Thiệt hại đáng sợ do mưa lũ ở miền Bắc
Báo cáo nhanh cho biết, đợt mưa lũ ở miền Bắc đã gây thiệt hại nặng nề về người và của cho nhiều tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi.
Nhiều người chết, mất tích và bị thương
Cụ thể, theo thông tin từ Ban phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ninh, cơn mưa lũ lớn nhất trong vòng 40 năm qua đã làm 17 người chết. Trong khi đó, ở Thanh Hóa 6 ngư dân vẫn đang mất tích và cơ quan chức năng tiếp tục tìm kiếm. Ngoài ra, rất nhiều người ở Thanh Hóa bị thương do mưa lụt, sạt lở đất đá, sập nhà…
Nước lũ tại thị trấn Tuần Giáo, Điện Biên chảy xiết cuốn trôi tất cả chướng ngại vật, xe máy, tài sản của người dân – Ảnh: Điện Biên Online.
Còn theo cơ quan khí tượng Sơn La, mưa lớn khiến địa phương này có 7 người chết do lũ cuốn, 4 người mất tích và 3 người bị thương. Tại xã Tông Lạnh (Thuận Châu), nước suối Nậm Ron dâng cao khiến khu vực trung tâm xã ngập sâu 2 m. Trong đêm tối, nhiều người đã không mở được cửa để chạy thoát thân. Hậu quả toàn xã có 4 người chết, 2 mẹ con chị Bặt Thị Thon và cháu Bặt Cầm Thiết (10 tuổi) bị lũ cuốn mất tích.
Tại Lào Cai, hoàn lưu trước bão gây mưa to ở một số nơi. Khoảng 7h sáng 24/7, hai phụ nữ ở thôn Mường Bo 2, xã Thanh Phú (Sa Pa), lội qua suối Nạm Pá để cấy lúa. Đến giữa suối, lũ bất ngờ ập về, cuốn trôi hai người. Lực lượng tìm kiếm đã đi dọc theo suối, nhưng đến nay vẫn chưa phát hiện tung tích nạn nhân.
Thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng
Mưa lũ ở miền Bắc đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Chỉ tính riêng tỉnh Quảng Ninh, ước tính ban đầu tổng thiệt hại do mưa lũ lên tới khoảng 2.000 tỉ đồng, trong đó riêng ngành than thiệt hại khoảng 1.000 tỉ đồng.
CSGT dùng thuyền phao cứu người trong lũ.
Video đang HOT
Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Yên Bái, Tuyên Quang, số nhà bị thiệt hại, tốc mái là 150 nhà (Điện Biên: 131 nhà; Tuyên Quang: 2 nhà; Lai Châu: 1 nhà; Yên Bái 6 nhà; Sơn La:10 nhà); nhà bị ngập nước: 87 nhà (Điện Biên: 80 nhà; Cao Bằng: 7 nhà).
Vế sản xuất nông nghiệp có 2.466 ha lúa bị thiệt hại, trong đó tỉnh Điện Biên: 650 ha; Tuyên Quang: 1.330 ha; Cao Bằng: 20 ha; Sơn La: 129 ha. Ngoài ra tỉnh Điện Biên cũng bị thiệt hại 650 ha rau màu và 11.587 con gia súc, gia cầm bị chết do lũ cuốn trôi. Ngoài ra, tỉnh Điện Biên còn bị thiệt hại 10.000 m kênh mương, thủy lợi; 59 công trình thủy lợi nhỏ bị sập, cuốn trôi. Tổng thiệt hại trên địa bàn huyện Tuần Giáo ước tính khoảng 111 tỉ đồng.
Mưa lớn trong hai ngày qua tại tỉnh Bắc Cạn cũng đã gây sạt lở, ảnh hưởng 26 nhà dân; lũ quét vùi lấp gần 60 ha lúa; các tuyến đường 255, 257, 258, 258B, quốc lộ 3B, quốc lộ 279 bị sạt lở tại hàng trăm điểm, gây ách tắc cục bộ; 8 cầu tạm bị cuốn trôi.
Tại Sơn La mưa kéo dài làm cho lượng nước ở các sông, suối dâng cao, gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu của nhân dân, nguy cơ sạt lở đất ở nhiều nơi. Tại Thuận Châu đã có bảy cầu bị hư hỏng, 120 ha ruộng mới cấy bị ngập úng, hàng chục ao cá bị vỡ. Trên quốc lộ 37 (đèo Chẹn, thuộc huyện Bắc Yên) có năm điểm sạt lở; tại tỉnh lộ nhánh 110 đi xã Tà Hộc (huyện Mai Sơn) sạt ta-luy âm xe không đi lại được.
