Thiệt hại lâu dài của Mỹ khi đẩy Nga và cuộc chiến trên 3 mặt trận
Andy Mok, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa (CCG) mới đây nhận định trên trang web của CCG rằng Mỹ đang can dự với Nga trong 3 cuộc chiến.
Điều này gây ra những tác động tiêu cực đối với trật tự toàn cầu do Mỹ dẫn đầu.
Binh sĩ Nga trong chiến dịch quân sự tại Ukraine. Ảnh: Reuters
Đầu tiên là cuộc xung đột quân sự ở Ukraine. Tiếp theo là cuộc chiến thông tin đang diễn ra với các hãng truyền thông phương Tây như CNN và các nền tảng truyền thông xã hội như Twitter. Cuối cùng, và quan trọng nhất, đó là cuộc chiến kinh tế.
Theo ông Mok, lý do duy nhất có thể khiến cuộc xung đột quân sự ở Ukraine kéo dài là vì bị Washington kích động và chi phối. Nếu không có sự hỗ trợ vũ khí và nhiều nguồn lực khác, chẳng hạn như tên lửa Stingers, Javelin, máy bay không người lái Switchblade và quá trình huấn luyện quân sự bí mật kéo dài nhiều năm và khả năng hỗ trợ tình báo do Mỹ cùng các đồng minh phương Tây cung cấp, thì cuộc xung đột quân sự ở Ukraine khó xảy ra.
Kết quả là, cuộc xung đột đã gây ra cảnh tàn phá trên diện rộng, thiệt hại về nhân mạng và tạo ra cuộc khủng hoảng người tị nạn với nguyên nhân trực tiếp do sự can thiệp của Mỹ. Nhưng nhìn từ góc độ địa chính trị, cuộc chiến quân sự là ít quan trọng nhất.
Đồng thời với xung đột quân sự là cuộc chiến tuyên truyền. Được định hướng bởi các hãng truyền thông phương Tây, Nga bị tấn công từ hai góc độ. Đầu tiên là tuyên truyền rằng hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine là một cuộc tấn công vô cớ đang thất bại. Góc độ thứ hai nhằm thể hiện rằng Mỹ và các nước phương Tây đang đoàn kết để đối phó Nga, và thế giới đang đứng về phía những người bảo vệ tự do này.
Tuy nhiên, đó không phải là sự thật. Về tuyến tấn công đầu tiên, các chuyên gia đều đã cảnh báo không nên vượt qua ranh giới đỏ của Nga ở Ukraine, nhưng những cảnh báo này đã bị bỏ qua một cách vô tình hoặc cố ý.
Video đang HOT
Về khía cạnh thứ hai, các phương tiện truyền thông phương Tây đã phớt lờ hoặc hạ thấp số lượng các quốc gia không ủng hộ các biện pháp trừng phạt do Mỹ dẫn đầu đối với Nga. Các quốc gia này không chỉ có Trung Quốc mà còn cả Ấn Độ, Iran và một số quốc gia có tầm quan trọng về địa chính trị khác. Thật vậy, từ các quốc gia trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đến Nam Á, châu Phi và thậm chí cả Mỹ Latinh, Nga có nhiều đối tác hơn những điều mà truyền thông phương Tây đăng tải.
Cuộc chiến thứ ba, cuộc chiến kinh tế, có vai trò quan trọng nhất. Các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Moskva là chưa từng có và nhằm mục đích đánh sập nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, chúng không hiệu quả như dự định của phương Tây, thậm chí còn có tác dụng ngược, có thể đẩy nhanh việc phá hủy vị thế thống trị của Mỹ trong trật tự toàn cầu.
Cụ thể, việc đóng băng tài sản của Ngân hàng trung ương Nga đã cho thế giới thấy rằng Mỹ là một nhân tố chính trị không đáng tin cậy, có thể thay đổi chính sách “180 độ” do chu kỳ bầu cử tổng thống kéo dài 4 năm. Yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp cho năng lượng xuất khẩu của Nga có thể chỉ là bước khởi đầu của việc làm suy giảm vị thế của đồng USD. Việc mất quyền bá chủ của đồng USD sẽ là thảm họa đối với Mỹ.
Châu Âu đã nhập khẩu nhiều khí đốt tự nhiên từ Nga vào năm 2021. Việc gián đoạn nguồn cung này và thậm chí giá cả tăng vọt sẽ là thảm họa đối với châu Âu, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa và mùa Đông quay trở lại. Đây có thể là nguyên nhân quan trọng phá vỡ đoàn kết của liên minh do Mỹ đứng đầu chống Nga.
Tóm lại, ông Mok cho rằng vẫn chưa rõ Nga có thua trong ba cuộc chiến này hay không, nhưng cuộc xung đột Ukraine có thể gây thiệt hại nhiều hơn cho Mỹ về lâu dài.
Từ COVID-19 tới Ukraine, dấu hiệu phi toàn cầu hóa có thể là tương lai kinh tế thế giới
Các chuyên gia cho rằng xu thế trong những năm 2020 có thể là phi toàn cầu hóa khi nhiều quốc gia cảm thấy cần phải từ bỏ lợi ích của việc phụ thuộc lẫn nhau để trở nên tự chủ hơn.
Người dân xếp hàng bên ngoài siêu thị tại Arlington, Virginia, Mỹ ngày 4/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang Axios, ông Adam Posen, Chủ tịch Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, đã ví hiện tượng này là "xói mòn toàn cầu hóa" trong một bài viết trên tạp chí Foreign Affairs.
