT LCD dần dần đã trở nên thu hút hơn và quan trọng hơn cả là về khả năng có thể lựa chọn nên người lái có thể chọn thông tin mà mình muốn xem, ví dụ như công suất, mức tiêu thụ nhiên liệu hoặc chỉ đường.
Màn hình cảm ứng
Tính khả dụng tăng lên nhanh chóng của màn hình cảm ứng trên điện thoại hay máy tính bảng đã thôi thúc khách hàng phản hồi với nhà sản xuất rằng xe cũng nên có màn hình cảm ứng. Màn hình cảm ứng giờ đã trở nên vô cùng phổ biến trong những mẫu xe thành phố mặc dù thường thường chỉ có những phiên bản đắt tiền hơn thì mới được trang bị màn hình này.
Ban đầu việc thiếu nút bấm cho những tác vụ nhỏ cũng không gây nhiều khó chịu, tuy nhiên tính dễ sử dụng và cần ít sự tập trung của người lái hơn so với màn hình cảm ứng mà dần dần người dùng đã bắt đầu nhớ đến những nút bấm nhỏ trong xe của mình. Có lẽ những nút bấm này sẽ quay lại sớm.
Bánh xe lớn hơn
Những mẫu xe đầu tiên có bánh xe rất lớn nhưng một xu hướng sử dụng bánh xe nhỏ hơn đã bắt đầu phát triển, có thể thấy là mẫu Mini truyền thống chỉ có đường kính bánh xe là 10inch. Xu hướng này đã bắt đầu đảo ngược lại trong những thập kỷ gần đây – đường kính bánh xe 20inch hoặc hơn giờ đã không còn quá xa lạ.
Có quyền lựa chọn nên khách hàng thường sẽ trả thêm tiền để chọn bánh xe lớn hơn vì trông xe sẽ đẹp hơn, mặc dù có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng lái xe và thường bánh xe lớn dễ làm hỏng lề đường hơn. Điều này sẽ không xảy ra nếu những nhà sản xuất xe điều chỉnh hệ thống treo với bánh xe lớn hơn ngay từ lúc sản xuất nhưng việc này không phải lúc nào cũng xảy ra.
Cửa sổ
Chức năng cơ bản của cửa sổ xe là cho phép người ngồi trong nhìn ra ngoài. Điều này dường như đã mất đi sự quan trọng trong những năm gần đây bởi vì cột xe đã dày hơn và kính đã nhỏ hơn. Cũng có người hoan nghênh nỗ lực này của các nhà sản xuất xe nhưng con số này rất ít.
Độ phức tạp ở tầm cao mới
Những mẫu xe chủ đạo của những năm 1990 thường bị chê bởi trông khá nhàm chán nhưng 25 năm sau mọi thứ đang bắt đầu trở nên kiểu cách một cách thanh lịch hơn. Phong cách của những mẫu xe hiện tại đã phức tạp hơn. Nhưng nhà thiết kế có vẻ như đã phải đặt mình vào một cuộc đua đầy khốc liệt – nơi mà mọi mẫu xe ra mắt đều phải nổi bật hơn đối thủ.
Nếu quá trình này tiếp tục diễn ra thì những mẫu xe ra mắt thị trường vào năm 2035 sẽ còn phức tạp hơn nhiều so với những mẫu xe hiện tại. Tuy nhiên cũng có thể là sẽ tạo ra hiệu ứng ngược khi mà sẽ có nhiều người thích phong cách đơn giản hơn và lúc đó sẽ xuất hiện những thắc mắc kiểu như “Những nhà sản xuất xe đã nghĩ gì vào những năm 2019 vậy?”
Lưới tản nhiệt
Một tấm tản nhiệt bệ vệ đã từng là một đặc điểm định hình lên thiết kế của một chiếc xe, có thể thấy là người ta nhận ra một chiếc Bugati hoặc Delage không gì khác ngoài nhờ những tấm tản nhiệt.
