Thiết bị làm game thủ mất… máu khi trúng đạn
Tiếp tục là một dự án nhằm đưa trải nghiệm của game thủ lên một tầm cao mới, đặc biệt trong thể loại FPS.
Kể từ khi những tựa game sơ khai nhất ra đời, chúng ta đã biết đến khái niệm “máu” của nhân vật – thứ thường được tượng trưng bằng một cột màu đỏ nằm ở góc trên màn hình hoặc nhiều vạch liền kề nhau. Mỗi khi nhân vật trúng đòn, độ dài của nó sẽ giảm xuống cho tới khi về 0 báo hiệu nhân vật đã “về thành dưỡng sức”.
Tuy nhiên dù Mario, Sonic, Ryu Hayabusa hay bất cứ gã liều mạng nào có tử nạn bao nhiêu lần đi nữa thì ở ngoài màn hình, game thủ chúng ta ngoài chút ức chế ra vẫn hoàn toàn bình an vô sự. Đây là điều vẫn được giữ nguyên trong suốt hàng chục năm qua và một nhóm nghiên cứu đến từ Canada đang đề xuất giải pháp nhằm thay đổi quy luật tưởng chừng như là hiển nhiên này: Mỗi khi nhân vật bị thương, người điều khiển cũng cam chịu số phận bị… mất máu theo đúng nghĩa đen.
Mang tên gọi “Blood Sport: The Ultimate In Immersive Gaming”, đây là một chiến dịch Kickstarter với mục tiêu kết hợp máy chơi game với thiết bị rút máu. Thứ liên kết hai cỗ máy có công dụng tưởng chừng chẳng hề liên quan gì với nhau này là một bảng mạch lập trình Arduino được gắn với chiếc tay cầm và mỗi khi điều khiển rung lên báo hiệu người chơi bị trúng đạn (trong game bắn súng), tín hiệu sẽ được gửi tới thiết bị y tế kia để “rút máu” họ thông qua đầu kim.
Video đang HOT
Nghe có vẻ rất nguy hiểm đúng không? Lỡ người chơi mất quá nhiều máu và ngất xỉu xong quá trình chơi thì sao? – Đó là thắc mắc mà nhiều người nhanh chóng nhận thấy sau khi đọc những dòng giới thiệu phía trên. Tuy nhiên những lo lắng đó hoàn toàn không đáng để lưu tâm bởi dự án này không thực hiện với mục đích để giải trí mà thực chất, Blood Sport chính là một hình thức hiến máu nhân đạo nhưng cho phép những người tham gia giải trí bằng video game trong quá trình vốn nhàm chán trong thực tế này.
Người chơi không bị rút máu mãi mãi mà chỉ đến một giới hạn nào đó và bảng mạch Arduino sẽ tự động ngắt nguồn máy chơi game. Giới hạn này phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng, tình trạng sức khỏe mà người tham gia đã khai báo trước khi tham gia vào Blood Sport. “Chúng tôi không sáng tạo ra thứ gì mới cả, chỉ đơn giản là thay đổi quy trình hiến máu một chút đồng thời mang lại trải nghiệm hoàn toàn mới khi chơi game mà thôi. ” – Trang Kickstarter của Blood Sport viết.
Hiện tại dự án Kickstarter này trông đợi sẽ thu được 250.000 USD từ cộng đồng để bắt đầu triển khai. Một ý tưởng nghe qua có vẻ điên rồ nhưng cũng chẳng thể nói trước được về thành công của nó bởi chẳng phải trước đây, điện thoại và vô tuyến cũng bị coi là “điên” đấy thôi?
Theo Gamek
Warlocks: tựa game được làm ra bằng... chân
Warlocks là tựa game hành động đi cảnh 2D không quá nổi trội so với các trò chơi khác, tuy nhiên điểm đặc biệt là nó được làm nên từ một con người tàn tật đầy nghị lực.
Strzelecki năm nay 21 tuổi, là lập trình viên người Ba Lan đã có 7 kinh nghiệm và đang muốn phát hành một tựa game có tên gọi Warlocks thông qua Kickstarter. Vậy thì có gì đặc biệt? Kể từ khi sinh ra, Strzelecki đã không may mắn mất đi cả hai cánh tay.
Sử dụng chân của mình, Strzelecki có thể điều khiển bàn phím và chuột rất thuần thục như bất kì người bình thường nào khác. Thậm chí anh còn cho biết mình còn là một game thủ DOTA 2 ở trình độ "trên mức trung bình". nhưng câu chuyện của chúng ta ngày hôm nay không tập trung vào việc anh làm điều đó như thế nào mà thay vào đó, là sản phẩm mà anh đang cố gắng biến thành hiện thực với 25.000 USD kinh phí.
Thành thạo trong việc dùng chân điều khiển chuột và bàn phím, Strzelecki còn có thể chơi game và lập trình.
Warlocks là một tựa game đi cảnh 2D đi theo phong cách fantasy đang được phát triển dành cho PC. Người chơi có thể khám phá thế giới đầy rẫy nguy hiểm một mình hoặc cùng 3 người bạn khác thông qua mạng nội bộ hoặc online. Trò chơi được nhóm phát triển so sánh với "rambo lùn" nhưng thay vì sử dụng súng ống, gamer sẽ dùng các kĩ năng phép thuật để tiêu diệt kẻ địch và tất nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc Warlocks cũng sở hữu hệ thống lên cấp và cây kĩ năng như các tựa game hiện đại.
Strzelecki cho biết anh tự tin vào chất lượng của trò chơi thay vì hy vọng vào việc đăng tải những hình ảnh về cơ thể khiếm khuyết của mình sẽ thu hút được nhiều người quyên góp. Một trang web cho phép người dùng trực tiếp thử nghiệm Warlocks trên trình duyệt cũng được nhóm phát triển lập ra nhằm giúp ai đó có thể tự mình đánh giá trước khi quyết định đóng góp vào Kickstarter. (Click vào đây để chơi thử).
Trang Kickstarter của Warlocks còn 15 ngày để đạt đến mục tiêu 25.000 USD dự tính và hiện tại họ đã thu được 1/3 số tiền quyên góp từ phía cộng đồng. Dù trò chơi có trở thành hiện thực hay không, Strzelecki tự tin rằng đây sẽ không phải là dự án cuối cùng mà mình thực hiện.
"Tôi muốn tin rằng nỗ lực của mình sẽ là nguồn cảm hứng cho những người khác, mặc dù tôi không chắc rằng điều đó có cần thiết hay không bởi tất cả những người tàn tật mà tôi biết, họ đều có ý chí không thể bị dập tắt. " - Strzelecki nói.
Một người sinh ra thiếu đi hai cánh tay vẫn có thể chơi được DOTA 2 và quyết tâm lập trình game để kiếm tiền. Chúng ta còn lý do nào để biện minh cho việc không nỗ lực lao động trong cuộc sống nữa hay không?
Theo Gamek
Game thuần Việt cần học tập Indonesia với dự án 1 tỷ đồng quyên góp Tựa game Pale Blue của Indonesia mới đây đã công bố đạt 52.000 USD (hơn 1 tỉ VNĐ) kinh phí quyên góp để tiến hành phát triển trò chơi. "Game thuần Việt" là cụm từ đã quá quen thuộc đối với chúng ta, tuy nhiên những tựa game thực sự 100% cây nhà lá vườn thì hiện tại vẫn chỉ đếm trên đầu...