Thiệt hại vì dịch vụ lưu trữ trực tuyến đóng cửa
Sự việc website lưu trữ dữ liệu trực tuyến MegaUpload bị đóng cửa do ảnh hưởng từ 2 dự luật SOPA/ PIPA đã khiến không ít người dùng tại Việt Nam “méo mặt” vì bị mất hết dữ liệu cũng như số tiền đã mua tài khoản tại website này.
Dưới tác động gián tiếp từ 2 dự luật về bản quyền SOPA và PIPA, website lưu trữ, chia sẻ dữ liệu thuộc hàng lớn nhất thế giới MegaUpload đã phải đóng cửa khiến hàng triệu người dùng, trong đó có nhiều người dùng Việt Nam bị mất trắng dữ liệu cũng như không thể lấy lại được số tiền đã bỏ ra để mua tài khoản tại website này. Nhiều người dùng khác cũng đang hết sức lo lắng trước nguy cơ dữ liệu và tiền đã bỏ ra ở các dịch vụ lưu trữ trực tuyến khác cũng có khả năng “bốc hơi” trong thời gian tới.
Mất trắng vì MegaUpload
Anh Đình Trung ở TPHCM cho biết mình đã sử dụng dịch vụ lưu trữ dữ liệu MegaUpload từ rất lâu và mới đây anh đã đăng ký sử dụng tài khoản Premium của dịch vụ này. Mỗi tháng anh Trung đã phải chi gần 230.000 đồng để đóng tiền thuê tài khoản tại MegaUpload để lưu các dữ liệu về thiết kế website của mình và cung cấp cho khách hàng. Khi website MegaUpload bị đóng cửa, anh Trung đã không nhận được bất cứ thông tin cảnh báo nào trước đó. Kết quả là bây giờ hàng chục GB dữ liệu đã tải lên đó đã mất hết, số tiền anh Trung bỏ ra để mua tài khoản tại đây cũng mất luôn mà chẳng được bồi thường.
Website MegaUpload đóng cửa đã khiến nhiều người dùng mất trắng dữ liệu và tiền mua tài khoản từ website này
Còn anh Thanh Bình ở TPHCM thì than thở về tình cảnh của mình khi anh đã mua trọn gói tài khoản Premium tại MegaUpload với giá gần 50 USD mỗi năm. Vì nhu cầu chia sẻ dữ liệu dung lượng lớn với khách hàng nên anh Bình sử dụng dịch vụ này cho tiện. Nay anh bị mất hết vì dữ liệu đã bị xóa sạch khi website này đã đóng cửa, số tiền thuê bao mới mua đầu năm 2012 bây giờ không biết hỏi ai để được bồi thường. “Chuyện ai vi phạm bản quyền thì xử lý theo luật. Song không phải ai cũng sử dụng dữ liệu vi phạm bản quyền mà có nhiều người lưu trữ các dữ liệu phục vụ cho công việc hay chia sẻ các hình ảnh, video cá nhân, bây giờ mất hết như vậy thì quả là thiệt hại quá lớn”, anh Bình cho biết.
Nhiều cư dân mạng khác cũng “khóc ròng” và than thở trên các diễn đàn mạng như VNZoom, VOZ, 5giay… về tình cảnh của mình khi dữ liệu bị mất hết, tiền phí mua dịch vụ cũng không còn và chuyện được bồi thường gần như không thể xảy ra.
Video đang HOT
“Tháo chạy” khỏi các website lưu trữ dữ liệu
Sau khi MegaUpload bị đóng cửa khiến hàng triệu người dùng mất trắng toàn bộ dữ liệu cũng như số tiền đã bỏ ra để mua các tài khoản cấp cao, đã xảy ra hiện tượng hàng loạt người dùng tháo chạy khỏi các dịch vụ lưu trữ dữ liệu. Nhiều người dùng tại Việt Nam cũng rất lo lắng về số phận của các dữ liệu đã tải lên đây. Trong những ngày gần đây, sau khi MegaUpload bị đóng cửa, nhiều người dùng Việt Nam sử dụng các dịch vụ lưu trữ dữ liệu khác tại MediaFire, RapidShare, Filesonic… đã ồ ạt tải về các dữ liệu của mình hoặc chuyển sang sử dụng các dịch vụ lưu trữ khác.
Theo chúng tôi được biết, dịch vụ lưu trữ trực tuyến MegaUpload đã cung cấp tính năng trả tiền dành cho những người tải dữ liệu. Điều này đã khiến cho MegaUpload vi phạm điều luật bảo hộ bản quyền, vì đã trả tiền cho những dữ liệu vi phạm. Nhiều người dùng tại các website này tuy chẳng hề tải lên hay chia sẻ các dữ liệu vi phạm bản quyền nhưng đã bị vạ lây từ việc vi phạm bản quyền của những người khác.
Nhiều website lưu trữ trực tuyến khác cũng đang trong tầm ngắm có thể bị đóng cửa do liên quan đến việc vi phạm về bản quyền
Anh Quốc Cường, một chuyên gia về an ninh mạng tại TPHCM cho biết cách tốt nhất hiện nay để bảo vệ các dữ liệu cùa mình là nên tải về các dữ liệu đã tải lên tại các dịch vụ lưu trữ trực tuyến; hoặc chuyển sang dùng tại các dịch vụ lưu trữ trực tuyến ít có liên quan đến việc vi phạm bản quyền hay các dịch vụ lưu trữ trực tuyến trong nước.
