Thiết bị hộp đen “bắt lỗi” gần 20.000 xe vượt tốc độ
- Theo thống kê, trong tháng 4, hệ thống thiết bị giám sát hành trình đã theo dõi và phát hiện được hơn 19.800 phương tiện vi phạm về tốc độ, tăng 7000 phương tiện so với tháng 3.
Ngày 7/5, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, tính đến hết tháng 4, số phương tiện đã truyền dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình về máy chủ tại Tổng cục Đường bộ là 50.364 phương tiện. Tổng số lần vi phạm quá tốc độ của phương tiện trên toàn quốc là 1.130.388 lần. Trong đó, 10 địa phương có số lần vi phạm tốc độ nhiều nhất lần lượt gồm Thành phố Hồ Chí Minh (hơn 500.000 lượt), Hà Nội (trên 60.000), Đà Nẵng (trên 41.000), Bình Thuận (trên 43.000), Thanh Hóa (gần 40.000)…
Cũng trong tháng 4, vi phạm về thời gian lái xe cũng khá phổ biến với gần 7.950 lần lái xe vi phạm chạy liên tục quá 4 giờ, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số lượng vi phạm cao nhất với hơn 2.400 lần, Đà Nẵng 426 lần. Đặc biệt, có tới gần 2.000 lần vi phạm về thời gian làm việc của lái xe liên tục quá 10 giờ trong ngày.
Về tổng số phương tiện vi phạm quá tốc độ và thời gian lái xe trong tháng 4/2014 là 19.810 phương tiện, chiếm tỷ lệ 39,3% tổng số phương tiện truyền dữ liệu về máy chủ của Tổng cục ĐBVN.
Đoàn kiểm tra Thanh tra Bộ Giao thông vận tải kiểm tra tình hình lắp hộp đen tại TPHCM. Ảnh: Vạn Xuân
Sẽ tổ chức thanh, kiểm tra để chấn chỉnh các vi phạm
Theo quy định của Chính phủ, trước ngày 1/7/2012 là hạn chót cho các phương tiện thuộc diện quản lý phải lắp hộp đen giám sát hành trình (GPRS). Việc lắp hộp đen nhằm giúp doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước quản lý tốt hơn hoạt động của các lái xe chạy trên đường, giảm tai nạn giao thông.
Đến nay sau gần 2 năm tích cực vận động các doanh nghiệp lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, hiện toàn quốc đã có gần 50.000 phương tiện trong diện bắt buộc đã lắp đặt thiết bị hộp đen và chính thức chịu sự giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.
Video đang HOT
Để sử dụng tốt hơn thiết bị giám sát hành trình này, theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, từ ngày 1/3 vừa qua, dữ liệu của toàn bộ hộp đen do các đơn vị vận tải lắp đặt trên các phương tiện bao gồm toàn bộ các ôtô chở khách chạy tuyến cố định, xe chở khách theo hợp đồng, xe du lịch, xe buýt, xe chở container đều phải truyền liên tục về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để đơn vị này giám sát, quản lý. Tuy nhiên, hiện còn 8.000 phương tiện chưa truyền tín hiệu hộp đen về cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý.
Theo thống kê, trong tháng 3 vừa qua, hệ thống thiết bị giám sát hành trình đã “soi” được hơn 12.700 phương tiện vi phạm về tốc độ (chiếm tỷ lệ 31,2%), với tổng số lần vi phạm lên tới 506.111 lần trong tổng số phương tiện bắt buộc phải truyền thông tin từ dữ liệu hộp đen về đơn vị này.
Đáng chú ý, 10 địa phương có số lần vi phạm tốc độ nhiều nhất lần lượt là Thành phố Hồ Chí Minh (xấp xỉ 221.954 lần), Hà Nội (trên 37.000 lần), Đà Nẵng (trên 24.600 lần), Bình Thuận (gần 17.000 lần ), Lâm Đồng (trên 14.000 lần), Bình Dương (gần 13.000 lần), Vĩnh Long (gần 11.000 lần), Bà Rịa-Vũng Tàu (gần 10.000 lần), Đồng Nai (gần 10.000 lần), Trà Vinh (gần 9.000 lần).
