Thiết kế bếp theo từng phong cách riêng biệt
Phòng bếp là nơi bạn thường thức những bữa cơm thân mật, thơm ngon cùng với những người thân yêu của mình, vì vậy nó phải được bài trí sao cho thật thoải mái và ấm cúng.
1. Thiết kế bếp kiểu thông với phòng khách
Thiết kế nội thất phòng khách và bếp liên thông là kiểu thiết kế được lựa chọn phổ biến trong những năm gần đây. Với phong cách thiết kế nhà ở hiện đại này, gia chủ sẽ tiết kiệm được nhiều diện tích. Trong khi những thiết kế truyền thống lúc trước thường ngăn cách giữa phòng khách và bếp bằng những bức tường. Thiết kế phòng khách và bếp liên thông sẽ mở ra một khoảng không gian rộng rãi và thông thoáng. Không gian phòng khách và bếp được thiết kế hài hòa sẽ tô điểm, làm nổi bật cho nhau. Phòng khách với thiết kế sang trọng sẽ tô điểm cho không gian nhà bếp và ngược lại. Ngược lại, nhà bếp có nội thất đẹp cũng sẽ nâng tầm không gian phòng khách bạn.
Tuy nhiên, vì chung cùng một không gian nên phòng bếp và phòng khách cần phải chung một phong cách thiết kế để không gian không bị lạc quẻ. Gia chủ cần chọn một trong những phong cách chính như: tân cổ điển, hiện đại, đương đại, vintage,… để đội ngũ thiết kế – thi công phác thảo, phân chia bố cục không gian và vẽ lên kiến trúc hợp lý. Ngoài ra, nếu biết chọn đồ nội thất phù hợp giữa cả phòng khách và nhà bếp bạn sẽ giúp cho khách có cảm giác thoái mái hơn mỗi lần đến chơi nhà. Màu sắc chủ đạo có thể là xanh sẫm hoặc vàng.
2. Thiết kế bếp kiểu đơn giản
Nếu bạn là người quá bận rộn với công việc hay các mối quan hệ bên ngoài, ít có thời gian nấu nướng ở nhà thì có thể chọn cách bài trí nhà bếp đơn giản như sau: Lắp 1 vài kệ để bát, đĩa….trên tường, góc tường thì lắp tủ bếp, giữa nhà bếp thì vẫn đặt 1 chiếc bàn ăn với vài cái ghế nhưng họa tiết đơn giản thôi, không cầu kỳ.
Nếu như bạn sợ mỡ hay mùi dầu ăn thì có thể chọn bàn màu trắng hoặc xanh sẫm để bớt cảm giác đó, còn các đồ vật khác thì nên chọn màu giống trần nhà hay tường để tạo ra sự hòa hợp.
Ảnh minh họa
3. Thiết kế bếp kiểu Châu Âu
Phong cách châu âu được xem là một trong những phong cách được xây dựng nhiều trong thiết kế kiến trúc nhà ở hiện nay chính vì thế mà những mẫu thiết kế nội thất phòng bếp kiểu châu âu luôn được nhiều người quan tâm. Vẻ đẹp sang trọng đẳng cấp từ những không gian bếp không đơn giản là tô điểm cho ngôi nhà mà còn tạo nên một khu vực nấu nướng, tiện lợi và thoải mái.
Thiết kế nội thất phòng bếp Châu Âu sang trọng tinh tế với tủ bếp chữ U gắn liền với đảo bếp mang đến một không gian ăn uống, nấu nướng vô cùng tiện lợi. Tủ bếp kết hợp với kính mang đến một không gian trưng bày vô cùng lý tưởng.
4. Thiết kế bếp kiểu hiện đại
Mặc dù là kiểu hiện đại nhưng vật liệu bằng gỗ sẽ được sử dụng khá nhiều trong mẫu thiết kế bếp này, để tăng thêm sự sang trọng cũng như ấm cúng, kết nối giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Tủ bếp gỗ, bàn gỗ, kệ bát đĩa…mọi thứ đều được làm bằng gỗ kết hợp cả màu trắng trông rất đẹp.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
5. Thiết kế bếp kiểu tân cổ điển
Phong cách tân cổ điển là sự dung hòa của phong cách hiện đại lẫn cổ điển vì thế vừa sở hữu vẻ đẹp quyền quý lại có chút phòng khoáng, đương đại. Nếu như bạn muốn không gian nhà bếp vừa hiện đại vừa mang đậm nét cổ kính thì có thể sử dụng nội thất trong phòng bếp được thiết kế chủ yếu bằng gỗ, bề mặt được mạ vàng hoặc dát đá vàng.
