Thiết bị Trung Quốc ảnh hưởng tới dự báo bão?
Sau dự báo bão số 1 sai, đến cơn bão số 3, có lẽ, cơ quan dự báo khí tượng đã khiến nhiều địa phương, lực lượng “việt vị” khi dự báo phạm vi ảnh hưởng quá rộng, bão đến nhiều nơi không biết. Nghi vấn thiết bị nguồn gốc Trung Quốc ảnh hưởng tới dự báo đang bỏ ngỏ câu trả lời.
Bão số 3 làm bật gốc cây xanh đè trúng ô tô trên đường Hai Bà Trưng (Hà Nội) (Ảnh: Dân Việt)
Ngay sau khi bão số 3 kết thúc, tại cuộc họp rút kinh nghiệm về công tác dự báo, chỉ đạo phòng chống bão, Thiếu tướng Nguyễn Văn Nam, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Biên phòng cho rằng, về cấp độ của cơn bão số 3 chưa sát với thực tế, không đến cấp 12, trong khi dự báo của quốc tế chỉ tiệm cận dưới cấp 11. Tuy nhiên, cơ quan khí tượng đã dự báo đúng hướng đi, lượng mưa, thời gian bão vào Vịnh Bắc bộ.
Theo Thiếu tướng Nam, bão số 3 dự báo phạm vi ảnh hưởng quá rộng, từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc. Khi dự báo, việc nhận định về cấp độ, trọng tâm bão vào đâu, vùng ảnh hưởng ra sao phải rõ để thuận tiện hơn trong phòng chống.
Ông Nam cũng cho rằng, khâu dự báo hiện nay chưa tương xứng với diễn biến của khí hậu, thời tiết.
“Sau khi trúng thầu với giá thấp, các nhà thầu chỉ còn cách đi mua hàng Trung Quốc, thậm chí không nhập chính ngạch, mà nhập hàng tiểu ngạch”. Ông Phạm Văn Đức
Trong lần trao đổi gần đây với PV Tiền Phong về công tác dự báo khí tượng, ông Nguyễn Văn Tuệ, Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu (Bộ TN&MT) cho rằng: “Do năng lực và khả năng công nghệ dự báo nên mới thế”. Theo ông, Chính phủ đã phê duyệt đề án nâng cao năng lực dự báo khí tượng giai đoạn 2010-2012, với tổng kinh phí trên 1.360 tỷ đồng, nhưng đến nay do nhiều yếu tố, thực hiện chưa được 1/3 kế hoạch.
Ông Tuệ cho biết, từ đề án trên, cơ quan khí tượng hiện chỉ mới xây dựng trung tâm dự báo, đầu tư được một ít về đo mưa, tư liệu, còn ra đa- là “tai mắt” của cơ quan dự báo chưa có. Cùng đó, hệ thống định vị sét cũng chỉ mới ở bước lập dự án…
Video đang HOT
Trong khi công tác dự báo bão vẫn còn những bất cập, liên quan đến trang bị cho cơ quan khí tượng, thời gian qua, không ít ý kiến “xì xào” về việc trúng thầu thiết bị của Trung Quốc, thậm chí lo thiết bị nhập tiểu ngạch.
Về vấn đề này, ông Phạm Văn Đức, nguyên Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia thừa nhận, cơ quan khí tượng đã mua một số lô hàng Trung Quốc nhưng “có muốn tránh cũng không được” vì liên quan đến các quy định về đấu thầu.
Theo ông Đức, các dự án trên đều đấu thầu cạnh tranh trong nước, giá trị các gói thầu cũng vừa phải, có gói chưa tới 100 tỷ đồng, gói 30-40 tỷ đồng. Dù rất muốn tránh mua các thiết bị của Trung Quốc, tuy nhiên, theo Luật Đấu thầu, không thể yêu cầu về xuất xứ, chỉ được yêu cầu về chất lượng hàng hóa.
“Đúng là có một số máy tính, màn hình Trung Quốc…, nhưng có phải là mình “dích dắc” để mua hàng Trung Quốc đâu. Kết quả đấu thầu và đơn giá như thế, hơn nữa, từ những yêu cầu đưa ra và quản lý mình không cãi được họ. Họ bảo đó là hàng Trung Quốc, nhưng đạt tiêu chuẩn châu Âu”- ông Đức nói.
Ông Đức cũng lo ngại: “Sau khi trúng thầu với giá thấp, các nhà thầu chỉ còn cách đi mua hàng Trung Quốc, thậm chí không nhập chính ngạch, mà nhập hàng tiểu ngạch”.
