Thiết bị quân sự Mỹ bị đánh cắp tại Ba Lan
Ba Lan đang tích cực truy tìm số thiết bị quân sự của Mỹ bị đánh cắp khỏi một tàu chở hàng khi vận chuyến đến quốc gia này.
Vũ khí Mỹ được vận chuyển đến Ba Lan. Ảnh: Reuters.
Lô thiết bị quân sự Mỹ có trị giá khoảng 56.000 USD đã bị đánh cắp khỏi một container đường sắt tại thị trấn Zagan, miền tây Ba Lan, Sputnik hôm nay đưa tin.
Văn phòng công tố Ba Lan cho biết container này không vận chuyển vũ khí, đạn dược hay thiết bị nổ mà chứa những thiết bị quân sự chuyên dụng hiện đại.
Video đang HOT
Vụ việc diễn ra chỉ một ngày sau khi quân đội Mỹ đưa số vũ khí bao gồm 87 xe tăng M1 Abrams, 103 xe chiến đấu Bradley, 18 pháo tự hành Paladin cùng nhiều thiết bị quân sự đến thành phố Gdansk, Ba Lan nhằm phục vụ kế hoạch tăng cường sự hiện diện ở đông Âu.
Văn phòng công tố thành phố Wroclaw và lực lượng hiến binh quân sự Ba Lan đang phối hợp điều tra truy tìm tung tích số thiết bị bị đánh cắp.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Ba Lan tính chi 7,6 tỷ USD mua hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ
Ba Lan đang lên kế hoạch ký hợp đồng trị giá 7,6 tỷ USD với tập đoàn quốc phòng Raytheon của Mỹ để mua 8 hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot hiện đại vào cuối năm nay.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot (Ảnh: EPA)
"Những hệ thống này sẽ cho phép chúng tôi bảo đảm an ninh của Ba Lan", Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz cho biết hôm 31/3.
Ba Lan xem hợp đồng mua 8 hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ là phần trọng tâm trong kế hoạch hiện đại hóa toàn diện lực lượng vũ trang của nước này từ nay cho tới năm 2023, nhằm đối phó với "sự gây hấn và mối đe dọa ngày càng tăng từ phía đông", Bộ trưởng Macierewicz cho biết thêm.
Ba Lan hiện dành khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng, tương xứng với mục tiêu mà Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đặt ra cho các nước thành viên trong liên minh. Tuy nhiên, giới chức quân đội Ba Lan đang hối thúc chính phủ chi nhiều hơn để hiện đại hóa vũ khí và trang thiết bị quân sự vì 2/3 trong số này có từ thời Liên Xô trước đây.
Cũng theo ông Macierewicz, Ba Lan mong muốn nhận được hệ thống Patriot đầu tiên trong vòng 2 năm từ sau khi ký hợp đồng với tập đoàn Raytheon của Mỹ. Tuy nhiên, hợp đồng này vẫn cần phải có sự chấp thuận của quốc hội Mỹ trước khi hai bên có thể ký kết. Do đây là thỏa thuận mua bán công nghệ quân sự tối tân, vì vậy cần phải có sự cấp phép đặc biệt mới có thể được tiến hành.
"Vẫn còn sớm để nói rằng mọi việc đã hoàn tất. Nhưng chúng tôi hy vọng mọi quy trình sẽ diễn ra ổn thỏa", ông Bill Schmieder, lãnh đạo phụ trách khu vực châu Âu của Raytheon, cho biết.
Hệ thống phòng thủ tên lửa di động Patriot được thiết kế với khả năng dò tìm và đánh chặn các máy bay không người lái, tên lửa hành trình, tên lửa tầm ngắn hay tên lửa đạn đạo chiến lược. Ngoài ra, Patriot dự kiến cũng được trang bị hệ thống radar giám sát có khả năng xoay 360 độ hiện đại nhằm tăng cường năng lực phòng thủ trên thực địa.
Thành Đạt
Theo Dantri
Mỹ mới là nước hưởng lợi từ khủng hoảng Triều Tiên, vì sao? Mỹ có thể khó bỏ qua "cơ hội chưa từng thấy" đang xuất hiện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Quân đội Mỹ. Lo ngại bởi những "lời qua tiếng lại" gay gắt chưa từng thấy giữa Mỹ và Triều Tiên, các nước trong khu vực, như Nhật Bản, đang dự định hiện đại hóa quốc phòng một cách nghiêm túc. Vấn...