Thiệt đơn, thiệt kép do mất “phao cứu sinh”
Nếu bị thất nghiệp, người lao động đã có “ phao cứu sinh” là khoản tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp và quyền lợi được hưởng như: Hỗ trợ nghề nghiệp, việc làm… Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người lao động đang bị mất quyền lợi do thiếu hiểu biết nên quên làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp hoặc do họ là nạn nhân của đơn vị nợ đọng bảo hiểm xã hội. Trong mọi hoàn cảnh, người lao động đều thiệt đơn, thiệt kép…
Mất quyền lợi do yếu tố khách quan và chủ quan
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội, tính đến ngày 9-7-2018, Hà Nội có gần 150.000 người lao động làm việc trong 16.985 đơn vị nợ BHXH. Điều đó đồng nghĩa với việc toàn bộ số lao động này có nguy cơ mất “phao cứu sinh” nếu doanh nghiệp thiếu hợp tác. Đơn cử, hơn 20 lao động từng làm việc tại Công ty cổ phần Khóa Minh Khai đều có thâm niên công tác từ 20 năm trở lên đã chấp nhận mất trắng khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp vì Công ty nợ BHXH kéo dài, không thể chốt sổ BHXH, cũng không tách đóng cho người lao động.
Người lao động luôn mong muốn được hưởng chính sách an sinh tốt nhất.
Video đang HOT
Đặc biệt, người lao động chấp nhận mất không số tiền trợ cấp thất nghiệp mà Nhà nước chi trả tính từ năm 2009 đến nay, với giá trị 1/2 tháng lương tối thiểu như chị Lê Thị Hoa, xin nghỉ việc từ năm 2016, chấp nhận mất khoảng hơn 20 triệu đồng. Hay như trường hợp ông Phan Văn Trung (quận Cầu Giấy), đóng bảo hiểm thất nghiệp được 4 năm thì nghỉ việc do sức khỏe yếu. Do công ty nơi ông làm nợ BHXH nên sau 3 tháng ông mới được chốt và trả sổ BHXH. Thế nhưng, lúc đó đã quá thời hạn đăng ký thất nghiệp nên ông Trung chỉ được bảo lưu và cộng dồn nếu sau này tiếp tục làm việc nơi khác. Điều này gây khó cho ông Trung vì sức khỏe yếu sẽ không còn cơ hội tìm việc làm.
Bên cạnh yếu tố khách quan nói trên, không ít người lao động còn tự đánh mất quyền lợi do thiếu hiểu biết về Luật Việc làm. Như chị Nguyễn Thu Hằng (quận Hoàng Mai), sau khi chấm dứt hợp đồng lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, nhưng vì không khai báo tình trạng thất nghiệp nên không được trợ cấp, cũng không được bảo lưu. Như vậy, người lao động đã vô tình tự đánh mất quyền lợi của chính mình.
Cần tự bảo vệ mình
Trả lời về việc giải quyết trợ cấp cho người lao động trong đơn vị nợ đọng BHXH, cơ quan BHXH Hà Nội cho biết, Khoản 3 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam (hiệu lực từ 1-7-2017) quy định, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì đơn vị nợ đọng BHXH có trách nhiệm đóng đủ các khoản tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ cho người lao động. Việc xác nhận sổ BHXH thực hiện trên nguyên tắc người lao động đóng BHXH tới thời điểm nào, xác nhận vào sổ BHXH tới thời điểm đó và trả sổ cho người lao động giữ để tiếp tục tham gia hoặc bảo lưu thời gian đóng. Sau khi đơn vị đóng khoản tiền nợ BHXH, thì sẽ xác nhận bổ sung vào sổ BHXH.
Quy định là vậy nhưng theo bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Giám đốc BHXH quận Bắc Từ Liêm thì trên thực tế quyền lợi của nhiều người lao động dường như trở về số 0 khi đơn vị nợ đọng BHXH cố tình chây ỳ, không tạo điều kiện cho họ. Có trường hợp người lao động khi sắp đến tuổi nghỉ hưu, lại bị bệnh hiểm nghèo nhưng không thể về hưu do đơn vị không chịu chốt sổ BHXH. Dù quy định là đơn vị tách đóng BHXH cho người lao động nhưng đơn vị đó lại bắt người lao động phải bỏ tiền túi. Vì thế, có người phải vay mượn cả trăm triệu đồng để “mua” lương hưu cho mình. Nhiều người khác do hoàn cảnh, bệnh tật đành tự mua bảo hiểm y tế tự nguyện để chữa bệnh, họ cũng không còn sức để làm thủ tục hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.
Về trường hợp người lao động do mù mờ về chính sách bảo hiểm thất nghiệp nên quên đăng ký thất nghiệp, bà Vũ Thị Thanh Liễu, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, có nhiều lao động thiếu giấy tờ và quên khai báo nên mất quyền lợi. Khi thất nghiệp, người lao động cần nộp hồ sơ đến trung tâm gồm: Đơn xin trợ cấp, sổ BHXH, quyết định thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động. Sau đó, hằng tháng nếu người lao động không đến khai báo tình trạng thất nghiệp thì sẽ mất khoản trợ cấp lẽ ra được hưởng. Cơ quan BHXH Hà Nội cũng cảnh báo, người lao động cần hết sức lưu ý thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp phải đúng theo quy định tại Khoản 1, Điều 46 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn…
Bản chất của việc đóng bảo hiểm thất nghiệp là nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị mất việc làm. Tuy nhiên, rất nhiều người đang thiệt đơn, thiệt kép do những tác động khách quan và chủ quan mang lại. Do đó, người lao động cần tìm hiểu để nắm rõ các quy định của pháp luật về lĩnh vực này, đồng thời các cơ quan chức năng cần tăng cường xử lý các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nợ đọng BHXH để bảo đảm “phao cứu sinh” thực sự có ý nghĩa với người lao động. Kim Vũ
Theo_Hà Nội Mới
Đang trên phà, 1 phụ nữ nhảy sông Cổ Chiên mất tích
Khi phà đi đến giữa sông thì một người phụ nữ bất ngờ nhảy xuống trước mặt nhiều người đi phà.
Ngày 19-7, thông tin từ Ban quản lý Bến phà Đình Khao (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) cho biết một người phụ nữ đã bất ngờ nhảy từ phà xuống sông giữa đêm mưa gió tối qua.
Phà Đình Khao.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 20 giờ ngày 18-7, khi chiếc phà Đình Khao đi đến giữa sông Cổ Chiên thì một người phụ nữ (khoảng 40 tuổi) bất ngờ nhảy xuống sông bỏ lại đôi dép và một cái nón lá trước sự chứng kiến của nhiều người trên phà.
Mọi người trên phà liền quăng phao cứu sinh cho người phụ nữ nhưng không được. Bên cạnh đó đơn vị bến phà cũng cho nhiều phà chạy ra tìm kiếm nhưng vẫn không thấy vì trời mưa lớn.
Hiện vụ việc đang được cơ quan công an điều tra làm rõ.
HẢI DƯƠNG
Theo_PLO
Làm rõ dấu hiệu tiêu cực vụ 500 giáo viên mất việc ở Đắk Lắk Liên quan đến vụ 500 giáo viên mất việc, Bộ Nội vụ vừa yêu cầu UBND tỉnh Đắk Lắk làm rõ những thông tin về dấu hiệu tiêu cực để có suất dạy hợp đồng tại các trường trên địa bàn huyện Krông Pắc. Ngày 26/3, tại buổi họp báo định kỳ, Bộ Nội vụ đã trao đổi về những vấn đề liên...