Thiết bị điện tử chiếm 40% giá trị ôtô
Những chiếc ôtô ngày nay sử dụng hệ thống máy tính để vận hành với nhiều thiết bị điện tử, góp phần lớn trong cơ cấu giá của xe.
Khó có thể phủ nhận những bước tiến đối với ôtô hiện nay, chúng mang lại sự thực dụng, an toàn và cho cảm giác thoải mái hơn so với nhiều năm trước đây. Tất cả lợi ích đó có được nhờ vào các thiết bị điện tử và hệ thống máy tính trên xe, nhưng về cơ bản lại khiến giá thành của một chiếc xe tăng lên đáng kể.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi công ty kiểm toán và tư vấn Deloitte, các thiết bị điện tử hiện chiếm tới 40% giá trị ôtô, chúng xuất hiện ở khắp nơi trong một chiếc xe. Để tìm ra con số này, không cần thiết phải nghiên cứu trên những mẫu xe chứa đầy công nghệ như Tesla, mà chỉ cần nhìn ngay ở những ôtô phổ thông, đang dần được trang bị nhiều hệ thống và tính năng hơn.
Khoang nội thất với hàng tá công nghệ của BMW Series 7.
Khoang nội thất ngày càng có nhiều thiết bị điện tử. 15 năm trước, chưa đầy 20% số ôtô trên thị trường được trang bị hệ thống ổn định thân xe nhưng hiện tính năng này đã được “phổ cập” đến hầu hết các mẫu ôtô du lịch.
Điều tương tự cũng xảy ra với các hệ thống kiểm soát hành trình, đèn pha tự động, mở cốp điện,… Về phần động cơ, bộ phận mang tính cơ khí này cũng ngày càng đi kèm với nhiều thiết bị điện tử và máy tính, giúp giảm mức tiêu thụ nhiên liệu, quản lý hệ thống truyền động Hybrid hoặc khởi động và dừng xe tạm thời. Thậm chí, Volkswagen trước đây đã tận dụng sức mạnh công nghệ để gian lận mức khí thải cho các ôtô Diesel.
Video đang HOT
Deloitte cũng bổ sung, các thiết bị điện tử chiếm khoảng 18% giá trị ôtô vào năm 2000, 27% vào năm 2010 và dự kiến sẽ tăng tới 45% trong năm 2030.
Dù nhiều người không thích và cho rằng các thiết bị điện tử quá phức tạp, gây khó khăn và tốn kém khi sửa chữa, nhưng không thể phủ nhận độ an toàn mà chúng mang lại, điển hình như Autopilot của Tesla, giúp giảm đáng kể nguy cơ tai nạn.
Tuy vậy, khi công nghệ càng phát triển sẽ càng có nhiều vấn đề xảy ra, các thiết bị điện tử trên ôtô hoàn toàn có thể là một nguồn khai thác thông tin người dùng như những chiếc điện thoại hiện nay. Gần đây, một hacker mũ trắng đã phát hiện dữ liệu cá nhân vẫn được lưu trữ trong hệ thống máy tính tích hợp của xe Tesla, điều này khiến mối lo ngại về an toàn thông tin hiển hiện rõ ràng hơn bao giờ hết.
Hệ thống ga tự động hoạt động ra sao?
Cruise Control - Kiểm soát Hành trình hay chế độ ga tự động- là một trong những tiện ích đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các mẫu xe phổ thông. Vậy hệ thống này là gì và hoạt động ra sao?
Sau vụ việc Honda CR-V bị cứng chân phanh khi tài xế cố gắng tắt chế độ ga tự động hay hệ thống Kiểm soát Hành trình (Cruise Control), nhiều chủ xe đã cảm thấy hoang mang không dám sử dụng tính năng này. Tuy nhiên, đây vẫn là một tiện ích giúp đỡ rất tốt cho những người trực tiếp cầm vô-lăng.
Chiếc xe Honda CR-V bị lỗi cứng chân phanh khi dùng Cruise Control.
Cruise Control là gì?
Hệ thống Kiểm soát Hành trình (Cruise Control) có khả năng giúp ôtô tự động duy trì tốc độ mong muốn (theo thiết lập của người lái) mà không cần phải nhấn chân ga. Hệ thống này đặc biệt hữu ích khi lái xe ở tốc độ ổn định vì nó giúp giảm đáng kể sự mệt mỏi của tài xế.
Theo đó, để hoạt động được cần phải có các bộ phận cơ bản sau: Nút điều khiển trên vô-lăng (Steering Wheel Controls), cảm biến tốc độ (Vehicle speed sensor), công tắc chân côn (Clutch pedal switch), công tắc chân phanh (Brake pedal switch), cảm biến vị trí bướm ga(Throttle position sensor), bộ điều khiển van chân không (Vacuum valve control), van chân không (Vacuum actuator), và ECU (bộ xử lý và điều khiển điện tử trung tâm).
Hệ thống này vận hành ra sao?
Sau khi đạt được tốc độ mong muốn, người lái có thể kích hoạt hệ thống này thông qua các nút điều khiển gắn trên vô-lăng và thông thường sẽ có tên gọi: On, Off, Set/ACCL. Tuy nhiên, chúng thường khác nhau theo từng nhà sản xuất. Nút On và Off được sử dụng để kích hoạt và hủy kích hoạt, trong khi nút Set/ACCL được sử dụng để thiết lập thực tế tốc độ yêu cầu.
Chiếc xe bắt buộc phải đạt được tốc độ đó trước khi cài đặt. Do vậy, hệ thống sẽ biết được tốc độ xe từ tốc độ của trục chuyển động. Hoặc, Cruise Control cũng lấy thông tin từ các cảm biến tốc độ ở bánh xe và thiết lập bướm ga cố định tại vị trí đó.
Lệnh điều khiển của hệ thống Kiểm soát Hành trình (Cruise Control).
Hầu như tất cả các hệ thống Kiểm soát Hành trình đều sẽ bị ngắt ngay khi người lái chạm chân vào bàn đạp phanh hoặc côn. Điều này có nghĩa các hệ thống này được lập trình tự động ngắt khi có sự can thiệp của con người.
Ưu điểm
Hệ thống này sẽ cải thiện sự thoải mái khi lái xe trên các chặng đường dài vì tài xế sẽ không cần phải giữ chân trên bàn đạp ga liên tục. Do vậy, nó cũng giúp người lái không mỏi chân và tập trung vào lái xe hơn. Đồng thời, Cruise Control được cho sẽ tăng độ tiết kiệm nhiên liệu cho ôtô.
Nhược điểm
Hệ thống Kiểm soát Hành trình sẽ không hữu ích trong điều kiện các phương tiện giao thông đông đúc và phức tạp với các dải tốc độ liên tục thay đổi; và nó cũng không có khả năng nhận diện mặt đường nên có thể khiến xe bị trượt khi lao vào khu vực có nước hoặc băng tuyết.
Suzuki Ertiga Sport vs Mitsubishi Xpander: Dùng giá rẻ, trang bị đối đầu vua doanh số Để so sánh về trang bị, Suzuki Ertiga mới không còn thua thiệt so với Mitsubishi Xpander, thậm chí còn có tính năng hiện đại hơn. Trong gần 1 năm mở bán ra thị trường, Suzuki Ertiga đã có 2 lần cập nhật. Phiên bản mới nhất có tên Suzuki Ertiga Sport vừa ra mắt đã được bổ sung khá nhiều trang bị...