Thiết bị gian lận thi cử chỉ bằng… hạt gạo làm mưa làm gió
Kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển vào ĐH CĐ còn hơn 6 tháng nữa mới diễn ra, nhưng thời điểm này, thị trường thiết bị công nghệ dùng để gian lận trong các kỳ thi đã bắt đầu “ nóng
Chỉ cần một click trên google hay gọi một cuộc điện thoại được quảng cáo tràn lan trên các trang mạng xã hội là người mua có thể dễ dàng tìm được món “hàng nóng” công nghệ siêu nhỏ để phục vụ cho việc gian lận trong các cuộc thi.
Liên hệ với số điện thoại 0972*****của một trang bán hàng tai nghe không dây có địa chỉ tại phố Khâm Thiên (Hà Nội), PV ngay lập tức được nhân viên bán hàng của shop này tư vấn cho hàng loạt thiết bị nghe lén được quảng cáo là sản phẩm đời mới, hiện đại và tinh vi nhất.
Các thiết bị gian lận thi cử công nghệ cao được rao bán tràn lan trên mạng (nguồn: IT)
Thiết bị siêu nhỏ chỉ bằng hạt gạo được đưa vào tai người dùng
Các loại tai nghe không dây kiểu mới được ngụy trang dưới nhiều hình thức: Giống thẻ ATM, giống sim điện thoại di động, có loại tai siêu nhỏ hoạt động bằng từ trường, kích thước chỉ 3mm; ngoài ra còn có loại siêu nhỏ bằng hạt gạo để bỏ vào trong tai mang vào phòng thi. Giá bán các thiết bị này dao động từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng. Nhân viên tư vấn còn cho biết, nếu không đủ tiền mua, người cần dùng hoàn toàn có thể thuê với giá rẻ hơn gấp 10 lần chỉ từ 350.000 – 400.000 đồng/ngày.
Theo nhân viên này, có thiết bị khác rẻ hơn nhưng khi đi thi phải mang điện thoại vào trong phòng thi để kết nối với thiết bị nhỏ đưa vào tai. Thiết bị này thường được sinh viên, đặc biệt là sinh viên tại chức mua. Còn đối với thí sinh thi THPT quốc gia hoặc ĐH tuyệt đối không được mang điện thoại, kể cả không bật nguồn nên dùng loại ngụy trang thẻ ATM, sim điện thoại là an toàn nhất.
“Với loại thẻ đời mới này, thí sinh sẽ không phải mang điện thoại vào phòng thi mà vẫn nhận được thông tin nhờ cục thu sóng gắn vào sim bên trong cái thẻ. Thí sinh chỉ cần bỏ thiết bị vào trong lỗ tai, thiết bị này sẽ được kết nối với bên ngoài rất bí mật, không ai có thể phát hiện được. Bên ngoài chỉ việc đọc đáp án vào, âm thanh nghe rất rõ. Thời gian sử dụng 1 lần lên tới 3 giờ” – nhân viên này nói.
Thiết bị nghe lén được ngụy trang dưới dạng 1 chiếc thẻ ATM để qua mắt giám thị
Video đang HOT
Khi PV thắc mắc, kỳ thi tới Bộ GD ĐT quyết định thi tất cả các môn bằng hình thức trắc nghiệm. Như thế thì không thể đọc từng câu hỏi và đáp án ra ngoài phòng thi được, sẽ dễ bị lộ, nhân viên này mách thêm “bí kíp”: “Tốt nhất là mua thêm 1 chiếc bút camera giá 400.000 đồng để chụp đề thi ra ngoài, như thế thì thí sinh chỉ cần ngồi rung đùi mà nghe đáp án thôi” – nhân viên này nói.
Nói về vấn đề này, thầy Trần Văn Lợi – giảng viên một trường ĐH dân lập tại Hà Nội, người đã từng nhiều năm tham gia làm giám thị tại các kỳ thi ĐH CĐ cho biết: Để phát hiện thí sinh dùng tài liệu, quay cop, nhìn bài thì đơn giản, nhưng thí sinh dùng thiết bị công nghệ cao để gian lận thì phải người coi thi có kinh nghiệm mới phát hiện được. Trong các kỳ tập huấn coi thi, các giám thị cũng phải lên mạng tìm hiểu để cập nhật các công nghệ mới không sẽ dễ bị thí sinh… qua mặt.
