Thiệt hại nặng nhất của Hải quân Mỹ sau chiến tranh Việt Nam
Tháng 5/1987, phi công Iraq lái máy bay chiến đấu phóng 2 tên lửa chống hạm vào tàu khu trục USS Stark khiến con tàu hỏng nặng, suýt chìm và làm 37 thủy thủ Mỹ thiệt mạng.
Tàu khu trục USS Stark nghiêng hẳn về một bên sau khi trúng tên lửa chống hạm của Iraq. Ảnh: Navybook
Từ đồng minh thành kẻ thù
Theo Navybook, trong giai đoạn diễn ra chiến tranh Iran-Iraq 1980-1988, Hải quân Mỹ hoạt động với vai trò hỗ trợ cho Iraq trong cuộc chiến. Khi đó tàu khu trục USS Stark là một phần trong lực lượng được triển khai tới Trung Đông giai đoạn 1984-1987.
Đây là một tàu khu trục nhỏ lớp Oliver Hazard Perry do thuyền trưởng Glenn R. Brindel chỉ huy. Khoảng 20h ngày 17/5/1987, một chiếc máy bay Mirage-F1 của Không quân Iraq cất cánh từ sân bay Shaibah hướng về vịnh Ba Tư.
Chiếc Mirage-F1 mang theo 2 tên lửa chống hạm Exocet, bay ở độ cao 1,5 km cách mặt nước biển với vận tốc khoảng 880 km/h. Lúc đó, một máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWACS đang tuần tra trong khu vực đã cảnh báo cho tàu USS Stark về sự xuất hiện của máy bay Iraq.
Thuyền trưởng Brindel đã chủ quan khi không báo động cho thủy thủ đoàn chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ông ra lệnh cho sĩ quan thông tin liên lạc với máy bay lạ nhưng không nhận được phản hồi.
Lúc 22h10, thuyền trưởng nhận được thông báo khẩn là tàu chiến đã bị khóa vào radar điều khiển hỏa lực Cyrano IV trên chiếc F1. Chiến đấu cơ Iraq phóng tên lửa Exocet đầu tiên cách tàu 32 km, tên lửa thứ hai cách 24 km.
Tên lửa đầu tiên lao vào cấu trúc thượng tầng cách mặt nước khoảng 10 m nhưng không phát nổ. Tuy vậy, nó gây ra đám cháy lớn lan rộng đến phòng thông tin, nhà kho và trung tâm hoạt động chiến đấu. Tên lửa thứ hai lao vào mạn trái rồi phát nổ, gây ra một lỗ thủng lớn có kích thước 3 x 4,5 m.
Quá bất ngờ bởi vụ tấn công, thủy thủ đoàn không còn đủ bình tĩnh để tàu bắn trả. Máy bay AWACS hoạt động trong khu vực báo động cho sở chỉ huy ở Saudi Arabia và yêu cầu điều động máy bay đánh chặn.
Tuy nhiên, kiểm soát không lưu mặt đất không đủ thẩm quyền để ra lệnh cho máy bay cất cánh. Chiến đấu cơ Iraq dễ dàng thoát đi mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.
Thiệt hại nặng nhất sau chiến tranh Việt Nam
Tàu khu trục USS Stark đã gặp may khi tên lửa đầu tiên không phát nổ, nếu cả 2 tên lửa đều nổ, chiến hạm Mỹ có thể đã bị phá hủy. Ảnh: Navybook
Video đang HOT
Hậu quả vụ tấn công khiến 37 thủy thủ thiệt mạng, trong đó 29 người chết tại chỗ, 8 người khác chết sau đó do vết thương quá nặng, 21 người bị thương. Các thủy thủ còn sống phải chiến đấu với ngọn lửa trong gần 24 giờ đồng hồ.