Qua giám sát thiết bị giám sát hành trình, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phát hiện hơn 8.300 lần lái xe vi phạm chạy liên tục quá 4 giờ; trong đó 10 địa phương có số lượng vi phạm cao nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (1.729 lần), Hải Phòng (1010 lần), Hà Nội (690 lần), Đà Nẵng (322 lần), Gia Lai (316 lần), Bình Thuận (246 lần), Lâm Đồng (234 lần), Khánh Hòa (231 lần), Tiền Giang (211 lần), Hải Dương (207 lần).
Đặc biệt, có tới gần 2.300 lần vi phạm về thời gian làm việc của lái xe liên tục quá 10 giờ trong ngày, trong đó, địa phương có số lượng vi phạm cao nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (423 lần) và Hà Nội (293 lần).
Trước thực trạng trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố thực hiện nhắc nhở, họp kiểm điểm, ký cam kết không vi phạm tốc độ và thời gian lái xe, xử lý vi phạm theo quy định đối với các đơn vị vận tải có nhiều phương tiện vi phạm tốc độ ở mức cao đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh việc quản lý lái xe tại các đơn vị vận tải.
Để đảm bảo dữ liệu từ thiết bị được truyền đầy đủ, chính xác và liên tục về máy chủ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị các Sở Giao thông Vận tải kiểm tra, đối chiếu dữ liệu trên hệ thống với dữ liệu hiện Sở đang quản lý. Trên cơ sở đó, các Sở đôn đốc các đơn vị vận tải trên địa bàn chưa có dữ liệu hoặc dữ liệu không đầy đủ liên hệ với các đơn vị lắp đặt thiết bị giám sát hành trình yêu cầu truyền dữ liệu của các phương tiện thuộc đơn vị về Tổng cục.
Ngoài ra, từ ngày 25/4, trên hệ thống máy chủ của Tổng cục đã thực hiện áp tốc độ tối đa theo sức chứa và loại xe, kết quả phân tích cho thấy, số lượng xe vi phạm quá tốc độ tăng cao. Vì vậy, Tổng cục Đường bộ đề nghị các Sở Giao thông Vận tải bố trí cán bộ theo dõi trực tuyến để thực hiện nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời đối với các trường hợp vi phạm.
Vạn Xuân
Theo_VnMedia
Máy chủ hộp đen đường bộ cho thấy hàng chục nghìn lượt xe vận tải vi phạm
Sau 1 tháng đưa máy chủ vào hoạt động, Trung tâm giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) đã "soi" được hơn 12.700 phương tiện vi phạm về tốc độ, chiếm tỷ lệ 31,2%...
Như VnMedia đã đưa tin, trước ngày 1/7/2012 là hạn chót cho các phương tiện thuộc diện quản lý phải lắp hộp đen giám sát hành trình (GPRS). Việc lắp hộp đen nhằm giúp doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước quản lý tốt hơn hoạt động của các lái xe chạy trên đường, giảm tai nạn giao thông.
Theo thống kê, sau gần 2 năm tích cực vận động các doanh nghiệp lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, hiện toàn quốc đã có gần 50.000 phương tiện trong diện bắt buộc đã lắp đặt thiết bị hộp đen và chính thức chịu sự giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.
Để sử dụng tốt hơn thiết bị giám sát hành trình này, theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, từ ngày 1/3 vừa qua, dữ liệu của toàn bộ hộp đen do các đơn vị vận tải lắp đặt trên các phương tiện bao gồm toàn bộ các ôtô chở khách chạy tuyến cố định, xe chở khách theo hợp đồng, xe du lịch, xe buýt, xe chở container đều phải truyền liên tục về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để đơn vị này giám sát, quản lý. Tuy nhiên, hiện còn 8.000 phương tiện chưa truyền tín hiệu hộp đen về cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý.