Ông nói: "Có vẻ như bây giờ nền kinh tế thế giới thực sự sẽ chia thành các khối. Mỗi bên đều cố gắng tách khỏi nhau và sau đó giảm bớt ảnh hưởng của khối kia. Khi có ít mối liên kết kinh tế hơn, thế giới sẽ chứng kiến xu hướng tăng trưởng thấp hơn và ít đổi mới hơn. Các công ty và ngành công nghiệp nội địa sẽ có nhiều quyền lực hơn để yêu cầu các biện pháp bảo hộ đặc biệt. Nhìn chung, lợi nhuận thực tế từ các khoản đầu tư của các hộ gia đình và tập đoàn sẽ giảm xuống".
Trong nhiều năm nay, các công ty Mỹ có chuỗi cung ứng đa quốc gia phức tạp đã phải vất vả vì gánh những chi phí bất ngờ. Đầu tiên là các mức thuế cao áp lên hàng hóa Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại mà cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động. Các mức thuế cao này ảnh hưởng tới nhiều sản phẩm và nguồn nhập khẩu khác nhau.
Tiếp đó là đại dịch COVID-19 đã khiến các quốc gia đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại nghiêm trọng. Các gián đoạn do COVID-19 khiến Mỹ thiếu ô tô và hàng hóa.
Hiện nay, giá dầu và các mặt hàng nông nghiệp đã tăng vọt do cuộc chiến ở Ukraine. Khi Nga bị cắt đứt khỏi nền kinh tế thế giới, có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt các vật liệu công nghiệp quan trọng như niken, paladi và neon.
Điều này đang khiến các doanh nghiệp buộc phải có kế hoạch đề phòng. Có nghĩa là, họ ngày càng sẵn sàng hy sinh hiệu quả để đổi lấy độ tin cậy.
Các nhà đầu tư hàng đầu cũng có cùng quan điểm. Giám đốc BlackRock, ông Larry Fink, đã viết trong một bức thư mới gửi cho các cổ đông rằng cuộc chiến Ukraine đã đặt dấu chấm hết cho quá trình toàn cầu hóa diễn ra trong những thập kỷ gần đây.
Ông Howard Marks thuộc công ty Oaktree Capital viết trong một lá thư cho các nhà đầu tư mới, nói rằng kỷ nguyên toàn cầu hóa này mang lại lợi ích cho GDP toàn cầu, nhưng tránh xa toàn cầu hóa có thể an toàn hơn cho các nhà nhập khẩu, tăng tính cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước và số lượng việc làm ngành sản xuất trong nước.
Tóm lại, nền kinh tế toàn cầu của những năm 2020 sẽ khá khác so với thế giới ba thập kỷ trước.
Đối với những khó khăn mà chính sách kinh tế phải đối mặt trong những năm 2010, có một biện pháp cứu vãn. Hai vấn đề mà Mỹ và các quốc gia tiên tiến khác phải đối mặt là tỷ lệ thất nghiệp quá cao và lạm phát quá thấp đều có chung một giải pháp: các biện pháp kích thích.
Tuy nhiên, thời đại đó có thể đã qua. Ông Mark Carney, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh và Ngân hàng Canada lập luận rằng các vấn đề như đổ vỡ toàn cầu hóa có nghĩa là phải đánh đổi.
Hoạt động bốc xếp hàng hóa tại cảng ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Nếu nhận định của ông Carney đúng, lãi suất và lạm phát sẽ liên tục cao hơn trong thập kỷ tới.
Khi nhu cầu suy giảm trong nền kinh tế, chẳng hạn như do cuộc khủng hoảng tài chính, nó có xu hướng làm giảm cả lạm phát và việc làm cùng một lúc. Do đó, kích thích kinh tế sẽ giúp ích cho cả hai vấn đề cùng lúc.
Trong thực tế, theo mô hình của các ngân hàng trung ương, cùng chính sách đó sẽ tạo ra cả việc làm và giúp lạm phát ổn định ở mức 2%.
Nhưng khi vấn đề là cú sốc đối với phía cung của nền kinh tế, chẳng hạn như đại dịch gây rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu, thì việc kích thích nhiều hơn nhằm giúp đưa mọi người có việc làm cũng có xu hướng làm trầm trọng thêm lạm phát.
Ông Carney cho biết trong một bài phát biểu tại Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia tuần này: "Cũng giống như toàn cầu hóa tạo ra giảm phát, thì phi toàn cầu hóa sẽ tạo ra lạm phát".
Ông cho rằng thích ứng với khí hậu trong thập kỷ tới cũng sẽ ảnh hưởng đến lạm phát và lãi suất. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng sẽ cần phải tăng trong khoảng 2% GDP toàn cầu mỗi năm cho đến năm 2050 để ngăn chặn những tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu. Điều này sẽ làm tăng lạm phát trong ngắn hạn và tăng lãi suất trung gian trong dài hạn.
Bất ổn gia tăng tại Burkina Faso Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, bất ổn gia tăng tại Burkina Faso trong ngày 23/1 khi các binh sĩ tiến hành các cuộc chống đối tại một số doanh trại, yêu cầu loại bỏ những người đứng đầu quân đội nước này và phân bổ thêm nguồn lực cho cuộc chiến chống phần tử thánh chiến Hồi giáo kéo dài 7...