Thiết bị tín hiệu đèn giao thông trở thành mồi ngon của trộm
Thời gian gần đây, hiện tượng trộm cắp các linh kiện, thiết bị tại các nút đèn tín hiệu giao thông xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội khá phổ biến. Trước tình hình đó, Giám đốc CATP đã yêu cầu Phòng CSHS và Công an cơ sở phối hợp với các đơn vị chức năng quyết liệt triển khai biện pháp đấu tranh, phòng ngừa.
Thiết bị lưu kích phát điện tự động mỗi khi có sự cố
Chưa kịp bàn giao đã bị… trộm!
Hệ thống linh kiện, thiết bị của các nút đèn giao thông do Ban quản lý (BQL) dự án Duy tu hạ tầng giao thông (thuộc Sở GTVT Hà Nội) làm đại diện chủ đầu tư. Trao đổi với phóng viên Báo ANTĐ, ông Ngô Quang Tiến – Phó giám đốc BQL dự án cho biết, trước kia, do việc cấp điện cho các nút đèn tín hiệu giao thông chưa được quan tâm, nên khi mất điện, đèn không hoạt động đã gây nên tình trạng ùn ứ giao thông. Nhưng từ năm 2011, liên ngành CATP và Sở GTVT đã đề xuất cần có hệ thống lưu điện với thời gian tối thiểu từ 4-6 giờ để khi mất điện các nút đèn giao thông vẫn hoạt động bình thường. Theo đó, BQL dự án được giao là đơn vị đại diện chủ đầu tư lắp đặt bộ lưu điện UPS có công suất 1.400VA, với giá thành hơn 13 triệu đồng một bộ.
Tuy nhiên, sau khi các đơn vị nhà thầu của BQL dự án lắp đặt các thiết bị và cho chạy thử trong thời gian 6 tháng, chưa kịp bàn giao thì đã xảy ra tình trạng tủ điện và các thiết bị bị đối tượng xấu phá hoại, trộm cắp, trong đó có bộ lưu điện UPS, dù đã được thiết kế nằm trong tủ điều khiển, được khóa bằng hai hệ thống khóa (bên ngoài và bên trong).
Trực tiếp đến hiện trường một vụ kẻ gian trộm cắp thiết bị trong tủ điều khiển đèn tín hiệu giao thông được lắp đặt ở ngã tư Cầu Dậu – Nghiêm Xuân Yêm (thuộc địa bàn huyện Thanh Trì), theo quan sát của phóng viên, chiếc tủ điều khiển được lắp khá chắc chắn trên ụ bê tông, với 2 lần khóa. Tuy nhiên, hầu hết vị trí các tủ điều khiển được lắp ở góc khuất trên vỉa hè, nên người qua lại thường không chú ý, khiến cho những đối tượng xấu dễ ra tay trộm cắp. Mặc dù hệ thống tủ điều khiển được bảo vệ bằng 2 lần khóa nhưng chỉ cần một đoạn sắt hoặc cây xà beng là có thể phá được.
Video đang HOT
Ông Ngô Quang Tiến: “Nếu tủ điều khiển bị đối tượng cắt nhầm dây, bảng mạch điều khiển
dễ bị chập cháy, gây hư hỏng và thiệt hại có thể lên tới cả trăm triệu đồng”
Hậu quả lớn từ hành vi trộm cắp
Giá trị không quá lớn, nhưng khi những mạch điện điều khiển đèn tín hiệu bị phá hoại, trộm cắp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác điều hành giao thông. Thiếu tá Phạm Quang Minh – Đội phó đội Điều khiển Đèn tín hiệu giao thông (Phòng CSGT ĐB-ĐS Hà Nội) cho biết: Nếu tín hiệu đèn bị mất mà lực lượng chức năng không có mặt ở đó, chắc chắn xảy ra hỗn loạn giao thông.
Trước tình hình trên, Giám đốc CATP đã yêu cầu Phòng CSHS phối hợp với các lực lượng Công an cơ sở khẩn trương vào cuộc điều tra, đấu tranh, phòng ngừa. Công an cơ sở chú trọng đẩy mạnh phong trào tố giác tội phạm, kịp thời phát hiện, cung cấp đến các cơ quan chức năng thông tin về đối tượng có hành vi hủy hoại, làm hư hỏng; các đối tượng có biểu hiện trộm cắp linh kiện, thiết bị tại các nút đèn giao thông để bắt giữ, xử lý nghiêm. Trong thời gian tới, phải tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, đặc biệt vào ban đêm ở các tuyến, khu vực có hệ thống đèn tín hiệu giao thông thường xuyên bị các đối tượng trộm cắp linh kiện, thiết bị.