Nguyên lãnh đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng chia sẻ: “Mấy dự án thực hiện lúc đó tôi về hưu rồi (cuối năm 2013). Nhưng tôi cũng biết, rất buồn. Mình cũng nhắc quá trình làm hồ sơ thầu, tránh làm sao không mua hàng Trung Quốc, nhất là hàng mua qua tiểu ngạch. Kiểm tra lại, không thể nào mà không nghiệm thu cho nhà thầu được. Bởi, mở hồ sơ họ không vi phạm thì chịu thôi. Còn hàng tiểu ngạch hay không, về hình thức bề ngoài mình không phát hiện được”.
Theo Phạm Anh (Tiền Phong)
Xóm nghèo oằn mình đóng quỹ, phí
Kiếm đủ cái ăn đối với người dân nông thôn đã vô cùng khó khăn, thế nhưng nhiều địa phương còn tự ý "đẻ" ra hàng chục loại phí, quỹ làm đời sống của họ càng thêm khó khăn.
Từ nhiều năm nay, người dân xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An phải đóng rất nhiều loại quỹ, phí do thôn và xã đưa ra. Bức xúc, người dân nhiều lần lên tiếng phản đối nhưng tình trạng vẫn không được cải thiện.
Gánh hơn 20 loại quỹ
Người dân ở xã Nghi Thái từ nhiều năm nay đã rất khổ sở với các loại quỹ, phí từ UBND xã ấn xuống. Cụ thể, năm 2016, người dân xóm Thái Sơn phải đóng 23 loại quỹ, phí. Trong đó, UBND xã thu 12 loại, như: quỹ thú y, xây dựng cơ sở hạ tầng, vì người nghèo, chất độc da cam, văn hóa - xã hội, phụng dưỡng người già, phòng chống bão lụt, bảo trợ trẻ em... Còn "lãnh đạo" xóm Thái Sơn thu 11 khoản, như: quỹ dân sinh kinh tế, quỹ khuyến học, quỹ an ninh xóm, quỹ giao thông thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng...
Không kìm nổi bức xúc, ông Lê Thanh L. (ngụ xóm Thái Sơn) cho biết năm nào cán bộ xã cũng đưa ra rất nhiều khoản thu rồi bắt dân phải đóng. Nhà ông có 4 người, mỗi năm phải đóng từ 1,5-2 triệu đồng, nhiều hộ khác phải đóng tới 3 hoặc 4 triệu đồng. "Có nhiều khoản thu rất vô lý như hộ nào nuôi bò mỗi năm phải đóng cho xã 33.000 đồng/con. Bò bị bệnh gọi thú y tiêm thuốc thì người dân phải trả tiền, không biết đây là khoản thu gì" - ông L. ngao ngán.
Ông Vương Đình Dũng (ngụ xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) bị thương tật, mất sức lao động nhưng cũng phải đóng hàng loạt loại quỹ, phí
Người dân xóm Thái Học, xã Nghi Thái cũng "nổi da gà" với hàng chục khoản thu vô tội vạ. Ông Vương Đình Dũng (SN 1967, ngụ xóm Thái Học) bị tật cả hai chân đi không vững, ở trong căn nhà lụp xụp cũng không thoát khỏi những khoản thu bắt buộc do địa phương đưa ra.
"Tôi bị tàn tật từ nhỏ, nhiều năm nay đau ốm thường xuyên. Cách đây 2 năm, vợ tôi mất để lại một con trai nhỏ. Nhà quá nghèo, sức khỏe tôi quá kém không làm ăn gì được nên sống nhờ vào sự giúp đỡ của anh em và bà con làng xóm. Thế nhưng năm nào cán bộ xóm, xã cũng bắt đóng rất nhiều loại quỹ, phí" - ông Dũng nói rồi đưa ra một mớ giấy tờ ghi lại các khoản quỹ, phí hằng năm phải nộp. Theo đó, năm 2016, hai cha con người đàn ông tàn tật này phải đóng hơn 800.000 đồng cho các loại quỹ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều xóm của xã Nghi Thái, người dân một năm phải đóng rất nhiều khoản thu. Nhà ít cũng mất khoảng 1,5-2 triệu đồng, nhà đông người phải đóng 2-3 triệu đồng/năm. Có nhiều loại quỹ, xã đã thu nhưng xóm vẫn tiếp tục thu. Cụ thể như quỹ xây dựng cơ sở hạ tầng năm 2016, một nhân khẩu phải đóng 200.000 đồng cho UBND xã và cán bộ xóm thu thêm 300.000 đồng/khẩu. Trước đó, năm 2014 cũng loại quỹ này, một nhân khẩu phải đóng cho UBND xã tới 400.000 đồng.
Điều rất bức xúc là nếu không đóng các loại quỹ do xã "đẻ" ra, khi người dân cần chứng thực các loại giấy tờ thì UBND xã không đồng ý. Bởi vậy dù khó khăn đến đâu, người dân cũng phải vay mượn để đóng đầy đủ. "Mỗi lần ra xã xin đóng dấu hay chứng thực giấy tờ, họ đều kiểm tra mình đã đóng các loại quỹ, phí chưa. Nếu chưa đóng thì đừng mong họ chứng" - một người dân ở xã Nghi Thái bất bình.
