Thiệt hại hơn 5.500 tỷ đồng do hạn hán, xâm nhập mặn
Theo số liệu thông kê mới nhất của Bộ NN&PTNT cho biết, thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, ĐBSCL đã lên tới 5.572 tỷ đồng. Hơn 1,5 triệu người dân đang hàng ngày thiếu nước sinh hoạt với những rủi ro lớn đến sức khỏe.
Bộ NN&PTNT cho biết, từ cuối năm 2014, hiện tượng El Nino đã ảnh hưởng đến Việt Nam làm cho nền nhiệt độ tăng cao, thiếu hụt lượng mưa là nguyên nhân gây ra hạn hán, xâm nhập mặn, gây thiệt hại nặng nề và tiếp tục đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất và dân sinh. Đến thời điểm hiện tại, hạn hán và xâm nhập mặn vẫn tiếp tục diễn ra rất gay gắt tại Việt Nam.
Theo thông tin tổng hợp của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, tính đến ngày 22/4/2016, thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL như sau: thiệt hại về lúa: 240.215 ha; về hoa màu: 18.335 ha; cây ăn quả: 55.651 ha; cây công nghiệp: 104.106 ha; thủy sản: 4.641 ha; gây thiếu nước sinh hoạt: khoảng 400.000 hộ. Tổng thiệt hại ước tính là 5.572 tỷ VN đồng (tương đương gần 300 triệu USD). Nhưng điều nghiêm trọng hơn là hơn 1,5 triệu người dân (của 400.000 hộ) đang hàng ngày thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh với những rủi ro lớn đến sức khỏe và sinh hoạt. Hơn nữa, những thiệt hại về lúa và cây ngắn ngày có thể được bù đắp vụ sản xuất sau, nhưng với cây công nghiệp và cây ăn quả thì tổn thất kéo dài ít nhất 4-5 năm sau, khi đó vườn trồng lại mới có thể cho thu hoạch.
Lúa chết, đồng nứt nẻ nên nhiều nông dân ở ĐBSCL lâm vào cảnh trắng tay (ảnh Minh Giang)
Để đối phó có hiệu quả với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL, Bộ NN&PTNT đề nghị Liên Hợp Quốc hỗ trợ các nội dung sau:
Thực hiện hỗ trợ, cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân bị thiệt hại nặng nề do hạn hán, xâm nhập mặn để thực hiện các giải pháp chống hạn hán, xâm nhập mặn. Tổng kinh phí yêu cầu khẩn cấp là 48,5 triệu USD, hỗ trợ các nội dung sau: Hỗ trợ vận chuyển nước sinh hoạt, cung cấp vật liệu xử lý nước và dụng cụ đựng nước, dụng cụ vệ sinh cho người nghèo và phụ nữ dễ bị tổn thương, cải thiện điều kiện vệ sinh tại cac trường học.
Video đang HOT
Hỗ trợ lương thực hoặc tiền mua lương thực cho các hộ bị thiếu ăn, cung cấp giống cây trồng cho hộ nghèo để khôi phục sản xuất, cung cấp thức ăn cho gia súc.
Cung cấp trị liệu thực phẩm và bổ sung vi chất dinh dưỡng để hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng tại cộng đồng và bệnh viện (27.500 trẻ em); cung cấp chất bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai (39.000 người) và cho con bú.
Cung cấp thuốc và vật tư y tế thiết yếu cho các trung tâm y tế xã, bệnh viện huyện và cơ sở y tế khác; tăng cường năng lực giám sát của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh; hỗ trợ năng lực cho các cơ sở y tế để duy trì khám sức khỏe hàng ngày; hỗ trợ cải tạo đất bị nhiễm mặn, cấp nước cho khu vực bị hạn hán, xâm nhập mặn nặng; cung cấp vật nuôi cho các hộ nghèo ở vùng bị ảnh hưởng nặng.
Tài trợ vốn ODA đầu tư các dự án ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn ở Nam Trung bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL. Hỗ trợ tăng cường thể chế, nâng cao năng lực quản lý hạn hán, xâm nhập mặn.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Miền Tây hạn, mặn nghiêm trọng nhất 100 năm
Hạn hán và xâm nhập mặn được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng, nặng nhất 100 năm qua, gây thiệt hại nặng nề các tỉnh miền Tây.
Hàng chục nghìn ha lúa ở miền Tây chết do nước mặn xâm nhập. Ảnh: Cửu Long
"Dù chúng ta có biện pháp ứng phó nhưng thiệt hại vẫn xảy ra và sẽ nghiêm trọng hơn, do vậy cần phải cấp bách thống nhất các biện pháp ứng phó thiên tai", Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nói tại Hội nghị phòng chống hạn, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long, sáng 17/2.
Theo Bộ trưởng Phát, trước mắt phải bảo vệ vụ lúa đông xuân 1,55 triệu ha trên đồng, sau đó tính chuyện an toàn cho vụ hè thu cũng như đời sống sản xuất của người dân. Đồng thời, địa phương phải có giải pháp tầm nhìn tương lai để ứng phó với tình trạng hạn và xâm nhập mặn khốc liệt, gay gắt hơn.
Nạo vét kênh mương nội đồng để giữ ngọt ở vùng bán đảo Cà Mau. Ảnh: Cửu Long
Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp cho thấy, năm 2015 do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên mùa mưa đến trễ và kết thúc sớm. Tổng lượng mưa trên lưu vực thiếu hụt 20-50% trung bình nhiều năm. Mực nước thượng nguồn sông Me Kong tiếp tục xuống nhanh và thấp nhất trong vòng 90 năm qua.
Mùa khô năm nay do thiếu nước ngọt, mặn xuất hiện sớm 2 tháng và nhiều khả năng kết thúc muộn. Hiện, trên các hệ thống sông chính ở miền Tây, mặn xâm nhập sâu 40-93 km, tăng 10-15 km so với các năm trước.
Gần 340.000 ha trong tổng số 1,55 triệu ha lúa đông xuân đang sản xuất tại miền Tây có nguy cơ bị xâm nhập mặn và hạn. Trong đó, 104.000 ha lúa bị thiệt hại nặng nề, hàng chục nghìn ha bị chết.
Tỉnh Vĩnh Long nằm rất xa biển nhưng lần đầu bị nước mặn tấn công. Tỉnh Kiên Giang công bố tình trạng thiên tai hơn 40.000 ha lúa bị chết, đời sống sản xuất của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng... Nhiều khả năng, các địa phương Bến Tre, Trà Vinh, Vị Thanh, Rạch Giá thiếu nước ngọt sinh hoạt từ 2 tháng trở lên.
Hệ thống cống đập ở các địa phương ven biển tại miền Tây được đóng kín để trữ nước ngọt. Ảnh: Cửu Long
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long là vựa lương thực, chiếm 55,5% sản lượng lúa, 70% trái cây, 69% thủy sản của cả nước. Do vậy việc phòng chống hạn, mặn cho vùng này là vấn đề sống còn.
"Trước mắt nên làm đê bao khép kín giữ ngọt, ngăn mặn tại những vùng sản suất trọng điểm như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười... Về lâu dài, Chính phủ nên làm việc với các nước xung quanh để phối hợp giải quyết, thống nhất các biện pháp đảm bảo nguồn nước ngọt, chống hạn, mặn", ông Nguyễn Phong Quang - Phó ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ - nói.
Cửu Long
Theo VNE
Hồ chứa chỉ đủ cung cấp nước ngọt đến hết 30/4 Hồ chứa 500.000m3 nước tại xã Vĩnh Thông (TP Rạch Giá, Kiên Giang) chỉ còn dưới 100.000m3, lượng nước này chỉ đủ cung cấp cho người dân thành phố và một phần huyện Hòn Đất đến lễ 30/4 - 1/5... Ông Nguyễn Hữu Hoài Phương - Giám đốc Cty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang (KIWACO) cho biết. Theo ông Phương, 14...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hiện trường thảm khốc vụ tai nạn trên Quốc lộ 1

Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin

Thiếu nữ 'đăng xuất' dưới giếng, gần 10 năm lộ bí mật thảm, chịu đau 2 lần?

Sau vụ lòng se điếu, đại biểu đề nghị 'nghề của thanh tra' là phải làm đột xuất

Cháy căn hộ chung cư Viễn Đông ở TPHCM, 5 người mắc kẹt

Thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Tuệ Đức

Tiêu huỷ an toàn quả bom nặng 100kg

Vụ lòng se điếu 'fake': Đại sứ ẩm thực ra kèo 1 tỷ, tiết lộ "bùa phép" heo bệnh?

5 trụ bê tông 'mọc' trước chung cư ở Hà Nội, chính quyền phải chỉ đạo khẩn

Nghe đọc lệnh khởi tố qua mạng, cụ bà 77 tuổi suýt mất gần 200 triệu đồng

Thương tâm con gái đi cùng bố bị xe đầu kéo cán tử vong trên quốc lộ 5

Hai cha con tử vong bất thường trong căn nhà khóa trái ở Lâm Đồng
Có thể bạn quan tâm

SUV hạng D công suất 374 mã lực, tiêu thụ 0,8 lít xăng/100 km, giá gần 500 triệu đồng
Ôtô
19:37:31 09/05/2025
WhatsApp thắng kiện NSO Group vụ hack vào năm 2019
Thế giới số
19:35:15 09/05/2025
Thiều Bảo Trâm bị netizen chơi xấu, hát hay nhảy đẹp vẫn bị gán tình cũ Sơn Tùng
Sao việt
19:30:57 09/05/2025
Quân đội Việt Nam hùng dũng duyệt binh cùng các nước tại Quảng trường Đỏ
Thế giới
19:14:25 09/05/2025
Chồng giấu 'quỹ đen' trong cửa nhà vệ sinh suốt 5 năm
Netizen
18:48:08 09/05/2025
Bộ lòng xe điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật không phải trò đùa
Pháp luật
18:16:43 09/05/2025
Phóng viên bóc trần vụ Burning Sun chính thức "tham chiến", tung đòn cực gắt với phe Kim Sae Ron
Sao châu á
17:49:11 09/05/2025
Cú hích cho sự nghiệp cầm quân của HLV Anh Đức
Sao thể thao
17:14:08 09/05/2025
Những chặng đường bụi bặm: Lời thú nhận đau lòng của ông Nhân
Phim việt
17:02:08 09/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều toàn món dân dã mà ngon khó cưỡng
Ẩm thực
16:45:48 09/05/2025