Thiết bị sonar bị thất lạc khi dò tìm máy bay MH370
Một thiết bị sonar quan trọng sử dụng cho việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 bị thất lạc do va chạm núi lửa dưới lòng biển sâu ở Nam Ấn Độ Dương.
Một thiết bị sonar dò tìm MH370 của tàu thăm dò Hà Lan bị thất lạc vì va chạm núi lửa – Ảnh chụp màn hình ABC
Trung tâm điều phối liên cơ quan (JACC) của Úc ngày 25.1 cho biết tàu thăm dò Fugro Discovery (Hà Lan) bị mất chiếc máy dò tìm bằng thủy âm (sonar) được sử dụng để tìm kiếm chiếc máy bay MH370.
Thiết bị này đang hoạt động ở đáy biển Nam Ấn Độ Dương hôm 24.1 thì va chạm với một núi lửa ngầm cao 2.200 m dưới đáy biển, làm đứt sợi dây cáp dài 4.500 m nối thiết bị dò tìm với trung tâm điều khiển trên tàu Fugro Discovery, theo ABC News.
ABC News cho biết không rõ thiết bị trôi đi đâu dưới lòng biển, nhưng các thợ lặn đang tìm kiếm và hy vọng sẽ tìm thấy nó trong thời gian ngắn.
Video đang HOT
Chiếc máy bay Boeing 777-200ER, chuyến bay số hiệu MH370 của hãng Malaysia Airlines mất tích cùng với 239 hành khách và thành viên phi hành đoàn khi đang trên hành trình từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh hồi tháng 3.2014. Cuộc tìm kiếm MH370 diễn ra chủ yếu ở vùng biển Nam Ấn Độ Dương, nơi máy bay được cho đã rơi. Đến nay, đội tìm kiếm đã tiến hành dò tìm trên diện tích hơn 80.000 km2 dưới đáy biển.
Một mảnh vỡ máy bay trôi dạt vào đảo Reunion của Pháp hồi tháng 7.2015 là manh mối duy nhất cho thấy MH370 rơi xuống Ấn Độ Dương, nhưng mãi đến nay vẫn chưa có bất kỳ manh mối nào khác.Công tác tìm kiếm vẫn được tiếp tục đến giữa năm 2016 khi mục tiêu tìm kiếm trên 120.000 km2 được hoàn tất.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Australia mất thiết bị định vị dưới nước trong lúc tìm MH370
Australia hôm nay thông báo họ mất một thiết bị dò sóng âm nước sâu trong lúc tìm kiếm MH370 tại khu vực đáy đại dương có khả năng phát hiện phi cơ mất tích cao nhất.
Dragon Prince, một thiết bị định vị bằng sóng âm được sử dụng để tìm kiếm MH370 dưới đáy biển, trên boong tàu Fugro Discovery. Ảnh: ATSB.
Chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines chở 239 người trên khoang mất tích ngày 8/3/2014 khi bay từ Kuala Lumpur, Malaysia, đến Bắc Kinh, Trung Quốc. Vụ việc là một trong những bí ẩn lớn nhất lịch sử hàng không.
Các nhà điều tra cho rằng MH370 đã cạn nhiên liệu và rơi xuống đâu đó ở khu vực phía nam Ấn Độ Dương. Australia đang dẫn đầu chiến dịch tìm kiếm tại nơi có khả năng tìm thấy chiếc Boeing 777 cao nhất. Chiến dịch sử dụng thiết bị định vị bằng sóng âm nước sâu (towfish) và tập trung vào khu vực đáy biển rộng 120.000 km2 ở nam Ấn Độ Dương.
"Hôm qua. trong lúc hoạt động ở nam Ấn Độ Dương, tàu Fugro Discovery đã để mất một towfish", News.com.au dẫn thông báo từ Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm MH370 (JACC) cho biết. "Towfish cùng 4.500 m dây cáp bị rời khỏi con tàu và đang nằm dưới đáy biển".
Towfish hoạt động cách đáy biển khoảng 100 m, phát sóng âm chéo xuống địa hình phía dưới để khảo sát đáy biển.
JACC hồi đầu tháng tái khẳng định sẽ hoàn thành khảo sát đáy biển vào cuối tháng 6, loại bỏ khả năng phải mở rộng phạm vi tìm kiếm mà không có thêm thông tin về vị trí phi cơ mất tích, theo Reuters.
Cơ quan này hôm nay vẫn chưa công bố tai nạn có khiến khung thời gian nêu trên bị trì hoãn hay không. Một towfish nhàn rỗi trên tàu Fugro Discovery đang được chuẩn bị và towfish dưới đáy biển có khả năng trục vớt lên được, JACC cho biết.
Thái Lan ngày 23/1 phát hiện một mảnh vỡ tại khu vực bờ biển phía nam nước này, làm dấy lên nhiều đồn đoán cho rằng nó thuộc về MH370, nhưng giới chuyên gia nhanh chóng bác bỏ.
Một mảnh vỡ của MH370 hồi tháng 7 năm ngoái trôi dạt vào hòn đảo Reunion, Pháp, trên Ấn Độ Dương nhưng từ đó tới nay các cơ quan chức năng vẫn chưa phát hiện thêm bất kỳ dấu vết nào.
Tàu Fugro Discovery tham gia chiến dịch tìm kiếm MH370. Ảnh: news.com.au.
Như Tâm
Theo VNE
Úc sẽ ngưng tìm kiếm máy bay MH370 vào tháng 6.2016 Chính phủ Liên bang Úc đã đặt hạn chót thêm 6 tháng nữa để tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 của Malaysia, trang news.com.au (Úc) cho biết hôm 24.12. Úc xác nhận sẽ ngưng tìm kiếm máy bay MH370 vào tháng 6.2016 - Ảnh: Reuters "Dựa trên cam kết của Chính phủ Úc, Malaysia và Trung Quốc đưa ra vào đầu...