Nghèo cũng không thoát
Còn tại xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, theo thông báo của thôn Phúc Thọ và Thành Liên, 6 tháng đầu năm 2016, người dân phải đóng gần 20 khoản thu. Trong đó, thu theo quy định chỉ có 2 loại quỹ, còn lại hầu hết là do UBND xã, các đoàn thể và thôn tự vẽ ra để tận thu.
Cụ thể: Hợp tác xã nông nghiệp có 2 khoản gồm: thu theo nghị quyết đại hội xã viên 32.500 đồng/sào ruộng; phí thủy nông nội đồng 11.250 đồng/sào. UBND xã thu quỹ kênh mương 32.500 đồng/sào; quỹ đầu tư công và phát triển sản xuất 40.000 đồng/khẩu; quỹ an ninh - quốc phòng 40.000 đồng/hộ; quỹ phòng chống thiên tai 15.000 đồng/lao động. Ngoài ra, UBND xã còn thu hộ giùm các tổ chức xã hội, gồm: quỹ đền ơn đáp nghĩa 15.000 đồng/lao động; quỹ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi 6.500 đồng/khẩu; quỹ khuyến học xã 6.500 đồng/khẩu; quỹ tổ an ninh xã hội 6.000 đồng/hộ. Các khoản thu tại làng (thôn, xóm), gồm: quỹ làng 6,5 kg lúa/lao động; quỹ văn hóa làng 5 kg/khẩu; quỹ an ninh xã hội 2 kg/hộ, quỹ bảo vệ thủy lợi 5 kg/sào, quỹ thiếu niên nhi đồng 1 kg/hộ...
Những khoản thu mà người dân xóm Thái Sơn phải đóng Ảnh: ĐỨC NGỌC
Hộ gia đình anh H. (ngụ xã Trường Sơn) cho biết nhà có 4 khẩu, mẹ anh đã già và tàn tật. Nhà nghèo quá nên anh đành để vợ, con về ngoại sống để khỏi phải đóng những khoản thu mà thôn, xã đưa ra. "Theo thông báo, 2 vụ trong năm nay, gia đình tôi có 2 nhân khẩu phải đóng 2,7 triệu đồng. Mẹ tôi là người tàn tật, ở xã được miễn nhưng ở làng thì không. Bà con ở làng họ than đóng góp nhiều quá nhưng ai cũng ngại nên không dám phản đối" - anh H. cho hay. Cũng theo anh H., gia đình anh có vài sào ruộng, vợ chồng không có công việc ổn định nên rất khó khăn. Sau mỗi vụ mùa, anh phải đi đây đó kiếm thêm việc làm.
Chung tình trạng như huyện Nông Cống, một số xã của huyện Hậu Lộc cũng "vẽ" ra nhiều loại quỹ để bắt dân đóng nhưng luôn rêu rao là "trên tinh thần tự nguyện". Thông báo đóng tiền gửi xuống tận từng nhà người dân. Nào là quỹ thiếu niên, bóng đá 30.000 đồng/khẩu/năm; phúc lợi xã hội 20.000 đồng/khẩu/năm; quỹ thôn làng văn hóa 20.000 đồng/khẩu/năm... Nói là tự nguyện nhưng đố ai không đóng bởi khi đi chứng giấy tờ thì bị làm khó đủ điều.
Nhỏ không tha, già không thương Ngoài phải đóng hàng loạt khoản thu, trẻ mới lọt lòng đến người già không còn sức lao động tại thôn Phúc Thọ, Yên Minh của xã Trường Sơn còn phải "gánh" thêm khoản tiền xây nghĩa trang. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2016, thôn Yên Minh và Phúc Thọ xây nghĩa trang và tạm thu mỗi nhân khẩu 150.000 đồng. Ông Nguyễn Văn Tình, Trưởng làng Phúc Thọ, cho biết: "Số tiền trên chỉ là tạm thu. Sau này khi xây dựng xong còn phải cân đối lại, nếu thiếu sẽ đóng tiếp. Người già, cao tuổi thì đóng theo khả năng, nếu trẻ nhỏ không đóng thì bố mẹ sẽ phải đóng với mức cao hơn".
Theo Đức Ngọc - Tuấn Minh (Người lao động)
Phải xem xét lại công tác dự báo bão Ban đầu nghe dự báo thì bão chỉ ở phạm vi Quảng Ninh, Hải Phòng, gió cũng chỉ cấp 7, cấp 8 nên mọi người chủ quan. Ngờ đâu sau đó bão lại chuyển hướng về Nam Định, và cũng chỉ dự báo là gió giật có thể lên đến cấp 10. * Ban đầu nghe dự báo thì bão chỉ ở phạm...