Sau 1 tháng đưa máy chủ vào hoạt động, ngày 7/4, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, hệ thống này đã "soi" được hơn 12.700 phương tiện vi phạm về tốc độ (chiếm tỷ lệ 31,2%), với tổng số lần vi phạm lên tới 506.111 lần trong tổng số phương tiện bắt buộc phải truyền thông tin từ dữ liệu hộp đen về đơn vị này.
Đoàn kiểm tra Thanh tra Bộ Giao thông vận tải kiểm tra tình hình lắp hộp đen tại TPHCM. Ảnh: Vạn Xuân
Đáng chú ý, 10 địa phương có số lần vi phạm tốc độ nhiều nhất lần lượt là Thành phố Hồ Chí Minh (xấp xỉ 221.954 lần), Hà Nội (trên 37.000 lần), Đà Nẵng (trên 24.600 lần), Bình Thuận (gần 17.000 lần ), Lâm Đồng (trên 14.000 lần), Bình Dương (gần 13.000 lần), Vĩnh Long (gần 11.000 lần), Bà Rịa-Vũng Tàu (gần 10.000 lần), Đồng Nai (gần 10.000 lần), Trà Vinh (gần 9.000 lần).
Đặc biệt qua giám sát thiết bị giám sát hành trình, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phát hiện hơn 8.300 lần lái xe vi phạm chạy liên tục quá 4 giờ; trong đó 10 địa phương có số lượng vi phạm cao nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (1.729 lần), Hải Phòng (1010 lần), Hà Nội (690 lần), Đà Nẵng (322 lần), Gia Lai (316 lần), Bình Thuận (246 lần), Lâm Đồng (234 lần), Khánh Hòa (231 lần), Tiền Giang (211 lần), Hải Dương (207 lần).
Đặc biệt, có tới gần 2.300 lần vi phạm về thời gian làm việc của lái xe liên tục quá 10 giờ trong ngày, trong đó, địa phương có số lượng vi phạm cao nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (423 lần) và Hà Nội (293 lần).
Sẽ rút giấy phép tài xế vi phạm nhiều lần
Trước tình trạng trên, nhằm chấn chỉnh hoạt động của các phương tiện và đơn vị vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đã gửi số liệu vi phạm về các địa phương và đề nghị rút giấy phép lái xe với các trường hợp tài xế vi phạm nhiều lần, đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng, nhất là lực lượng công an tiến hành xử lý vi phạm thông qua dữ liệu trích xuất từ thiết bị giám sát hành trình để răn đe.
"Tổng cục đã yêu cầu Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố tiếp tục đôn đốc các đơn vị vận tải trên địa bàn thực hiện nghiêm việc truyền dữ liệu về trung tâm giám sát hành trình. Sau ngày 1/5, nếu đơn vị nào chưa thực hiện sẽ bị xử lý theo quy định," ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Theo đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiện để tăng cường kiểm soát với các phương tiện chưa nằm trong diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, Bộ Giao thông vận tải đang chủ trì soạn thảo Nghị định mới thay thế Nghị định 91 và 93 về điều kiện kinh doanh vận tải, trong đó có quy định sẽ yêu cầu thêm các đối tượng ôtô phải lắp đặt thiết bị hộp đen như xe tải chở hàng từ 10 tấn trở lên.
Vạn Xuân
Theo_VnMedia
Kịch bản hiếp dâm lạ chưa từng thấy Sau gần 1 năm tự điều tra, truy tìm, chị H. đã phát hiện được 6 đối tượng tổ chức hiếp dâm mình, trong đó kẻ chủ mưu là người yêu của chị Tin từ VKSND thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk ngày 28-2 cho biết cơ quan này đã quyết định truy tố 6 bị cáo về hành vi hiếp dâm...