6. Thiết kế bếp kiểu cổ điển
Với những chủ nhà nhiều tuổi, ưa thích phong cách cổ điển xưa cũ có thể thiết kế nhà bếp với màu vàng làm chủ đạo, tủ bếp bằng gỗ hay các vật dụng như lò vi sóng có mức giá tầm trung như hiện nay cũng khá ổn.
7. Thiết kế bếp kiểu Nhật Bản
Sự du nhập của các phong cách nội thất nước ngoài đang là xu hướng thiết kế phổ biến trong thời gian gần đây. Sự tinh tế, khoa học là điểm nổi bật của phong cách nội thất Nhật Bản được nhiều người yêu mến. Nhà bếp theo phong cách Nhật Bản luôn ấn tượng với sự tinh tế, hiện đại và ấm cúng. Nếu như bạn là người yêu thích văn hóa ở đất nước mặt trời mọc thì có thể bài trí không gian phòng bếp thật đơn giản, hạn chế đồ đạc trong phòng là được.
Ảnh minh họa
8. Thiết kế bếp hình chữ L sang trọng
Không quá cầu kỳ trong việc thiết kế, mẫu phòng bếp hình chữ L cũng được nhiều người ưa chuộng sử dụng cho nhà bếp chật hẹp của mình. Đây còn là là cách tốt nhất tạo nên gian bếp đa chức năng. Vẫn đảm bảo đủ chỗ cho tủ bếp đựng xoong chảo, bát đĩa…và 1 chỗ nhỏ để đặt bàn ăn tiện lợi.
Tạo hình chữ L cho nhà bếp bằng cách kết hợp hệ thống tủ với các phụ kiện. Từ các phụ kiện khác nhau sẽ tạo nên gian bếp theo phong cách hiện đại, cổ điển hay truyền thống./.
10 quy tắc vàng để có một căn bếp thoáng đãng, tối giản
Với cấu tạo bếp mở hoặc những ai yêu thích phong cách đơn giản, gọn nhẹ, căn bếp tối giản thực sự là một gợi ý hay ho.
Một căn bếp tối giản tới mức gần như "trống trơn" ngày càng trở nên phổ biến, trở thành xu hướng yêu thích của nhiều người.
Nếu bạn đang sở hữu một căn bếp mở thì phong cách này khiến tổng thể không gian rộng rãi, thoáng đãng và sạch sẽ hơn. Ngoài ra, với những người bận rộn không có nhiều thời gian dọn dẹp và những ai yêu thích phong cách đơn giản, gọn nhẹ, căn bếp tối giản thực sự là một gợi ý tuyệt vời.
Dưới đây là những quy tắc vàng để bạn sở hữu được căn bếp như vậy.
1. Không có nhiều hơn những thứ bạn cần
Nếu bạn thường xuyên tổ chức các bữa tiệc mời bạn bè đến dự, vậy thì có thể dự trữ sẵn nhiều bộ bát ăn. Trong trường hợp bạn hiếm khi có khách đến dùng bữa, hãy giảm bộ sưu tập đồ dùng nhà bếp của mình xuống.
Với nguyên tắc tương tự, bạn đừng bao giờ mua sắm và cất giữ các món đồ nhiều hơn nhu cầu sử dụng.
2. Loại bỏ các loại bát đĩa không sử dụng đến trong 6 tháng qua
Nếu có chiếc cốc hoặc bộ bát đĩa nào đó chưa từng sử dụng trong 6 tháng qua, bạn nên cân nhắc việc tặng chúng đi.
Cả một quãng thời gian dài không sử dụng đến, nghĩa là bạn không thực sự cần món đồ đó trong căn bếp. Hãy chỉ giữ lại những thứ bạn thường xuyên sử dụng mà thôi.
3. Đừng để thứ "lạc loài"
Nhà bếp chỉ được dùng để lưu trữ những thứ liên quan đến nấu nướng mà thôi. Điều đó nghĩa là các món đồ giải trí hay bất kì thứ gì khác không liên quan đến bếp, bạn cần loại bỏ chúng ra ngoài để làm thoáng không gian.