Thông tin cập nhật đến ngày 25-01-2012 cho thấy hàng loạt website lưu trữ trực tuyến khác cũng đang âu lo trước nguy cơ bị đóng cửa và đã có những động thái xử lý mạnh tay liên quan đến các hoạt động lưu trữ dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu vi phạm bản quyền nhằm tránh bị đóng cửa. Cụ thể Filesonic, dịch vụ lưu trữ và chia sẽ dữ liệu được thành lập vào năm 2005 đã chính thức thông báo việc vô hiệu hóa chức năng chia sẻ dữ liệu giữa những người dùng với nhau. Hiện tại người dùng không thể tải dữ liệu được chia sẻ tại Filesonic được nữa mà chỉ có thể tải về chính dữ liệu của mình đã đưa lên mà thôi. Còn dịch vụ chia sẻ Fileserve mới đây đã tiến hành loại bỏ các tài khoản vi phạm bản quyền, đồng thời dừng vô thời hạn chương trình trả tiền cho người dùng tải dữ liệu của mình lên. Các website như 4Shared đã và đang xóa rất nhiều dữ liệu, còn website Filepost đã xóa toàn bộ các dữ liệu vi phạm, website Uploaded.to thì chặn mọi truy cập đến từ Mỹ… . Nhiều người dùng khác thì vội vã tải về tất cả các dữ liệu mình đã tải lên các website lưu trữ trực tuyến nổi tiếng như RapidShare hay MediaFire để tránh nguy cơ bị mất trắng như đã xảy ra với MegaUpload.
Sẽ có những dự luật mới tương tự như SOPA, PIPA
Hiện tại hai dự luật về bản quyền SOPA và PIPA đã chính thức bị bãi bỏ song ảnh hưởng từ 2 dự luật này trong những ngày đầu năm 2012 là không hề nhỏ.
Dưới tác động gián tiếp từ 2 dự luật này website MegaUpload đã phải đóng cửa, nhiều người dùng trên thế giới đã mất trắng dữ liệu cũng như số tiền đã bỏ ra để mua tài khoản từ website này. Hàng loạt website lưu trữ trực tuyến khác cũng rơi vào tầm ngắn phải đóng cửa. Tuy đã được bãi bỏ song các nhà phân tích đánh giá nó sẽ là tiền đề để cho ra đời các dự luật mới có tính chất tương tự như SOPA và PIPA trong thời gian tới.
Theo Người Lao Động
Hủy bỏ hai dự luật "giết Internet" SOPA, PIPA
Trong nhiều ngày qua, hai dự luật SOPA và PIPA liên tục là đề tài nóng hổi bởi những bất lợi mà nó mang lại cho người dùng internet trên toàn thế giới nếu cả hai được thông qua.
Lammar Smith đã chính thức đệ đơn xin rút lại việc xem xét dự luật này tại Hạ Viện Mỹ.
Vào ngày hôm qua, tác giả của dự luật SOPA, ông Lammar Smith đã chính thức đệ đơn xin rút lại việc xem xét dự luật này tại Hạ Viện. Dân biểu đến từ Texas này thừa nhận rằng ông đã nhận được rất nhiều ý kiến về việc bác bỏ đạo luật này. Và thừa nhận rằng SOPA không thật sự ngăn chặn nạn vi phạm bản quyền.
Bên cạnh việc rút lui của Lammar Smith, Thượng Viện Mỹ mới đây cũng công bố việc tạm hoãn cả dự luật PIPA. Đây là một thông tin khá bất ngờ vì mọi người đều biết đến tận 24/01 Thượng Viện mới nhóm họp để biểu quyết cho PIPA.
Thượng Nghị Sĩ Harry Reid công bố việc Thượng Viện chính thức không đưa ra xem xét dự luật PIPA tại Thượng Viện.
Người đứng đầu Thượng Viện Mỹ, Thượng Nghị Sĩ Harry Reid đã lên tiếng công bố việc Thượng Viện chính thức không đưa ra xem xét dự luật PIPA tại Thượng Viện. Ông cũng cho biết thêm rằng việc vi phạm bản quyền là một vấn đề rất nghiêm trọng và nó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Mỹ. Mặc dù vậy, dự luật PIPA vẫn còn nhiều bất cập và nó khó có thể ngăn chặn vấn nạn trên một cách hiệu quả. Như vậy sau nhiều ngày đấu tranh chiến thắng đã thuộc về cộng đồng người dùng intenet trên thế giới.
Mọi việc vẫn chưa thật sự kết thúc. Cả hai dự luật SOPA và PIPA chắc chắn sẽ không còn được nhắc đến trong năm 2012, nhưng những đạo luật tương tự hoàn toàn có thể xuất hiện trong những năm tới.
Thế nhưng có thể thấy được những điểm sáng rất tích cực thông qua cuộc đấu tranh chống lại SOPA và PIPA. Tiếng nói của hàng trăm triệu người dùng trên thế giới đã mang lại được một kết quả như mong đợi.
Theo VietNamNet
Thêm một dịch vụ chia sẻ file "tự nguyện" đóng cửa Sau khi Megaupload bất ngờ bị đóng cửa và các nhân vật liên quan bị tống giam chờ điều tra, đến lượt FileSonic, một trong những dịch vụ chia sẻ file và lưu trữ dữ liệu lớn nhất thế giới cũng đã quyết định tự nguyện đóng cửa dịch vụ chia sẻ file của mình. FileSonic là một trong những dịch vụ lưu...