Bên cạnh đó, cần khẩn trương điều tra cơ bản, rà soát, xác định số lượng, vị trí các nút tín hiệu đèn giao thông trên địa bàn; các nút đèn giao thông thường xuyên bị các đối tượng phá hoại, trộm cắp; từ đó chỉ đạo Công an cơ sở tập trung xây dựng phương án phòng ngừa tội phạm. Đối với những vụ việc xảy ra, cần tập trung điều tra khám phá, xác định đối tượng và đầu mối tiêu thụ. Công tác phối hợp trao đổi thông tin tội phạm giữa các đơn vị cũng phải được thực hiện tốt để nâng cao hiệu quả phát hiện, đấu tranh với các ổ nhóm, đối tượng có hành vi hủy hoại, làm hư hỏng, trộm cắp các linh kiện thiết bị tại các nút đèn tín hiệu giao thông; không để tội phạm tiếp tục hoạt động phạm tội.
Theo_An ninh thủ đô
Sức mạnh của "đội quân" bí mật
Tại Hội nghị về những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện "Năm trật tự và văn minh đô thị 2014", Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội đã đề xuất UBND thành phố cho thí điểm xử phạt vi phạm giao thông qua hệ thống hơn 400 camera trên các tuyến đường của thành phố. Với thực trạng giao thông ở Hà Nội hiện nay, biện pháp này được cho là sẽ phát huy hiệu quả trong việc nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.
Những hình ảnh vi phạm Luật Giao thông được ghi lại
là bằng chứng rõ ràng nhất phục vụ công tác xử lý
"Mắt thần" trên đường phố
Không giống như các đội quản lý địa bàn, không khí tại Trung tâm chỉ huy tín hiệu đèn giao thông của Phòng CSGT đường bộ-đường sắt CATP Hà Nội khá yên ắng. Các CBCS tại đây hầu như không phải tiếp xúc với hồ sơ xử lý vi phạm, tiếp, giải quyết những trường hợp vi phạm Luật Giao thông nhưng tính chất công việc lại căng thẳng không kém so với những CBCS trực tiếp làm nhiệm vụ ở ngoài đường tại các đội quản lý địa bàn khác. "Địa bàn" quản lý của đơn vị không phải là giao thông của một hay hai quận, huyện mà là cả thành phố. Bất cứ ngã tư, nút giao thông nào có đèn tín hiệu giao thông, ở nơi đó đều có trách nhiệm, sự quản lý, điều hành của những CBCS đang làm việc tại trung tâm.
Đứng trước dãy màn hình lớn, chỉ huy Đội tín hiệu đèn cho hay, lúc nào cũng phải có CBCS ứng trực 24/24h trong ngày để kịp thời phát hiện những bất ổn về giao thông để điều tiết, giải quyết nhanh chóng, hiệu quả. Qua những màn hình trên, toàn bộ hình ảnh về tình hình giao thông ở các tuyến phố lớn, nút giao thông huyết mạch, ngã tư trọng điểm trên địa bàn thành phố đều được cập nhật, truyền trực tiếp về trung tâm. Ở vị trí này, CBCS làm công tác ứng trực dễ dàng nhận thấy tại những nút giao thông, tuyến đường tình hình giao thông có xảy ra sự cố nào hay không. Nhiệm vụ của CBCS ứng trực là kịp thời phát hiện, thông báo những sự cố về giao thông trên các nút, tuyến đường giao thông này đến chỉ huy và bộ phận trực ban của các đội nghiệp vụ. Từ đó, thông tin sẽ nhanh chóng được chỉ huy các đơn vị thông báo, chỉ đạo CBCS trực tiếp làm nhiệm vụ ngoài đường kịp thời xử lý.
