Thiết bị mới có thể giữ tim đập đến 24 giờ sau khi lấy khỏi cơ thể
Các bác sĩ đã giữ một trái tim đập trong lọ thủy tinh suốt 24 giờ – bước đột phá này đã mang lại hy vọng cứu sống hàng ngàn người cần được ghép tạng, theo News.com.au.
Thiết bị đột phá vừa được phát minh có thể bảo quản mô tim lâu hơn đến 6 lần so với các phương pháp bảo quản hiện tại – Ảnh minh họa: Shutterstock
Thiết bị đột phá vừa được phát minh có thể bảo quản mô tim lâu hơn đến 6 lần so với các phương pháp bảo quản hiện tại.
Thiết bị mang tên ULiSSES có kích thước nhỏ gọn bỏ vừa các hộp đựng y tế thông thường tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển kết hợp bảo quản tim trên các chặng bay dài.
Tiến sĩ Rafael Revaza, từ Đại học Texas (Mỹ), cho biết thiết bị mới này có tiềm năng cứu sống rất nhiều người. Nó bơm ô xy và các chất dinh dưỡng quan trọng, như natri, kali và glucose cho tim, nhằm bảo quản tim trong khoảng thời gian dài vận chuyển.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu của Đại học Texas đã thử nghiệm thành công thiết bị này trên tim lợn, loài động vật có cấu tạo tim tương tự như tim người. Họ lên kế hoạch thử nghiệm trên người trong 3 tháng tới và kỳ vọng thiết bị sẽ được phê duyệt để sử dụng trong vòng một năm.
Tiến sĩ Rafael Veraza cho biết: “Tim của người hiến tạng thường chỉ khả dụng trong khoảng 4 giờ nếu sử dụng các phương pháp bảo quản truyền thống.
Với thiết bị này, trái tim lợn vẫn khả dụng trong 24 giờ sau khi được lấy ra khỏi lợn”.
Ông nói thêm: “Thiết bị này là một công cụ y tế mang tính đột phá và có tiềm năng cứu sống rất nhiều người”.
Khoảng thời gian bảo quản được kéo dài tạo điều kiện cho nhiều ca ghép tim hơn cho hàng ngàn người cần được hiến tim trên thế giới.
Thiết bị này đã được công bố tại một hội nghị ở Seattle (Mỹ) và có thể hoạt động ở bất kỳ nhiệt độ hoặc áp suất không khí nào, theo News.com.au.
Theo Thanh niên
Nghĩa cử nhân văn
Theo thông tin từ Hội Ghép tạng Việt Nam, số ca được ghép tạng tại Việt Nam đã tăng rất nhanh trong 4 năm qua. Tính đến tháng 9-2019, cả nước thực hiện được hơn 4.600 ca ghép tạng, trong đó gần 4.000 ca ghép thận, hơn 500 ca ghép tủy, còn lại là ghép gan, ghép tim, phổi và các loại mô tạng khác.
Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy ghép tạng cho bệnh nhân
Ngoài số ca ghép từ người cho sống, còn có những trường hợp người chết có di nguyện hiến tạng, hoặc người chết não được thân nhân đồng ý hiến tạng. Dù vậy, so với nhu cầu thực tế ngày một tăng cao thì số lượng người được ghép tạng mỗi năm vẫn còn hết sức khiêm tốn.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy có khoảng 18 cơ quan trong cơ thể có thể được sử dụng để cấy ghép, cứu người. Do vậy, một người chết não có thể cứu sống hàng chục người khác.
Hiện trên thế giới có hơn 119.000 người trong danh sách chờ được cấy ghép tạng để tiếp thêm sự sống. Người hiến tặng nội tạng có thể đang sống, chết não. Hầu hết mọi người đều có thể hiến tặng nội tạng và mô - không có giới hạn về tuổi tác trong việc hiến tặng. Mô được lấy từ những người hiến tạng bị chết, hay chết não tối đa 24 giờ sau khi tim ngừng đập. Hầu hết các mô (trừ giác mạc) có thể được bảo quản và lưu giữ tối đa là 5 năm.
Thời gian gần đây, nhiều người nổi tiếng đã làm thủ tục đăng ký hiến xác, hiến tạng. Dĩ nhiên, việc thực hiện cụ thể thế nào có thể không do người đăng ký quyết định, bởi khi họ nằm xuống, người thân của họ mới có quyền thực hiện ý nguyện đó như thế nào.
Việc đăng ký hiến tạng là một biểu hiện chia sẻ rất đặc biệt, bởi tặng vật chính là một phần cơ thể của người đó. Những người đăng ký hiến tạng không chỉ trao cơ hội cứu sống người nào đó đang cần mô, bộ phận cấy ghép, mà còn tạo sự lan tỏa nghĩa cử nhân văn này ra cộng đồng, để có thêm nhiều người hiến tạng, cũng như thay đổi dần nhận thức của xã hội về việc hiến tạng, hiến xác cho y học.
TRỊNH MINH GIANG
Theo SGGP
Cả nước đã thực hiện hơn 4.600 ca ghép tạng Theo Hội Ghép tạng Việt Nam cho biết, số ca được ghép tạng tại Việt Nam đã tăng rất nhanh trong 4 năm gần đây. Cụ thể, tính đến tháng 9-2019, cả nước đã thực hiện được hơn 4.600 ca ghép tạng, trong đó ghép thận gần 4.000 ca, ghép tủy hơn 500 ca, còn lại là ghép gan, ghép tim, phổi và...