Tuy nhiên, thầy Lợi khuyên thí sinh không nên mạo hiểm sử dụng các thiết bị gian lận thi cử vì nếu bị bắt, các em sẽ đứng trước nguy cơ bị hủy bài thi, đình chỉ thi, mất cơ hội vào ĐH: “Dù có trang bị tinh vi như thế nào nhưng những em gian lận thi thường có tâm lý rất hoảng hốt, lo lắng khi làm bài và giám thị chỉ cần để ý kỹ sắc thái gương mặt của những em có biểu hiện đáng nghi là có thể phát hiện ra” – thầy Lợi nói.
Theo Danviet
Nhiều trường thi thử đánh giá học sinh
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo quy chế thi THPT quốc gia, nhiều trường đã rục rịch cho học sinh chuẩn bị thi trắc nghiệm 8 môn và môn tự luận để từ đó có đánh giá chất lượng.
Ông Nguyễn Văn Nguyên, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Huệ, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho rằng dự thảo quy chế có điểm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh.
"Tuy nhiên, điều khiến trường và phụ huynh lo lắng chính là năm nay có nhiều môn thi hơn nên cả giáo viên, học sinh sẽ vô cùng vất vả trong dạy và học", ông nói.
Thầy, trò chạy đua thời gian
Ông Nguyên cho biết sau khi có dự thảo, trường bắt tay vào chuẩn bị cho học sinh kiểm tra học kỳ I như kỳ thi THPT quốc gia. Học sinh được đánh số báo danh theo tên A, B, C và xếp 24 học sinh/phòng. Vì chưa có khả năng làm được mỗi học sinh một đề, trường chỉ cố gắng mỗi phòng thi có 4 mã đề khác nhau.
Giáo viên các môn cũng được huy động làm ngân hàng đề dựa theo cấu trúc đề minh họa 70% trắc nghiệm, 30% tự luận để học sinh tập dượt.
Ông Nguyễn Quý Xuân, Hiệu trưởng trường THPT Phúc Lợi, quận Long Biên (Hà Nội) cũng cho biết khoảng giữa tháng 12, trường sẽ tổ chức kiểm tra học kỳ với 5 bài thi như quy định của kỳ thi THPT quốc gia.
Giáo viên được giao ra đề theo cấu trúc đề minh họa. Kỳ kiểm tra sẽ được tổ chức nghiêm ngặt, đảm bảo không có học sinh quay cóp để đánh giá chất lượng học sinh.
Nhiều trường lo lắng tổ chức thi học kỳ như thi THPT quốc gia để đánh giá năng lực học sinh. Ảnh: Tiền Phong.
Cẩn trọng với 5 bài thi
Cô Thái Văn Anh, giáo viên một trường THPT tại Hà Nội cho rằng năm 2015, học sinh dự thi tốt nghiệp chỉ cần thi 4 môn, năm nay đã tăng lên thành 6 môn là một thay đổi lớn.
Từ khi Bộ Giáo dục công bố phương án thi đến nay, giáo viên phải tự đổi mới cách dạy lẫn phương pháp ra đề. Học sinh cũng vừa học vừa lo luyện đề trắc nghiệm để rèn kỹ năng nhanh nhạy chạy đua với thời gian làm bài thi.
Ông Nguyễn Văn Nguyên cũng cho rằng Bộ GD&ĐT tạo điều kiện cho học sinh đăng ký cả 5 bài thi nhưng lần này, trường cũng quyết định thi thử cả 9 môn (trừ Tin học, Thể dục) để từ kết quả đó có đánh giá chất lượng học sinh cũng như giúp học sinh có cái nhìn về khả năng của mình để lựa chọn môn thi đúng đắn hơn.
Việc trước mắt, từ nay đến kỳ thi không còn nhiều thời gian, trường sẽ tập trung toàn bộ đội ngũ giáo viên giỏi cho lớp 12 để dạy học và ôn tập. Lãnh đạo Phòng khảo thí của một sở GD&ĐT bày tỏ lo lắng kỳ thi năm nay với nhiều đổi mới sẽ ảnh hưởng tiêu cực ít nhiều đến kết quả thi của thí sinh.
Ông phân tích có những môn lần đầu thi trắc nghiệm như Lịch sử, Giáo dục công dân, Toán... giáo viên, học sinh vô cùng bối rối trong việc tìm kiếm tài liệu, đề thi để luyện đề trong khi Bộ không phát hành tài liệu ôn thi nào. Chưa kể, ở thời điểm này, nhiều sở mới cuống cuồng đi tập huấn cho giáo viên phương thức ra đề thi trắc nghiệm.
Nhiều trường ĐH muốn tự chủ tuyển sinh
PGS Đoàn Quang Vinh, Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng, cho biết trường muốn được tự chủ xét tuyển sinh ĐH bằng kết quả thi THPT quốc gia. Còn theo kinh nghiệm sau một năm thực hiện tuyển sinh theo nhóm, PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng nếu cả nước là nhóm lớn thì rất phức tạp về mặt kỹ thuật.