4. Không nên mua thiết bị chỉ có 1 công dụng
Việc sở hữu các công cụ chỉ có 1 công dụng như máy luộc trứng, máy làm mì sẽ khiến căn bếp của bạn ngày càng chật chội. Chẳng những thế món đồ kiểu ấy còn không được sử dụng thường xuyên, thậm chí sẽ bị lãng quên sau vài lần dùng, gây lãng phí tiền bạc.
Chỉ ăn món mì đôi lần mỗi tháng không cần thiết để bạn sắm cả 1 chiếc máy làm mì. Bạn nên mua các sản phẩm bán sẵn ở siêu thị. Bằng cách thực hiện quy tắc ấy, bạn sẽ hạn chế được rất nhiều dụng cụ không cần thiết, giải phóng không gian nhà bếp.
5. Giữ thói quen dọn dẹp
Để căn bếp luôn sạch sẽ thì nó cần phải được lau dọn thường xuyên. Ngoài lau sạch bụi bẩn, vết dính thức ăn, bạn còn cần dọn tất cả rác thải bỏ đi.
Hãy luôn đảm bảo rằng nhà bếp đã gọn gàng và sạch sẽ trước khi bạn đi ngủ. Nếu quá bận rộn không có thời gian, bạn có thể lau dọn sơ qua, chỉ mất khoảng 10 - 20 phút, để kiểm soát không cho tình trạng bừa bộn vượt quá giới hạn.
6. Giữ cho quầy bếp thoáng nhất có thể
Đừng đặt mọi thứ lên quầy bếp, hãy tìm những "ngôi nhà" cố định cho các thiết bị làm bếp của bạn. Giải phóng không gian quầy bếp một cách tối đa là yếu tố quan trọng làm nên căn bếp tối giản.
7. Thanh lọc tủ lạnh mỗi tuần
Dọn dẹp và thanh lọc tủ lạnh mỗi tuần không chỉ giúp làm sạch nó mà còn tốt cho việc mua sắm thực phẩm. Bạn sẽ biết rõ thứ gì mình không cần mua mới và thứ gì đã hết cần bổ sung, tránh mua thừa gây lãng phí thực phẩm.
8. Không nên giữ các bản sao
Nếu bạn giữ đồng thời 3 chiếc thìa giống nhau trong bếp thì hoàn toàn được. Vậy nhưng việc bạn có tới 3 chiếc kẹp gắp salad thì rõ ràng là không nên chút nào.
Loại bản sao duy nhất mà bạn được phép lưu giữ lại là món đồ sử dụng đến đồng thời và thường xuyên.
9. Thường xuyên dọn dẹp tủ đựng đồ khô
Một căn bếp tối giản sẽ sở hữu khu vực đựng đồ khô không có những thứ đã hết hạn cách đây cả năm trời, hoặc 7 chai nước sốt giống hệt nhau chất đống trong góc tủ.
Hãy đảm bảo bạn thường xuyên dọn dẹp tủ đựng đồ khô của mình, loại bỏ các thứ đã hết hạn, hỏng mốc. Ngoài ra bạn nên giữ cho các món đồ trong đó không ít hơn nhưng cũng không nhiều hơn nhu cầu sử dụng.
10. Không chứa đồ dùng một lần
Những chiếc cốc nhựa, đũa gỗ bọc giấy dùng một lần hay các gói tương cà, tương ớt nhỏ sử dụng cho một lần ăn - tất cả đều không thân thiện với một căn bếp tối giản. Chúng sẽ chẳng có công dụng gì nhiều ngoài việc khiến căn bếp của bạn lộn xộn hơn.
Hot mom tặng hẳn con gái căn bếp màu tím mộng mơ, chị em yêu bếp tinh mắt sẽ phát hiện ra chiếc tủ lạnh đời mới cực hot hit Ngắm căn bếp tím mộng mơ này có chị em nào lại không liêu xiêu chứ. Chị Ngô Thuý Hằng - bà mẹ hot mom sở hữu tận 3 khu bếp trong nhà chưa bao giờ khiến chị em thôi ngưỡng mộ với bộ sưu tập bếp "hàng khủng" của mình. Để thoả mãn đam mê nấu nướng, chị Hằng đã thiết kế...