Thuyền trưởng Glenn R. Brindel ra lệnh cho các thủy thủ di chuyển hàng hóa và đồ đạc sang bên mạn phải để phần bị thủng bên mạn trái cao hơn mặt nước. Tàu khu trục USS Waddell hoạt động gần đó đã nhận được tín hiệu cấp cứu và nhanh chóng tiến đến hỗ trợ.
Các thủy thủ đã giữ cho tàu không bị chìm và may mắn phòng máy vẫn hoạt động nên tàu đã tự tiến về Bahrain dưới sự hộ tống của tàu Waddell. Hải quân Mỹ phải tốn 142 triệu USD để khôi phục hoạt động cho tàu USS Stark.
Lý do tàu khu trục USS Stark bị tấn công đến nay vẫn không thực sự rõ ràng. Lúc đó con tàu đang ở cách đường hải phận Iraq (thuộc hải phận quốc tế) 32 km. Phía Iraq cho rằng, tàu khu trục của Mỹ đã xâm nhập hải phận của họ.
Cựu tổng thống Iraq Saddam Hussein cho rằng, phi công của họ đã nhầm tàu của Mỹ với tàu hàng Iran. Vụ tấn công dẫn đến bê bối ngoại giao lớn giữa Washington và Baghdad.
Các cuộc điều tra của Hải quân Mỹ cho thấy, quá trình đào đạo và vận hành chiến đấu trên tàu khu trục USS Stark cũng như một số tàu chiến khác quá lỏng lẻo. Hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx vẫn ở trong chế độ chờ mặc dù đã được cảnh báo trước về sự xuất hiện của máy bay lạ.
Tệ hơn, hệ thống phóng mồi bẫy đánh lừa tên lửa chống hạm Mark 36 SRBOC trên tàu không mang theo đạn rải nhiễu, cho dù nó đang hoạt động trong khu vực chiến sự. USS Stark là tàu chiến duy nhất của Mỹ bị tấn công bằng tên lửa chống hạm kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Bốn năm sau vụ tấn công, Mỹ tiến hành chiến dịch Bão táp sa mạc tấn công vào Iraq.
Theo Tri Thức
Phi công Việt Nam trên trực thăng, tàu chiến Mỹ
Đại diện hải quân Việt Nam và hải quân Mỹ trên khu trục hạm US Fitzgerald và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth đã có buổi làm việc lý thú.
Trên tàu khu trục hạm USS Fitzgerald, hải quân hai bên đã trao đổi trên sơ đồ một số thông tin liên quan đến bộ quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển, các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn, và cách điều khiển tàu. (Ảnh: LĐO)
Tại đây, hai bên đã thống nhất sử dụng những tần số vô tuyến nhất định giữa hai đài chỉ huy để liên lạc với nhau trước khi ra khơi thực hành trong hôm sau. Thiếu tá Greg Adams, đại diện cho lực lượng đặc biệt 73 (Hải quân Hoa Kỳ) đóng tại Singapore, cho biết ông rất thích thú khi được thực hành huấn luyện cùng Hải quân Việt Nam. (Ảnh TTO)
Nói về tầm quan trọng của bộ quy tắc ứng xử, thiếu tá Grey Adams cho rằng: Nếu ở trên biển, không có sự trao đổi hiểu biết lẫn nhau thì thật sự là một thách thức. Việc thực hành bộ quy tắc ứng xử hết sức quan trọng. (Ảnh: LĐO)
Cũng tại thời điểm này trên tàu USS Fort Worth, hải quân hai nước đã có cuộc trao đổi về việc điều hành các máy bay trực thăng có người lái cũng như không người lái. Các sĩ quan phi công thuộc lữ đoàn không quân - hải quân 954 cũng đã lên buồng lái máy bay trực thăng SeaHawk để tham quan và trao đổi kinh nghiệm. (Ảnh: LĐO)
