Thiết bị đốt dầu thải không khí độc
Dầu nhớt thải, dầu ăn qua sử dụng… đều có thể được tận dụng để làm chất đốt. Đặc biệt, thiết bị lò đốt áp lực này không phát sinh khói và khí thải.
Ông Huỳnh Tấn Kiệt và sản phẩm lò đốt áp lực không khói bụi.
Tận dụng hàng trăm tấn dầu thải mỗi năm
Thay vì phải dùng đến than, củi… để đun nấu, người dùng hoàn toàn có thể tận dụng dầu nhớt thải, dầu ăn đã qua sử dụng làm chất đốt thay thế. Điều dường như không tưởng này được ông Huỳnh Tấn Kiệt, Giám đốc Hợp tác xã liên kết công nông nghiệp Thái Dương (Bình Chánh, TPHCM) hiện thực hóa bằng thiết bị lò đốt áp lực. Điều đặc biệt hơn là thiết bị lò đốt này không tạo ra khói hay khí thải, giúp bảo vệ môi trường.
Ông Huỳnh Tấn Kiệt cho biết, hàng năm một lượng rất lớn nhớt thải, dầu ăn đã qua sử dụng được đổ bỏ (khoảng 400 tấn/năm). Lượng lớn nguồn dầu, nhớt thải này làm ô nhiễm môi trường, mà chưa có giải pháp nào xử lý hiệu quả. Trong khi đó, lượng dầu nhớt thải có thể tận dụng làm chất đốt.
Theo ông Kiệt, việc gây ra ô nhiễm môi trường do chất đốt, cách đốt truyền thống và thiết bị đốt hiện nay thường gây ra nhiều khói bụi, làm ô nhiễm môi trường. Thiết bị ngoại nhập cũng không giải quyết được, chỉ bớt khi dùng dầu DO, nhưng giá thành cao, tiêu hao nhiều, từ 10 cho đến 50 – 60 lít/giờ.
Riêng dùng chất đốt như điện, gas thì giá thành cao, càng khó cạnh tranh. Nếu dùng củi, gỗ, trấu thì nhiều tro, bụi, gây nạn phá rừng. Đốt bằng than đá, than tổ ong, dầu DO, dầu điều cũng thải ra nhiều khí thải độc hại.
Với kinh nghiệm 30 năm làm việc trong nghề cơ khí và sau khi sử dụng các thiết bị đốt trong nước và ngoại nhập, ông Kiệt nhận ra áp lực gió không đủ sức phân tán nhuyễn giọt dầu, nhất là không thể sử dụng được nhớt thải.
Vì vậy, cần phải có lực gió lớn hơn và hệ thống phân tán nhuyễn giọt dầu nhiều hơn. Với ý tưởng đó, ông đã nghiên cứu và chế tạo thiết bị lò đốt áp lực dùng gió áp lực cao hay gió turbo thay cho gió cánh quạt.
Theo đó, dầu được cung cấp vào ống ở trung tâm và gió thổi bao quanh trong ống với áp lực cao, sẽ cuốn dầu đi theo và phân tán nhuyễn dầu theo cấp số nhân và được đốt cháy hoàn toàn. Nhờ nguyên lý này, thiết bị không chỉ đốt được dầu DO, mà còn sử dụng trong việc đốt cả nhớt, dầu ăn thải ra mà các thiết bị khác không đốt được.
Đây chính là những điểm khác biệt cơ bản giữa thiết bị hiện có và thiết bị của ông Kiệt. Ngoài ra, so với các thiết bị khác (thường sử dụng mạch điện để điều khiển) thì lò đốt áp lực không khói chỉ cần ngưng cung cấp nhớt là ngừng hoạt động, nên rất dễ dàng sử dụng.
Mặt khác, các thiết bị hoặc lò đốt khác cần phải dỡ tro sau khi đốt. Trong khi đó, thiết bị sử dụng nhớt thải không cần phải dọn dẹp nhiều, do phát sinh rất ít phế thải. Với thiết bị này, các cơ sở quy mô nhỏ sẽ không cần phải di dời khỏi khu dân cư, bởi khắc phục được tình trạng ô nhiễm do khói, bụi.
Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
Video đang HOT
Ông Huỳnh Tấn Kiệt cho biết, chỉ cần 1 lít nhớt thải để đốt lò nung, sấy trong vòng 1 giờ đồng hồ với mức nhiệt có thể lên tới 1.000 độ C. Vì vậy, thiết bị có thể được ứng dụng trong ngành nấu nhôm, nhựa phế liệu, đốt chất thải lỏng nguy hại, sấy, tiệt trùng nông sản sau thu hoạch, chưng cất các loại tinh dầu…
Kết quả khí thải do Viện Khoa học An toàn Vệ sinh Lao động TPHCM phân tích tại ống thoát khí của hệ thống sấy bằng thiết bị lò đốt áp lực dùng nhớt thải đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thiết bị này cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận giải pháp hữu ích.
Hiện nay, lò đốt áp lực không khói đã được nhiều nơi sử dụng như Hợp tác xã Thái Dương (Bình Lợi, Bình Chánh, TPHCM), dùng trong việc sấy xơ dừa, lá cọ dầu; trong sản xuất đậu hũ, chưng cất tinh dầu, sấy nông sản ở Tân Phú, Củ Chi (TPHCM); HTX Công nông nghiệp Thái Dương (Bình Chánh), để tái chế lon bia nấu nhôm; sấy bắp ở Cẩm Mỹ (Đồng Nai); nấu đường phèn (An Giang); sấy gỗ, nông sản thực phẩm, làm đậu hũ (quận Tân Phú, TPHCM)…
7 cây cảnh có thể giúp làm sạch không khí trong nhà
Các nhà khoa học khẳng định những loại cây này có thể thanh lọc và cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
Có những loại cây có thể thanh lọc và làm đẹp ngôi nhà của bạn cùng một lúc.
Không khí trong nhà bạn có thể không sạch như bạn nghĩ, bởi chúng chứa các chất ô nhiễm như bụi và nấm mốc cũng như các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) được thải ra từ thảm, sơn, vải và các sản phẩm tẩy rửa.
Bạn có thể sử dụng máy làm sạch không khí hoặc có thể làm sạch không khí một cách tự nhiên bằng cách sử dụng các loại cây trồng trong nhà có công dụng thanh lọc không khí.
Năm 1989, một nghiên cứu của NASA đã thử nghiệm 19 loài thực vật để xem loài nào có thể làm sạch không khí trong nhà một cách hiệu quả. Kết quả, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ trong một ngày, 87% benzen, formaldehyde và trichloroethylene đã được loại bỏ bởi một số loài cây được thử nghiệm.
Dưới đây là 7 loại cây có thể thanh lọc và làm đẹp ngôi nhà của bạn cùng một lúc:
1. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có khả năng chuyển đổi carbon dioxide thành oxy ngay cả sau khi mặt trời lặn.
Loại cây này được NASA xếp hạng là "máy lọc không khí" tốt nhất. Loài thực vật này có khả năng chuyển đổi carbon dioxide thành oxy ngay cả sau khi mặt trời lặn.
Cây lưỡi hổ không cần nhiều ánh sáng và sự chăm sóc, do đó ngay cả những người được mệnh danh "không có tay chăm sóc cây cối" cũng có thể trồng được loại cây này.
2. Cây lan ý
Cây lan ý có thể phát triển mạnh trong điều kiện ánh sáng gián tiếp và cần ít tưới nước.
Một trong những loại cây trồng trong nhà được xếp hạng hàng đầu của NASA để loại bỏ ô nhiễm trong nhà là cây lan ý. Loại cây cảnh này có hoa màu trắng tuyệt đẹp và là sự bổ sung hoàn hảo cho bất kỳ kiểu trang trí nào trong nhà.