Trở lại trước những năm 2000 – thời điểm mà những tấm tản nhiệt này gần như đã biến mất. Kể từ đó đến này một vài nhà sản xuất xe, đáng kể đến là BMW và Lexus, đã chọn những tấm tản nhiệt lớn và đặc biệt, dù không thực sự thu hút tất cả người nhìn. Với thiết kế phức tạp nói chung thì không rõ là liệu điều này sẽ biến thành sự khởi đầu cho một xu hướng mới hay chỉ là giai đoạn chuyển mình tạm thời. Những tấm tản nhiệt có một mục đích thiết thực vì chúng có thể hỗ trợ làm mát tự nhiên động cơ đặt trước nhưng điều này rõ ràng là không cần thiết đối với xe chạy bằng động cơ điện.
Theo Oto
Đi xe số sàn có nên nhảy số, bỏ số?
Nhiều độc giả mới làm quen với xe số sàn có thắc mắc về việc có được nhảy số hoặc bỏ số khi đi xe số sàn không?
Kênh Engineering Explained cho biết, miễn là bạn nắm được vài nguyên tắc căn bản, bạn có thể vượt/ bỏ số an toàn. Chữ "an toàn" ở đây có nghĩa là bạn không nên rev-match (vù ga về số) khi đang quẹo cua ở tốc độ cao, hay đang chạy trên đường trơn trượt.
Tác dụng của hộp số là giúp xe di chuyển ở những tốc độ khác nhau một cách mượt mà. Thiết kế hộp số cho phép mỗi số chỉ phù hợp với một dải vòng tua động cơ tối ưu, tương ứng cho ra dải tốc độ thực tế của xe. Ở một cấp số nhất định, động cơ quay càng nhanh (vòng tua lớn) thì tốc độ xe càng nhanh lên tới điểm cần chuyển lên số cao.
Tuy nhiên theo kênh này, nhà sản xuất không hề ép người sử dụng phải lần lượt lên số 1, 2, 3, 4, 5, 6 hay ngược lại. Bạn hoàn toàn có thể vượt 1 - 2 cấp số nếu muốn. Để làm được điều đó, đạp ga ở dải vòng tua cao hơn để chạm ngưỡng tốc độ của cấp số mong muốn và bạn phải đạp côn lâu hơn một chút. Vì nếu thả côn quá nhanh, sẽ khiến chiếc xe bị giật do động cơ và bánh xe đang cố gắng đáp ứng tốc độ đó.
Bạn cũng có thể làm tương tự nếu muốn hạ 2 số một lúc. Mẹo này đặc biệt hữu ích khi bạn đang chạy trên cao tốc và muốn vượt một chiếc xe nào đó. Số thấp thường cho khả năng tăng tốc nhanh hơn bởi sự kết hợp của hộp số và vòng tua máy cao. Bạn có thể sẽ muốn hạ từ số 6 xuống số 4 để có khả năng tăng tốc tốt hơn. Engineering Explained hướng dẫn bạn nên thực hiện mẹo rev-match (vù ga về số). Nghĩa là bạn sẽ thực hiện là cắt côn, trả về số thấp, đạp nhanh nháy chân ga (trong lúc vẫn cắt côn), rồi thả côn bình thường.
Đối với việc muốn chạy khởi động từ số 2 chứ không phải số 1 như bình thường, kênh này cho biết có nhiều hộp số tự động có chức năng đẩy thẳng lên số 2 trong một số trường hợp. Cơ chế là chúng sẽ đẩy lên số 2 mà không thông qua số 1 ở chế độ đường tuyết hoặc khi đường trơn trượt. Điều này vẫn đúng với xe số sàn. Nhưng hãy lưu ý là chỉ nên khởi động từ số 2 khi đang trong mùa đông, ở một số trường hợp nhất định chứ không phải là 24/24 và trong tất cả các ngày trong tuần.
Theo Giaothong
Triển lãm ô tô Tokyo 2019: Ngập tràn mẫu mã mới, xe concept lên ngôi Với chủ đề "Tương lai mở - Open Future", Tokyo Motor Show 2019 trở thành sàn diễn của hàng trăm mẫu ô tô mới, trong đó xe concept, xe điện và ô tô thiết kế cho chuyến đi ngắn trở thành tâm điểm tại gian hàng của các hãng xe. Ô tô cỡ nhỏ, xe concept... chiếm đa số tại Tokyo Motor Show...