Thiết bị đặc biệt có khả năng phát hiện ung thư thông qua phân tích hơi thở
Các nhà nghiên cứu tại Viện Y học Radboud ( Hà Lan) vừa chế tạo một thiết bị đặc biệt giúp phát hiện triệu chứng tiền ung thư thực quản thông qua phân tích hơi thở.
Theo thống kê mới nhất, mỗi năm có hơn 9.000 ca ung thư thực quản được phát hiện ở Anh. Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Anh cho biết, những bệnh nhân được chẩn đoán mắc Barrett thực quản – hội chứng tiền ung thư, xảy ra khi các tế bào lót trong thực quản chuyển thành dạng hình cột và phát triển bất thường. Những dấu hiệu đó chứng minh người bệnh có nguy cơ cao mắc một thể ung thư thực quản gọi là esophageal adenocarcinoma, hay Adenocarcinoma, cao gấp 11 lần người bình thường.
Barrett thực quản thường không có triệu chứng cụ thể, nhưng có nguy cơ cao hơn ở người mắc các rối loạn trào ngược axit, nam giới trên 50 tuổi, có biểu hiện thừa cân hoặc béo phì. Thống kê ở Anh cho thấy từ 3-13% người mắc Barrett thực quản sẽ phát triển thành Adenocarcinoma – căn bệnh đang dần phổ biến ở các nước phương Tây.
Hiện các phương pháp chẩn đoán Barrett thực quản chủ yếu dựa trên nội soi, kỹ thuật có độ xâm lấn cao và chi phí thực hiện đắt đỏ. Do đó, các nhà nghiên cứu tại Viện Radboud đã phát triển một chiếc “mũi điện tử” có thể phát hiện triệu chứng Barrett qua phân tích hơi thở.
Theo Giáo sư Peter Siersema, một người trong nhóm nghiên cứu, việc xét nghiệm bằng hơi thở chỉ tốn 5 phút, không xâm lấn và có thể dễ dàng cho ra kết quả. Ông cũng tự tin phương pháp mới sẽ nhanh chóng thay thế xét nghiệm nội soi hiện tại.
Ông Siersema và các cộng sự đã thuật lại quá trình thử nghiệm thiết bị trên 402 bệnh nhân được đặt lịch hẹn xét nghiệm nội soi thực quản. Trong đó, 129 người được chẩn đoán mắc Barrett thực quản, 141 người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản và 132 người không có triệu chứng. Trước khi xét nghiệm nội soi, mỗi người được yêu cầu thở vào một chiếc “mũi điện tử” – thiết bị có khả năng phát hiện nhiều loại phân tử bay hơi khác nhau.
Video đang HOT
Thiết bị do các nhà khoa học tại Viện Y học Radboud chế tạo có khả năng phát hiện ung thư qua phân tích hơi thở. Ảnh minh họa
Các phân tử trong hơi thở người là sản phẩm của nhiều giai đoạn xử lý bên trong cơ thể. Do đó, trong trường hợp xảy ra biến đổi trong tế bào hoặc quần thể vi khuẩn trong cơ thể do bệnh lý, các hợp chất cấu thành từ phân tử này sẽ phản ánh tình trạng bệnh qua hơi thở. Trí tuệ nhân tạo (AI) được tích hợp trong thiết bị sẽ có vai trò phát hiện các thay đổi này.
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu đưa vào dữ liệu từ 90% mẫu hơi thở của bệnh nhân giúp AI phát hiện được kiểu mẫu chung của các phân tử từ nhóm nhiễm hoặc không nhiễm Barrett thực quản. Sau đó, khả năng chẩn đoán của hệ thống sẽ được thử nghiệm trên 10% mẫu còn lại. Quy trình này được lặp đi lặp lại 10 lần.
Kết quả chung cho thấy “chiếc mũi” đã nhận diện số bệnh nhân mắc Barrett thực quản với tỉ lệ chính xác lên tới 91%, số người không mắc bệnh với tỷ lệ chính xác 74%. Các nhà phát triển dự kiến sẽ thực hiện lại thử nghiệm trên nhóm 1.000 bệnh nhân với hi vọng tăng độ chính xác của hệ thống. Theo Giáo sư Siersema, trong điều kiện thuận lợi, thiết bị này sẽ được giới thiệu tại các phòng khám đa khoa trong 2 hoặc 3 năm tới.
Bảo Lâm
Theo New Atlas/vietQ
30 năm uống rượu và hút thuốc lào, người đàn ông phải cắt thực quản
BV Bạch Mai vừa lần đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật cắt thực quản tạo hình bằng dạ dày qua phẫu thuật nội soi ngực, bụng cho bệnh nhân nam 56 tuổi bị ung thư thực quản.