Cây lan ý có thể phát triển mạnh trong điều kiện ánh sáng gián tiếp và cần ít tưới nước. Điều đó khiến lan ý trở thành một loại cây hoàn hảo cho những người mới làm quen với cây trồng. Một lưu ý thận trọng là hoa lan ý khá độc đối với vật nuôi và trẻ em.
3. Cây cọ lá tre
Cọ lá tre cũng là một máy tạo độ ẩm tự nhiên, tạo ra một lít nước trong không khí mỗi ngày.
Cọ lá tre cũng là một lựa chọn hàng đầu từ nghiên cứu của NASA bởi vì có công năng tuyệt vời trong việc làm sạch CO2 và VOCs ra khỏi không khí trong nhà. Theo Conscious Living, cọ lá tre cũng là một máy tạo độ ẩm tự nhiên, tạo ra một lít nước trong không khí mỗi ngày.
Loại cây này có sức phát triển rất mạnh mẽ nhưng bạn có thể hạn chế chiều cao của nó bằng cách trồng nó trong một chậu nhỏ.
Cọ lá tre cần nhiều ánh sáng lọc và tưới nước thường xuyên trong mùa sinh trưởng của nó (nhưng không cần tưới nhiều nước trong những tháng thời tiết lạnh).
4. Cây kim tiền
Loại cây này có nguồn gốc từ Úc và Châu Á và được đặt tên như vậy vì theo các thầy phong thủy, loại cây này được coi là một sự tăng cường thịnh vượng.
Còn theo các nhà khoa học, cây kim tiền có tác dụng làm sạch không khí trong nhà của bạn một cách hiệu quả, đặc biệt là VOCs.
Loại cây này chỉ cần ánh nắng gián tiếp và cần tưới nước thường xuyên. Cây kim tiền có dạng dây leo dài nên cần cắt tỉa lại và đảm bảo tránh xa tầm tay của vật nuôi và trẻ em.
5. Cây philodendron (trầu bà)
Trầu bà là một loại "máy lọc không khí tuyệt vời".
Loại cây trồng phổ biến này cũng là một loại máy lọc không khí tuyệt vời. Hai loại trầu bà thông dụng là philodendron lá tim và tai voi là những lựa chọn tốt nhất để loại bỏ formaldehyde khỏi không khí.
Loại cây cứng cáp này có thể đón ánh nắng đầy đủ - hoặc bóng râm - nếu chúng được tưới nước thường xuyên. Tuy nhiên, loại cây này có hại cho vật nuôi.
6. Cây lan chi
Lan chi là loại cây hiệu quả nhất trong việc loại bỏ formaldehyde khỏi không khí trong nhà.
Loại cây an toàn này cho vật nuôi này cũng có khả năng làm sạch không khí tự nhiên. Trên thực tế, nghiên cứu của NASA cho thấy chúng là loại cây trồng trong nhà hiệu quả nhất trong việc loại bỏ formaldehyde khỏi không khí trong nhà.
Lan chi thực sự rất dễ trồng, chỉ cần đặt chúng ở vị trí sáng sủa, có ánh nắng gián tiếp và thỉnh thoảng tưới nước cho cây là cây có thể sống khỏe.
7. Cây trường sinh
Cây trường sinh lọc không khí trong nhà rất hiệu quả.
Loại cây này thực sự là một loại máy lọc không khí trong nhà rất hiệu quả. VOCs được hấp thụ vào lá cây và hoạt động qua cây vào đất để chuyển hóa thành oxy. Loại cây này phát triển mạnh ngay cả trong điều kiện ánh sáng ít. Chỉ cần tưới cho loại cây này nhiều nước và để chúng tránh xa loài mèo.
7 cây xanh nên trồng để không gian nhà cửa trở nên thoáng đãng, tươi mát Điểm danh 7 loài cây cảnh vừa có khả năng thanh lọc không khí, vừa giúp mang vận may đến cho gia chủ. Trưng một chậu cây cảnh trong phòng sẽ giúp không gian xanh trở nên thoáng đãng trong lành. Chẳng những thế, 7 loài cây dưới đây còn có khả năng mang đến tài vận hanh thông, may mắn đầy nhà...