Thiếu tá Ted Hill, người chỉ huy toàn bộ máy bay trực thăng trên tàu USS Fort Worth, cho biết ông rất vui khi được tiếp đón các sĩ quan hải quân Việt Nam thăm tàu. (Ảnh PLO)
Nói về sức mạnh chiến đấu của các trực thăng và kinh nghiệm trong quá trình trao đổi kinh nghiệm giữa lực lượng hải quân hai nước, thiếu tá Ted Hill cho rằng phi đội của ông là phi đội đầu tiên của hạm đội 7 Hoa Kỳ có thể vận hành cùng lúc 2 loại máy bay có người lái lẫn không người lái. (Ảnh PLO)
"Đợt huấn luyện này kéo dài 16 tháng, trong đó có cả việc ghé thăm và giao lưu cùng Hải quân Việt Nam. Việc giao lưu này hết sức đặc biệt vì trong tương lai chúng tôi có thể hợp tác cùng nhau" - thiếu tá Ted Hill nói. (Ảnh PLO)
Được biết những ngày tiếp theo, hải quân hai nước tiếp tục trao đổi về tìm kiếm cứu nạn, quân y, an ninh hàng hải. Các lĩnh vực chuyên môn như kiểm soát thiệt hại trên tàu, giải cứu tàu ngầm và các hoạt động thể thao, ca nhạc... (Ảnh PLO)
Theo kế hoạch, ngày 10/4, hai tàu khu trục này chính thức rời cảng Tiên Sa kết thúc chuyến thăm TP Đà Nẵng. (Ảnh PLO)
Các phi công Hải quân Việt Nam tìm hiểu về trực thăng MH 60R Seahawk (Diều hâu đen) của lực lượng Hải quân Hoa Kỳ. (Ảnh LĐO)
Các phi công Hải quân Việt Nam tìm hiểu về trực thăng MH 60R Seahawk (Diều hâu đen) của lực lượng Hải quân Hoa Kỳ. (Ảnh LĐO)
Các phi công Hải quân Việt Nam với phi công Hải quân Hoa Kỳ còn trao đổi về máy bay không người lái VTUAV MQ-8B fire Scout. (Ảnh LĐO)
Chiến hạm USS Fort Worth cùng lúc có thể chứa được cả máy bay có người lái và không người lái. (Ảnh TTO)
Tàu Fort Worth được trang bị hệ thống pháo Bofors Mk 110 cỡ nòng 57mm. Hệ thống pháo có chức năng kép, tự đông bắn, sử dụng đạn Bofors 57mm 3P tự lập trình cho mọi mục tiêu, cho phép 3 chế độ bắn, chế độ tự động hẹn giờ, đánh giá tác động và các chức năng xuyên giáp. (Ảnh: LĐO)
Tàu Fort Worth được trang bị hệ thống pháo Bofors Mk 110 cỡ nòng 57mm. Hệ thống pháo có chức năng kép, tự đông bắn, sử dụng đạn Bofors 57mm 3P tự lập trình cho mọi mục tiêu, cho phép 3 chế độ bắn, chế độ tự động hẹn giờ, đánh giá tác động và các chức năng xuyên giáp. (Ảnh: LĐO)
Các hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng 2-MK 41/MOD 2 (90 bệ phóng cho tên lửa Standard, tên lửa hành trình TOMAHAWK hoặc hệ thống phóng ngư lôi thẳng đứng ASROC)... trên tàu USS Fitzgerald. (Ảnh: LĐO)
Bệ phóng tên lửa trên tàu USS Fitzgerald. Ảnh: LĐO.
Theo Đất Việt
Clip Hải quân Việt Nam Hoa Kỳ huấn luyện trên hai chiến hạm siêu hiện đại Chiều 7-4, Hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ đã có buổi huấn luyện đầu tiên trên khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62) và tàu tác chiến ven biển USS Fort Worth thuộc Liên đội tàu Khu trục (DESRON) vừa cập cảng Tiên Sa vào sáng 6-4. Đây là hoạt động nằm trong chương trình giao lưu...