"Nếu đơn thuần các trường chốt cứng chỉ tiêu thì phần mềm kỹ thuật chạy được ngay lập tức và chỉ sau vài giờ đồng hồ là cho ra kết quả. Nhưng câu chuyện không đơn giản như thế vì còn phụ thuộc số lượng thí sinh đăng ký vào từng ngành; có ngành phải điều chỉnh, có ngành không điều chỉnh nên sẽ rất khó khăn", PGS.TS Trần Văn Tớp cho hay.
Hơn nữa, theo phân tích của Hiệu phó ĐH Bách khoa Hà Nội, trong quá trình chạy phần mềm, có những vấn đề sẽ xảy ra khó có thể lường trước được. Với một nhóm nhỏ, việc xử lý sự cố còn dễ, với hơn 400 trường ĐH, lúc đó xử lý thế nào?
Ví dụ tại nhóm GX năm 2016, ngành Công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa có 400 chỉ tiêu nhưng có tới 1.800 thí sinh đăng ký. Lúc chạy phần mềm lần đầu, điểm trúng tuyển trung bình lên đến 9,3. Trường phải đưa ra các tiêu chí phụ để đưa mức điểm chuẩn về 8,7 với 600 thí sinh trúng tuyển, nhưng chỉ có 320 thí sinh nhập học.
Chính vì vậy, PGS Trần Văn Tớp cho rằng năm 2017, thay vì tổ chức cả nước là một nhóm lớn, bộ có thể đưa ra các nhóm nhỏ theo khu vực địa lý với nguyên tắc các trường có thể tự nguyện tham gia, như thế vừa đảm bảo quyền tự chủ của các trường vừa chống ảo.
Riêng nhóm GX, nếu Bộ GD&ĐT quyết định cả nước chỉ xét tuyển chung một phần mềm thì các trường trong nhóm cũng hoàn toàn ủng hộ. Còn nếu bộ cho các trường tự quyết thì nhóm dự kiến sẽ mở rộng nâng số trường lên khoảng 20 trường trong khu vực Hà Nội.
Trong khi đó, một chuyên gia giáo dục cho rằng tuyển sinh là quyền tự chủ của các trường. Bộ nên để các trường tự làm công việc của mình, chỉ hỗ trợ khi cần thiết, không nên làm thay các trường.
Giải pháp nào chống 'ảo'?
Các trường mong muốn được giao quyền tự chủ nhưng bên cạnh đó, lại rất lo "ảo". PGS.TS Đoàn Quang Vinh, Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng, đề xuất lần đầu xét tuyển, bộ nên cho thí sinh chỉ có một nguyện vọng.
"Kinh nghiệm năm 2016 cho thấy 25% thí sinh đủ điểm xét tuyển không đỗ lần đầu nhưng vẫn không tham gia xét tuyển những lần bổ sung tiếp theo. Có thể hiểu các em chỉ có nhu cầu học ở một trường, ngành nhất định nào đó, trượt thì thôi nên cho các em đăng ký nhiều nguyện vọng cũng không cần thiết. Một nguyện vọng, xét xong, không đỗ thì xét bổ sung, các trường thiếu cũng tuyển bổ sung", PGS Đoàn Quang Vinh nêu ý kiến.
Đồng ý với ý kiến của PGS Đoàn Quang Vinh, một vị chuyên gia giáo dục cho rằng lần đầu xét tuyển nên cho mỗi thí sinh một nguyện vọng.
Trước đó, từ năm 2015, khi tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT đã có ý tưởng cả nước chung một phần mềm xét tuyển. Nhưng năm đó, các trường không đồng tình.
Đến năm 2016, ý tưởng này tiếp tục được đưa ra dù trước đó, bộ đã quyết định cho nhóm GX được tuyển sinh. Nhưng sau đó, Bộ GD&ĐT vẫn vấp phải sự phản đối của các trường.
Theo Nguyễn Hà - Nghiêm Huê / Tiền Phong
Quốc sách mà 'vơ bèo gạt tép' là hỏng to Mỗi năm đều thấy có những bức tâm thư đẫm nước mắt để xin vào trường hay học viện này nọ, còn trường sư phạm thì có cảm giác tuyển kiểu "vơ bèo gạt tép". Nếu giáo dục là quốc sách thì việc tuyển chọn, đào tạo, phát triển và sàng lọc cần phải làm tương đương như với các ngành đặc thù...