Tại Bắc Giang, mưa lớn kéo dài đã khiến hàng chục ngôi nhà và hơn 20 ha lúa, hoa màu chìm ngập trong nước. Tại xã Đồng Tiến (huyện Yên Thế), 45 ngôi nhà bị chìm trong nước, hơn 10 ha lúa, hoa màu và thủy sản bị mất trắng. Tại huyện Sơn Động, mưa lớn đã vùi lấp 9 ha lúa mới cấy ở xã Vân Sơn và khoảng 2 ha bị nước cuốn trôi, trong khi đó khoảng 10 ha lúa ở xã Mai Đình (huyện Hiệp Hòa) đang ngập trong nước.
Giá cả tăng cao
Theo ghi nhận tại một số chợ lớn trên địa bàn TP Hạ Long, giá lương thực, thực phẩm tăng nhẹ, tuy nhiên không có đột biến giá cả đối với các mặt hàng rau xanh, thịt, nguồn cung thực phẩm vẫn đảm bảo.
Các hộ tiểu thương cho biết giá thịt heo hiện nay tăng nhẹ thêm khoảng 10.000 đồng/kg. Một số mặt hàng rau xanh vẫn giữ nguyên giá, chỉ tăng nhẹ từ 1.000 – 3.000 đồng tùy loại rau củ.
Tuy nhiên, do sự cố vỡ đường ống nước nên một số khu dân cư bị cắt nước, nhiều hộ dân cho biết phải mua nước sạch với giá cao hơn gấp nhiều lần. Bình thường Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Ninh bán 8.000 đồng/m3 thì sau mưa lũ, nhiều hộ dân mua nước bên ngoài lên đến 80.000 – 100.000 đồng/m3.
Cũng tại Hà Nội, do tâm lý lo sợ trận lụt 2008 lặp lại, rất nhiều người đã tranh thủ lúc tạnh mưa ra các chợ mua thực phẩm tưởi sống về dự trữ. Lý do được người dân đưa ra là sợ mưa sẽ khiến giá thực phẩm tươi, đặc biệt là rau xanh tăng giá mạnh nên mua tích trữ trước khi tăng giá.
Chiều hôm qua 1/8, lượng người mua tại các chợ đầu mối đã tăng gấp 2 – 3 lần so với ngày thường. Rất may, một số chợ như chợ Hôm, Phùng Khoang, Mai Động… các loại thực phẩm tươi sống vẫn chưa có biến động, riêng các loại rau tăng từ 1.000 – 2.000 đồng/kg. Các thực phẩm khô chưa có dấu hiệu tăng giá.
Tuy nhiên, chiều 1/8, lượng khách tập trung mua tại các khu chợ đầu mối lại tăng gấp 2 – 3 lần so với bình thường. Nhiều người dân cho biết, họ tranh thủ lúc tan sở chạy ra chợ lớn mua nhiều hàng hóa tích trữ khi giá ổn định để đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt nếu xảy ra ngập lụt.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, hôm nay 2/8, khu vực Bắc Bộ và bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa to đến rất to. Các khu vực cần đề phòng hiện tượng thời tiết cực đoan là Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La. Riêng tỉnh Quảng Ninh cần cảnh giác với những dòng nước lẫn bùn và sỏi đá từ núi trượt xuống.
Người dân địa phương cần tìm hiểu kỹ các dấu hiệu báo trước thiên tai như các vết nứt ở đường, trên mặt ta-luy, nước rỉ ở đê bao… để ứng phó kịp thời giúp giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Linh Chi (tổng hợp)
Theo_Kiến Thức
Miền Bắc qua một tuần mưa lũ, 22 người chết, thiệt hại nặng nề
Trong tuần từ 27/7 đến 19h ngày2/8, mưa, lũ, sạt lở đất đã gây thiệt hại nặng nề làm 22 người chết, 36 người bị thương
Trong tuần từ ngày 27/7 đến ngày 2/8, mưa lớn diễn ra trên diện rộng ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ, một số tỉnh có mưa to đến rất to như Quảng Ninh, Điện Biên, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Bắc Giang; đặc biệt tại tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra đợt mưa lịch sử lớn nhất trong 50 năm qua, gây ngập lụt, sạt lở đất nghiêm trọng trên địa bàn của tỉnh.
