Thiêng liêng những cột mốc đặc biệt trên biên giới Việt Nam
Mỗi cột mốc nơi biên giới đều mang ý nghĩa thiêng liêng là đánh dấu chủ quyền biên giới, lãnh thổ, lãnh hải quốc gia.
Gắn với từng phiến đá ‘ vô tri, vô giác’ ấy là những câu chuyện thấm đẫm tình yêu biên cương, niềm tự hào về dải đất hình chữ ‘S’ đầy kiêu hãnh.
Cột mốc A Pa Chải nằm ở núi Khoang Lan San, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Cột mốc số 0
A Pa Chải là điểm cực Tây Tổ Quốc – nơi đây cũng được gọi là ngã ba biên giới vì là cửa ngõ của 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Lào. A Pa Chải thuộc địa phận huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên có phía Tây Bắc giáp với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, phía Tây Nam giáp với Lào.
A Pa Chải được mệnh danh là “1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy” và là mục tiêu chinh phục của không ít các phượt thủ nơi có cột mốc số 0.
A Pa Chải nằm ở độ cao 1864 m so với mực nước biển. Đây là nơi sinh sống của người dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác. Theo tiếng Hà Nhì A Pa Chải có nghĩa là “vùng đất bằng phẳng, rộng lớn”.
Cột mốc số 1378
Cột mốc biên giới số 1378.
Nếu Cột mốc số 0 (Cột mốc A Pa Chải, tỉnh Điện Biên) là khởi đầu của đường biên giới Việt – Trung, thì Cột mốc số 1378 chính là cột mốc cuối cùng. Nằm trên mũi Sa Vĩ, Cột mốc 1378 luôn sừng sững, hiên ngang trên trụ cao của hòn Dậu Gót, giữa ngã ba cửa sông Bắc Luân. Đó là nơi phân định, đánh dấu ranh giới giữa Việt Nam – Trung Quốc.
Với mỗi người dân Trà Cổ và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trà Cổ (TP Móng Cái), Cột mốc 1378 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nơi ấy khắc ghi những ngày tháng quân và dân đồng lòng bảo vệ, xây dựng từng mét đất lãnh thổ, lãnh hải quốc gia.
Video đang HOT
Chia sẻ về quá trình xây dựng cột mốc, Thượng tá Nguyễn Thế Thảo, Chính trị viên Đồn Biên phòng Trà Cổ, cho biết: Quá trình xây dựng cột mốc này khá gian nan, vất vả. Địa hình thi công trên Hòn Dậu Gót có nền đất yếu, phụ thuộc vào thủy triều, con nước, tàu thuyền lưu thông qua lại, trong khi trang, thiết bị cũng như kinh nghiệm của mình lúc bấy giờ cũng còn nhiều hạn chế.
Mốc nằm ở giữa sông nên khi xây, lực lượng thi công phải đào sâu xuống tận tầng đá gốc rồi xây bệ mốc cao trên 10m, sau đó mới xây mốc trên bệ trụ, để khi thủy triều mức cao nhất cũng không ngập được mặt cột mốc. Có lẽ cũng chính vì thế mà cột mốc mang ý nghĩa đặc biệt hơn hẳn.
Ra đến được cột mốc này không phải chuyện đơn giản. Trước hết, bạn phải được Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh cấp phép, sau đó đồn biên phòng trực tiếp quản lý cột mốc sẽ sắp xếp thời gian và cử cán bộ đưa bạn đi.
Cột mốc 428
Mốc 428 tuy chưa phải là điểm cực Bắc, nhưng nó là cột mốc xa nhất về hướng Bắc của Tổ quốc.
Nằm cách cột cờ Lũng Cũ chừng 4 – 5 km về phía Bắc, cột mốc 428 chính là điểm đánh dấu phần lãnh thổ Việt Nam với nước bạn Trung Quốc. Đây chính là nơi con sông Nho Quế bắt đầu dòng chảy vào đất Việt thuộc địa phận bản Xéo Lủng, xã Lủng Cũ, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Đường lên cột mốc 428 dài chỉ 2 km nhưng lại mất gần 3 tiếng đồng đi bộ vì địa hình đồi núi ngoằn nghèo, với những đoạn dốc thẳng đứng. Chính vì nằm tại vị trí khá hiểm trở với phía dưới là sông, trên là vách núi như vậy mà phải mất tới hai năm, cột mốc này mới được hoàn thành.
Cột mốc 79
Cột mốc 79 hiên ngang nơi núi cao, gió lộng. Với ca
Cột mốc 79 là cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam, nằm ở xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, Lai Châu. Cột mốc được cắm vào ngày 24/10/2004 ở cao độ gần 3.000m, trên vùng yên ngựa của đỉnh núi Phàn Liên San.
“Nóc nhà biên cương” này nằm ở khu vực được xem là hiểm trở nhất trên đường biên giới Việt – Trung, giữ nhiệm vụ phân chia biên giới ở tỉnh Lai Châu, Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Để tới được đây, bạn cần có giấy phép của Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu và trình báo với đồn biên phòng Vàng Ma Chải.
Cột mốc 92
Mốc 92 nằm trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc, thuộc địa bàn tỉnh Lào Cai.
