Thiết bị bạc tỷ dạt hàng đồng nát
Gần 30 km đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình qua địa bàn tỉnh Hà Nam được đầu tư xây dựng cả nghìn tỷ đồng, mới đưa vào khai thác hơn 6 tháng, thế nhưng dọc tuyến đang bị xâm hại nghiêm trọng, đặc biệt là nạn ăn cắp thiết bị trên tuyến, gây thiệt hại hàng tỷ đồng.
Nhiều thiết bị đảm bảo giao thông đã bị ăn cắp bán sắt vụn.
Hơn 6 tháng qua, đơn vị vận hành đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình liên tục tổ chức tuần tra và mật phục, tốn nhiều công sức, tiền bạc nhưng mới bắt được quả tang được 1 vụ. Các thiết bị bị ăn trộm trên đường cao tốc có giá trị rất lớn, thế nhưng các đối tượng lại chỉ đem bán sắt vụn.
Nhiều đoạn, dấu vết hiện trường cắt trộm cáp điện trên cầu sông Giẽ vẫn còn mới. Đoạn cáp bị cắt trộm có giá hơn 500.000 đồng mỗi mét, các đối tượng đã ăn cắp hơn 1.000m trên toàn tuyến trong 6 tháng qua.
Video đang HOT
Theo Công ty vận hành và bảo trì đường cao tốc Việt Nam, đoạn cáp bị cắt trộm giá trị bạc tỷ không thể tái sử dụng, chỉ có thể lấy lõi đồng đem bán đồng nát.
Ông Phan Đăm Sa – Đội phó Đội vận hành đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình cho biết: “Khi cắt trộm cáp điện, các đối tượng thường phá nắp hộp kỹ thuật bằng xà beng, mỏ hàn, sau đó ngắt điện và cắt cáp điện trong hộp đèn chiếu sáng”.
Theo ông Sa, các đối tượng thậm chí còn liều lĩnh tháo trộm cả hộp đệm tôn lượn sóng, có giá gần 300.000 đồng mỗi bộ đem bán sắt vụn. Có những đoạn, hộp đệm bị mất cắp kéo dài hàng chục mét, có thể dùng tay kéo lắc lư qua lại dải tôn lượn sóng.
Ông Trần Dũng Tiến – Phó giám đốc Công ty vận hành và bảo trì đường cao tốc Việt Nam cho biết: “Đường cao tốc cầu Giẽ – Ninh Bình có 4 dải tôn lượn sóng, qua kiểm đếm sơ bộ, thiệt hại hiện lên tới gần 200 hộp đệm tôn lượn sóng bị mất cắp”.
Đáng nói, giá trị thiệt hại tính đến thời điểm sau hơn 6 tháng tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đưa vào khai thác đã lên tới cả tỷ đồng.
Ông Trần Dũng Tiến cho biết: “Tại hiện trường 1 vụ bắt được kẻ gian ăn cắp thiết bị vận hành, bảo vệ cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình vừa bị công an bắt quả tang, chúng tôi chỉ thu về được 2 hộp đệm.
Đến thời điểm hiện tại, sau một thời gian điều tra, công an cũng không xác định được số lượng hộp đệm bị mất cắp”. Theo ông Tiến, các đối tượng bị bắt khai nhận, đã đem các hộp đệm đi bán sắt vụn, số lượng bao nhiêu thì không thể nhớ nổi (!?)
Ông Tiến bức xúc, do đối tượng ăn cắp thiết bị vận hành, bảo vệ cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình là học sinh, dưới 15 tuổi nên công an chỉ kiểm điểm, giáo dục tại địa phương và không bị khởi tố, còn đền bù thiệt hại vẫn chưa thấy nói gì
Theo Tiền Phong
Giải quyết đền bù thiệt hại vụ Sonadezi Long Thành
Ngày 15/5 Ban Chỉ đạo điều tra, xác minh thiệt hại về môi trường trên rạch Bà Chèo, tỉnh Đồng Nai đã họp để đánh giá và triển khai các phương án điều tra, xác minh thiệt hại của người dân do Nhà máy xử lý nước thải của Sonadezi Long Thành gây ra, để làm cơ sở đền bù, hỗ trợ theo quy định.
Cống xả thải ra rạch Bà Chèo rồi ra sông Đồng Nai của Sonadezi Long Thành. (Nguồn: Dân Trí)
Theo Ban Chỉ đạo, đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai mới công bố mức độ thiệt hại về nguồn lợi thủy sản tự nhiên của người dân trong phạm vi 114ha trên tổng số 683ha trên lưu vực rạch Bà Chèo trong các năm 2008, 2009, 2010 và 8 tháng đầu năm 2011 là 95%. Các đơn vị chức năng cũng xác định nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại về thủy sản là do ảnh hưởng từ nguồn nước thải của Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Long Thành thải ra. Do đó Sonadezi Long Thành có trách nhiệm bồi thường cho người thiệt hại diện tích thủy sản trên.
Đối với những thiệt hại của người dân về cây trồng và vật nuôi trên lưu vực rạch Bà Chèo, Ban Chỉ đạo cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành điều tra, xác minh và dựa trên cơ sở khoa học để có phương án đền bù, hỗ trợ người dân. Riêng đối với việc giải quyết đền bù diện tích 114ha thiệt hại về nguồn lợi thủy sản trên rạch Bà Chèo, dự kiến đến 30/7 sẽ giải quyết xong.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, sau sự cố nhà máy xử lý nước thải của Sonadezi Long Thành bị Cục cảnh sát môi trường C49 bắt quả tang vào tháng 8/2011, đến nay đã có gần 300 hộ dân ở xã Tam An và Tam Phước gửi đơn lên Ủy ban Nhân dân xã đòi bồi thường thiệt hại về kinh tế do nước thải của Nhà máy trên gây ra. Hiện nay các cơ quan chức năng đã có kết quả điều tra ban đầu và xác định phạm vi ảnh hưởng ô nhiễm do xả thải vượt quy chuẩn của Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Long Thành. C49 cũng đã xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp này với số tiền 405 triệu đồng về hành vi trên./.
Theo TTXVN
'Khu ổ chuột' giữa lòng Hà Nội Mấy chục năm nay, bãi đất hoang ở Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) là nơi sinh sống của vài trăm con người làm nghề ve chai. Hằng ngày, họ đi khắp phố phường nhặt nhạnh mọi thứ bán được rồi tập kết về đây khiến nơi này thành bãi rác khổng lồ trong lòng thủ đô. Bãi rác rộng hơn 1.000m2, nằm...