Thiết giáp Nga bắn nhầm vào trung tâm thương mại
Một thiết giáp BMD-4 vô tình khai hỏa pháo trong khi bảo dưỡng, quả đạn rơi xuống một trung tâm thương mại nhưng không gây thiệt hại.
Quan chức giấu tên trong Bộ Quốc phòng Nga cho biết sự việc xảy ra cuối tuần trước tại một sư đoàn đổ bộ đường không đóng tại thành phố Pskov, tây bắc Nga. “Pháo 30 mm khai hỏa ngoài ý muốn trong quá trình bảo dưỡng phương tiện. Viên đạn kim loại không chứa chất nổ rơi xuống một tòa nhà không có người ở ngoại ô thành phố”, quan chức này cho hay.
Thiết giáp BMD-4 Nga huấn luyện hồi năm 2019. Ảnh: Vitaly Kuzmin .
Quân đội Nga cho biết không có ai bị thương trong sự việc và đang phối hợp với cơ quan hành pháp Pskov để điều tra nguyên nhân sự cố.
Video đang HOT
BMD-4 là xe chiến đấu bộ binh hạng nhẹ được thiết kế riêng cho lực lượng đổ bộ đường không Nga và đưa vào biên chế từ năm 2004, có khả năng triển khai bằng dù từ vận tải cơ Il-76, giúp tăng khả năng cơ động, hỏa lực và bảo vệ cho binh sĩ đổ bộ đường không.
Mỗi chiếc BMD-4 được trang bị một module chiến đấu Backhcha-U gồm pháo 100 mm, pháo 30 mm, súng máy đồng trục 7,62 mm. Pháo 30 mm trên thiết giáp này có tầm bắn tối đa khoảng 4 km và sơ tốc đầu nòng 1.120 m/s.
Nga sở hữu xe tăng nhiều gấp đôi Mỹ
Quân đội Nga sở hữu gần 13.000 xe tăng, nhiều gấp khoảng hai lần so với gần 6.300 chiếc của Mỹ, song biên chế ít thiết giáp hơn.
"57 thiết giáp mới và 104 chiếc qua sửa chữa được chuyển tới lục quân và lực lượng đổ bộ đường không", Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko nói ngày 5/8 và cho biết số thiết giáp này gồm xe chiến đấu bộ binh BMD-4M, BMP-3, BMP-2 cùng tăng chủ lực T-72B và T-80.
Theo thống kê của Global Fire Power, quân đội Nga sở hữu 12.950 xe tăng, gấp hơn hai lần so với 6.289 chiếc của Mỹ. Biên tập viên Kris Osborn của National Interest nhận định số xe tăng vượt trội của Nga đặt ra "câu hỏi thú vị" về khả năng chiến tranh kéo dài trên bộ.
"Hàng nghìn chiếc xe tăng vượt trội đóng vai trò quan trọng tới đâu trong các cuộc giao tranh trên bộ kéo dài? Liệu số xe tăng đó có bị phá hủy trong cuộc xung đột trên bộ kéo dài nhiều năm và tạo ra kịch bản có lợi cho lực lượng lục quân tiến công của Nga", Osborn viết.
Tăng chủ lực T-72B-3 trình diễn tại triển lãm Army-2019 tại Moskva, Nga, tháng 6/2019. Ảnh: RIA Novosti.
Osborn nhận định T-72B, biến thể tăng chủ lực thế hệ ba T-72, là khí tài phần nào có thể so sánh với những chiếc Abrams được hiện đại hóa của Mỹ. Tuy nhiên theo thống kê của Global Fire Power, Nga sở hữu 27.038 thiết giáp các loại trong khi Mỹ biên chế 39.253 chiếc, nhiều hơn 12.215, do đó "không thể đánh giá quá cao việc Nga sở hữu (nhiều hơn Mỹ) 6.000 xe tăng".
"Tuy nhiên, bất cứ cuộc chiến tranh hiện đại nào đều sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh không quân. Mỹ sở hữu lượng máy bay chiến đấu nhiều gấp hai lần và số trực thăng nhiều gấp 5 lần. Do đó xe tăng Nga dễ bị tiêu diệt trong các trận không kích nếu Mỹ giành được ưu thế trên không", Osborn cho biết.
Lợi thế về xe tăng được nhận định là lý do khiến hãng nghiên cứu RAND nhiều năm trước cho rằng lực lượng trên bộ của Nga có thể nhanh chóng tràn vào vùng Baltics, trừ khi Mỹ đưa lượng lớn quân tiếp viện tới khu vực này.
"Một số yếu tố cần xem xét như điều kiện công nghệ hiện có và mức độ tinh vi của xe tăng Nga. Bao nhiêu chiếc T-72 được nâng cấp để có năng lực ngang ngửa tăng chủ lực Abrams? Dù nhiều thông tin chi tiết liên quan đến nâng cấp kỹ thuật cho những chiếc T-72B không được công bố, chưa chắc chúng có thể so được với biến thể Abrams mới nhất", Osborn viết.
Biến thể Abrams mới nhất được trang bị cảm biến hồng ngoại Forward-Look, thiết bị chỉ thị mục tiêu tầm nhiệt mới có khả năng phát hiện sức nóng tỏa ra từ phương tiện của đối phương. Ngoài ra, biến thể Abrams này còn được trang bị giáp vật liệu mới, đạn đa chức năng và nhiều thứ khác. "Điều này vẫn đặt ra câu hỏi liệu Abrams có vượt qua T-14 (của Nga) hay không", Osborn cho biết.
Osborn cho rằng nếu một xe tăng được trang bị cảm biến để tìm diệt tăng thiết giáp của đối phương ở phạm vi an toàn, "một chiếc xe tăng có thể đối phó được hàng chục xe tăng của đối phương".
"Đó là khái niệm tương tự như F-35. Tiêm kích này được thiết kế với nhiều cảm biến và vũ khí tiên tiến nhằm tìm diệt nhiều máy bay đối phương trước khi bị phát hiện", Osborn viết.
Nga trong nhiều năm triển khai hiện đại hóa quân sự, biên chế nhiều khí tài mới và các vũ khí cũ được nâng cấp để phù hợp với tình hình hiện nay. Theo xếp hạng của Global Fire Power, sức mạnh quân sự của Nga đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng của Moskva đạt khoảng 48 tỷ USD trong khi Washington chi khoảng 750 tỷ USD.
Nga: Xe bọc thép "kẻ hủy diệt" có thể bắn rơi máy bay, sống sót sau vụ nổ hạt nhân Bộ Quốc phòng Nga gần đây công bố video xe bọc thép chiến đấu "Kẻ hủy diệt", phương tiện vũ khí mới nhất được bổ sung vào biên chế quân đội Nga. Video do Bộ Quốc phòng Nga công bố, cho thấy các xe bọc thép chiến đấu BMPT-72 tham gia diễn tập bắn đạn thật tại trường bắn ở Chelyabinsk. 8 xe...