Cột mốc 92 được cắm ngày 7/12/2004 ở độ cao 114m. Cột mốc 92 gồm: mốc 96(1) nằm ở phía Việt Nam; mốc 92(2) và mốc 92(3) nằm trên bờ sông phía Trung Quốc. Từ trung tâm xã A Mú Sung (huyện Bát Xát, Lào Cai) đi gần 20 km men bờ sông Hồng là đến cột mốc số 92 thuộc đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Mốc được dựng hướng ra ngã ba, nơi sông Nguyên Giang của Trung Quốc hòa cùng dòng Lũng Pô của Việt Nam đánh dấu điểm con sông Hồng chảy vào đất Việt mang theo cả một nền văn minh sông Hồng.
Công trình cột cờ Lũng Pô – điểm nhấn của du lịch địa phương cách không xa. Phần cột cờ chính có chiều cao 31.43m tượng trưng cho đỉnh Fansipan cao 3.143m; lá cờ có diện tích 25m2 tượng trưng cho 25 dân tộc anh em tỉnh Lào Cai. Một điểm đến đầy tự hào và kiêu hãnh khi đứng chào Tổ quốc từ đây.
Cột mốc 304
Cột mốc 304 ở biên giới Việt – Lào
Cột mốc 304 (còn gọi là G8) là nơi phân chia ranh giới của nước ta và nước bạn Lào, giữa xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa với bản Phiềng Khạy, Viêng Xay, Lào. Cột mốc trên đỉnh núi Đá Đỏ cao 1.889m so với mực nước biển, các phượt thủ muốn tới đây phải vượt qua nhiều đoạn đường hiểm trở của rừng sâu và rậm rạp.
Cột mốc Ngã 3 Đông Dương
Đây vừa là điểm khởi đầu của biên giới Việt Nam – Campuchia, vừa là điểm kết thúc của biên giới Việt Nam – Lào.
Ngã ba Đông Dương không chỉ nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ mà nơi này ngày nay đang trở nên rất hấp dẫn du khách trên hành trình thăm Kon Tum – cực bắc Tây Nguyên Việt Nam.
Cột mốc không số tại ngã ba Đông Dương nằm gần cửa khẩu Bờ Y thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, giáp ranh tỉnh Ratanakari của Campuchia, tỉnh Attapư của Lào. Đây vừa là điểm khởi đầu của biên giới Việt Nam – Campuchia, vừa là điểm kết thúc của biên giới Việt Nam – Lào.
Cột mốc làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi có độ cao 1.086 m so với mực nước biển, là một trong hai cột mốc biên giới ghi danh ba quốc gia của nước ta. Có hình trụ tam giác, mỗi mặt quay về hướng quốc gia đó có tên nước và quốc huy trang trọng.
Bất kỳ ai chạm đến đây sẽ thấy rõ cảm giác chinh phục được nơi này sau một hành trình dài và phóng tầm mắt ngắm nhìn vùng biên trù phú thực sự đáng nhớ.
Cột mốc 240
Mốc 240 nằm gần cửa khẩu Thường Phước, Đồng Tháp. Nơi đây đánh dấu sông Mekong chảy vào Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Tiến Hùng.
Trên đường đi ngang Đồng Tháp, đừng quên ghé qua cửa khẩu Thường Phước, nơi có cột mốc 240, và đây cũng chính là nơi dòng Mekong bắt đầu chảy vào Việt Nam.
Từ nơi này nhìn ra, bạn sẽ cảm nhận được sự vĩ đại của con sông đã đi qua nhiều quốc gia. Bắt đầu từ Tây Tạng Trung Quốc, sông Mekong chảy qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, để rồi dừng lại ở Việt Nam, rẽ ra thành 9 nhánh tạo nên dòng Cửu Long huyền thoại đã vun đắp biết bao phù sa, tạo nên sự trù phú cho cả một miền Tây Nam Bộ rộng lớn.
Sống lưng khủng long Bình Liêu
"Sống lưng khủng long Bình Liêu" chính là con đường lên đỉnh núi cao nơi có cột mốc 1305 (biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc), thuộc thị trấn Bình Liêu (huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Ảnh: Thanh Thuận
Trên đường đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cung đường tuần tra biên giới với khung cảnh đồi núi đẹp như tranh vẽ. Trước đây, con đường mòn trên đỉnh núi này là lối đi bằng đất nhỏ hẹp, nối các điểm mốc với nhau tạo thành sự khúc khuỷu, vô cùng nguy hiểm. Người ta đã ví von đường lên cột mốc 1305 như "Vạn Lý Trường Thành" Việt Nam bởi độ dài, độ dốc cũng như độ cao và sự hoang sơ. Mới đây, con đường mòn trên đỉnh núi được xây dựng thành đường thang bộ dài khoảng 1,8km với khoảng 2.000 bậc vì lí do an toàn cho du khách.
Đứng từ đỉnh cột mốc 1305, dễ dàng "thu nhỏ" Bình Liêu vào trong tầm mắt của mình, cảm nhận được những nét tuyệt sắc: Vẻ hoang sơ của núi rừng Đông Bắc; những thửa ruộng bậc thang cao thấp; những cung đường uốn lượn, lúc ẩn lúc hiện trong mây...
Điểm đến châu Á nào sẵn sàng mở cửa đón du khách? Bên cạnh nhiều nước thận trọng trong việc mở cửa biên giới do Covid-19, một số điểm đến nhận định an toàn như Bali, Campuchia... đang tích cực quảng bá cho du lịch hè. Ảnh: Ishan Seefromthesky. Maldives: Maldives đóng cửa biên giới quốc gia và hủy tất cả chuyến bay ngay sau khi ghi nhận 2 trường hợp nhiễm virus corona đầu...