Cụ thể: Tại Quảng Ninh, lượng mưa lớn nhất trong 6h là 249mm tại Cửa Ông từ 13 đến19h ngày 26/7; Lượng mưa lớn nhất trong 12h là 296mm tại Bãi Cháy từ 19h ngày 27/7 đến 7h/ ngày 28/7; Lượng mưa ngày lớn nhất (24h) là 437mm tại Cửa Ông từ 19h ngày 25/7 đến 19h ngày 26/7.
Đường đi vào xã Bó, huyện Thận Châu, Sơn La.
Lượng mưa 3 ngày lớn nhất (72h) là 865mm tại Cửa Ông từ 19h ngày 25/7đến 19h ngày28/7.
Tổng lượng mưa lớn nhất cả đợt là 1.400mm tại Cửa Ông từ 19h ngày 25/7 đến 19h ngày 2/8. Các khu vực khác có mưa nhỏ đến mưa vừa, tổng lượng mưa phổ biến dưới 300 mm. Một số trạm có lượng mưa lớn như: Yên Bình (Hà Giang) 300m, Bãi Cháy (Quảng Ninh) 563mm, Bắc Mê (Hà Giang) 318mm, Cô Tô (Quảng Ninh) 722mm, Phương Viên (Bắc Cạn) 365mm, Cửa Ông (Quảng Ninh) 934mm, Chi Lăng (Lạng Sơn) 420mm, Móng Cái (Quảng Ninh) 980mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 420mm, Sơn Động (Bắc Giang) 327mm, Lộc Bình (Lạng Sơn) 303mm.
Mưa lớn đã gây đợt lũ trên hệ thống sông Thái Bình và sông Kỳ Cùng ở mức báo động 1 đến báo động 2. Lúc 15h ngày 2/8, mực nước trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương là 4,95m (trên BĐ 1: 0,65m), trên sông Lục Nam tại Lục Nam: 4,6m (trên BĐ 1: 0,3m); trên sông Kỳ Cùng tại Lạng Sơn là 251,7m (dưới BĐ 1: 0,3m), trên sông Thao tại Yên Bái: 30,28m (trên mức BĐ 1: 0,28m).
Trong tuần từ 27/7 đến 19h ngày2/8, mưa, lũ, sạt lở đất đã gây thiệt hại, cụ thể: Thiệt hại về người: 22 người chết (Quảng Ninh 17, Lạng Sơn 2, Lai Châu 2, Sơn La 1). 36 người bị thương (Quảng Ninh 32, Điện Biên 4).
Thiệt hại về nhà ở: 30 nhà sập đổ (Quảng Ninh 28, Điện Biên 2); 150 nhà bị tốc hái xiêu vẹo; 9.133 nhà bị ngập (Quảng Ninh 9.046, Điện Biên 80, Cao Bằng 7).
Thiệt hại về nông nghiệp: Diện tích lúa bị ngập thiệt hại: 2.466 ha (Điện Biên 650 ha, Tuyên Quang 337, 1 ha, Lạng Sơn 1.330 ha, Cao Bằng 20 ha, Sơn La 129 ha).
Diện tích hoa, rau màu bị thiệt hại: 6.825 ha (Quảng Ninh 4.329 ha, Điện Biên 650 ha, Tuyên Quang 337ha, Lạng Sơn 1.330ha, Cao Bằng 30 ha, Sơn La 129ha). Đại gia súc bị chết: 87 con (Điện Biên); gia cầm bị chết: 13.579 con (Điện Biên 11.500, Quảng Ninh 2.079).
Về Thủy lợi: 64 công trình thủy lợi nhỏ bị sập, trôi, thiệt hại (Điện Biên 59 cái, Tuyên Quang 5 cái); 159 phai tạm bị trôi (Điện Biên).
Về giao thông: 420.500 m3 đất đường quốc lộ, tỉnh lộ bị sạt lở (Quảng Ninh 300.000 m3 , Điện Biên 17.000 m3, Lạng Sơn 103.500 m3); 10 cầu, cống bị thiệt hại (Lạng sơn: 2, Cao Bằng: 1, Sơn La: 7).
Về Thủy sản: 1.070 ha nuôi thủy sản và 880 lồng, bè, nuôi tôm, cá bị thiệt hại ./.
Đỗ Hưng
Theo_VOV
Sơn La, Điện Biên thiệt hại nặng nề do mưa lũ Mưa to kéo dài liên tục trong 3 ngày qua tại các tỉnh Tây Bắc thì Điện Biên và Sơn La là 2 tỉnh chịu nhiều thiệt hại nhất. Cho đến thời điểm này, mưa lũ tại Tây Bắc đã làm 3 người chết, 4 người bị thương. Nhiều diện tích hoa màu và nhà cửa bị ngập úng, nhiều hộ dân phải...