Bệnh nhân Đ.V.B (56 tuổi, Văn Giang, Hưng Yên) được phát hiện ung thư thực quản 1/3 dưới, giai đoạn sớm khi đi tầm soát ung thư tại Bệnh viện Bạch Mai. Theo lời kể của người thân, bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lào và thâm niên uống rượu trên 30 năm. Thời gian gần đây, bệnh nhân xuất hiện tình trạng nuốt nghẹn, có gầy sút cân nên đi kiểm tra sức khỏe. Bệnh nhân có chỉ định cắt thực quản tạo hình bằng dạ dày.
Ekip phẫu thuật cho bệnh nhân.
BS. Lê Văn Duy - Khoa Ngoại tổng hợp, BV Bạch Mai cho biết: Cắt thực quản tạo hình có rất nhiều phương pháp. Trước đây, các bác sỹ sử dụng phương pháp orringer - cắt thực quản tạo hình bằng dạ dày qua phẫu thuật mổ mở ổ bụng. Hạn chế của phương pháp này là phẫu thuật viên không nhìn thấy cấu trúc của các cơ quan trong khoang ngực nên không thể nạo vét hết hạch cũng như không thể kiểm soát được tổn thương của các cơ quan. Phương pháp phẫu thuật này có nhiều nhược điểm như đường mổ lớn, bệnh nhân có nguy cơ mất máu nhiều và các biến chứng trong và sau mổ.
Thêm vào đó, bệnh nhân Đ.V.B lại có nhiều bệnh lý nền kèm theo: xơ gan. giãn tĩnh mạch thực quản độ 2, rối loạn mỡ máu... nên nếu mổ mở, đường mổ sẽ phải rất rộng và nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định thực hiện kỹ thuật cắt thực quản tạo hình bằng dạ dày qua phẫu thuật nội soi ngực, bụng cho bệnh nhân - một kỹ thuật mới chỉ được thực hiện ở các trung tâm phẫu thuật lớn, đòi hỏi phẫu thuật viên phải là người có nhiều kinh nghiệm, cũng như sự hỗ trợ của các trang thiết bị chuyên sâu.
TS.BS.Trần Mạnh Hùng và BS Lê Văn Duy - Khoa Ngoại tổng hợp thăm khám cho bệnh nhân trước khi xuất viện
Ngày 13/02/2020, bệnh nhân được TS.BS Trần Mạnh Hùng - Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp, BV Bạch Mai cùng ekip phẫu thuật cắt thực quản, tạo hình bằng dạ dày qua phẫu thuật nội soi ngực bụng. Ca phẫu thuật nội soi được tiến hành trong hơn 4 giờ. Bệnh nhân không phải truyền máu trong và sau phẫu thuật. Sức khỏe của bệnh nhân cũng hồi phục nhanh chóng.
Ngày thứ hai sau mổ, bệnh nhân đã có thể tự ngồi dậy, tập lý liệu pháp như tập ho, tập thở, tập bóng... Sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện. Ca phẫu thuật thứ 2 cắt thực quản tạo hình hoàn toàn bằng phẫu thuật nội soi ngực, bụng cũng đã được ekip phẫu thuật thành công ngày 26/2. Hiện sau mổ người bệnh diễn biến ổn định. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn được theo dõi để tiếp tục liệu trình điều trị phối hợp tốt nhất.
BS Lê Văn Duy xem phim chụp phổi của bệnh nhân trước khi xuất viện
Theo TS.BS Trần Mạnh Hùng: Phẫu thuật cắt thực quản tạo hình bằng dạ dày qua phẫu thuật nội soi ngực, bụng là kỹ thuật khó, nhưng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Các vết mổ trên thành bụng nhỏ nên ít đau sau mổ, mất máu ít, thời gian hồi phục sớm. Tuy nhiên, để được điều trị hiệu quả, người bệnh cần được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm qua tầm soát ung thư thực quản với những đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao như người có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào, uống nhiều rượu bia ...
Ung thư thực quản là ung thư phát sinh từ thực quản - đoạn ống tiêu hóa nối giữa hầu họng và dạ dày, là loại ung thư thường gặp đối với nam giới. Bệnh nhân ung thư thực quản thường có các triệu chứng khó nuốt và giảm cân. Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng ngừa ung thư thực quản hiệu quả, cần hạn chế tối đa việc lạm dụng các chất kích thích, đặc biệt là rượu, thuốc lá; Có chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ vitamin, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể; Với những bệnh nhân có tiền sử viêm thực quản kéo dài, ung thư vùng cổ... cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh.
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Thuốc ợ nóng Zantac bị nhiều khiếu nại vì chứa chất gây ung thư Nhiều người tại Mỹ đã đâm đơn kiện nhà sản xuất thuốc Zantac vì loại thuốc này chứa ranitidine, được cho là gây ung thư dạ dày, gan và thận. Các nhà sản xuất Zantac đang bị kiện bởi một người phụ nữ vì cho rằng thuốc trị chứng ợ nóng này khiến cô bị ung thư thực quản. Deborah Haskins, từ Ridgeway,...