Ngoài ra qua những màn hình camera giao thông ghi lại, truyền về trực tiếp này, CBCS trong trung tâm sẽ kịp thời điều chỉnh tín hiệu, chu kỳ đèn tín hiệu giao thông sao cho phù hợp với tình huống cụ thể. Thông thường, chu kỳ đèn ở các nút giao thông hầu như đã được lập trình sẵn, dựa trên những tính toán cụ thể, chi tiết về mật độ, thời gian, quy luật các phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, trong những tình huống cụ thể, những chu kỳ này sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình giao thông tại từng thời điểm. Muốn làm được điều này, người chỉ huy và CBCS phải trực tiếp nắm được tình hình, diễn biến giao thông ở các điểm, nút này.
Việc lắp đặt hệ thống camera giám sát và xử phạt giao thông tại các đô thị lớn là rất cần thiết
Từ "giám sát" đến "xử phạt"
Đại diện Trung tâm chỉ huy đèn tín hiệu giao thông, Phòng CSGT đường bộ-đường sắt cho hay, hiện toàn bộ camera giao thông tại trung tâm đều là camera giám sát chứ không có chức năng xử phạt vi phạm. Điều đó có nghĩa là, tình hình giao thông trên những nút, tuyến giao thông đang hiển thị trên màn hình người CSGT chỉ có thể quan sát được tình hình giao thông tại đó, chứ không thể "xử phạt" được những phương tiện vi phạm. Chỉ huy đơn vị phân tích, hiện nay, cơ bản có 2 loại camera giao thông. Loại thứ nhất là camera giám sát và loại thứ 2 có tính năng vượt trội đó là vừa giám sát nhưng đồng thời còn có chức năng nhận diện và xử phạt đối với các trường hợp phương tiện vi phạm Luật Giao thông. Đây là loại camera rất hiện đại, không chỉ đưa hình ảnh đường truyền rõ nét về trung tâm mà còn kịp thời phát hiện, lưu giữ hình ảnh phương tiện vi phạm.
Mặc dù biết rất rõ về tính năng, hiệu quả của loại camera này, song đến nay, trên những tuyến phố ở các quận nội đô vẫn chưa có bất cứ một camera xử phạt giao thông nào được lắp đặt. Trao đổi về vấn đề này, chỉ huy Phòng CSGT đường bộ-đường sắt cho biết, không phải đến bây giờ mà từ nhiều năm trước đó, ý tưởng phải lắp đặt những camera xử phạt vi phạm giao thông bên cạnh hệ thống camera giám sát giao thông đã được Ban Giám đốc CATP và Ban chỉ huy đơn vị ấp ủ từ lâu. Một khi những chiếc camera xử phạt này được lắp đặt, nó sẽ giúp giảm bớt áp lực, khó khăn cho lực lượng CSGT trong khi thực thi nhiệm vụ.
Lấy ví dụ về vi phạm vượt đèn đỏ, chỉ huy Phòng CSGT phân tích, hiện nay khi người vi phạm bị CSGT dừng xe kiểm tra xử lý lỗi trên, nhiều người vẫn "cãi chày cãi cối" và yêu cầu CSGT phải chứng minh được rằng họ sai. Mặc dù người vi phạm "mười mươi vi phạm" song trên thực tế, những trường hợp này cũng đã gây cho CSGT không ít khó khăn, ức chế khi xử lý. Chưa hết, với tình hình giao thông hiện nay, mặc dù lực lượng CSGT đã phải căng hết sức ra nhưng cũng không thể có lực lượng bám chốt, bám tuyến 24/24h được. Nhiều người tham gia giao thông ý thức chấp hành pháp luật, Luật Giao thông vẫn còn rất kém. Khi có CSGT làm nhiệm vụ, ứng trực ngoài đường, ở chốt thì họ tuân thủ, không vi phạm, song mỗi khi vắng bóng lực lượng chức năng, vi phạm này lại tái diễn. Việc lắp đặt, triển khai hệ thống camera xử phạt sẽ giúp cho CSGT giải được "bài toán" khó khăn trên.
Theo ANTD
Trùm ma túy tinh vi giấu hàng kg thuốc lắc dưới đáy hộp sữa Trong dịp nghỉ lễ 30/4, trinh sát phòng PC47 quyết tâm triệt phá thành công đường dây mua bán trái phép chất ma túy do Vương cầm đầu với khối lượng khủng. Trùm ma túy Vương Khỉ bị bắt Thông qua các biện pháp nghiệp vụ và quá trình đấu tranh khai thác từ các chuyên án khác, phòng PC47 phát hiện trên...