Thiêng liêng Cột cờ Lũng Cú
Di tích lịch sử Quốc gia Cột cờ Lũng Cú (thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) là biểu tượng thiêng liêng của chủ quyền Tổ quốc Việt Nam.
Đó không chỉ là niềm tự hào của Hà Giang mà còn là niềm hãnh diện của mỗi người Việt Nam.
Du khách tham quan, trải nghiệm khi đặt chân đến Cột cờ quốc gia Lũng Cú – địa đầu Tổ quốc.
Cờ Tổ quốc tung bay trên đỉnh núi Rồng
Cuối tháng 11, Hà Giang đã se lạnh. Theo những cung đường lưng chừng núi, chúng tôi đến Di tích lịch sử Quốc gia Cột cờ Lũng Cú. Tiếp đó là thử thách chinh phục 279 bậc thang bộ và 135 bậc thang hình xoắn ốc để tới đỉnh Cột cờ tận mắt chiêm ngưỡng lá cờ Tổ quốc rộng 54m2 trên điểm cực Bắc của đất nước.
Từ trên cao nhìn xuống, phóng tầm mắt ra xa, du khách thỏa sức ngắm cảnh núi non trùng điệp, hùng vĩ nơi địa đầu Tổ quốc. Hướng mắt xuống chân núi, là cánh đồng Thèn Pả rộng hơn 10 hecta bao trọn núi Rồng, những nếp nhà trình tường, những mái ngói âm dương cổ kính của bản Lô Lô Chải và bản người dân tộc Mông, là những cư dân sống ngay dưới chân cột cờ… Khoảnh khắc đó, ngước mắt ngắm nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay phần phật, căng tràn đỏ thắm trong nắng, gió vùng biên ải, mỗi người con đất Việt không khỏi ngập tràn xúc động, tự hào.
Chị Nguyễn Thị Hòa, thuyết minh viên tại điểm di tích Quốc gia Cột cờ Lũng Cú thông tin, Cột cờ Lũng Cú được khởi công ngày 8/3/2010, hoàn thành vào đúng ngày Quốc khánh 2/9/2010. Nơi đây được xây dựng theo mô hình cột cờ Hà Nội nhưng kích thước nhỏ hơn. Cột cờ tọa lạc trên đỉnh núi Rồng, có độ cao 1.468m so với mặt nước biển. Tổng chiều cao cột cờ là gần 35m, lá cờ rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Video đang HOT
Dưới chân cột cờ có 8 bức phù điêu bằng đá xanh, trên 8 bức phù điêu là những hình ảnh minh họa quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta, đan xen vào đó là các nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc ở Hà Giang. Phía trên 8 bức phù điêu có gắn 8 mặt trống đồng, vừa là biểu trưng của văn hóa Việt Nam, vừa gợi nhớ tiếng trống của vua Quang Trung khi xưa, để con cháu ngàn đời sau ghi nhớ công ơn dựng nước của ông cha ta.
Thu hút du khách
Không chỉ chúng tôi, mà nhiều du khách đều hào hứng và tự hào được đặt chân đến Di tích lịch sử Quốc gia linh thiêng này. Anh Phan Trung Hiếu, du khách đến từ Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, anh cùng nhóm bạn đến Hà Giang nhiều lần để làm từ thiện và mỗi lần nhóm đều đến Cột cờ Lũng Cú. “Ngắm nhìn lá cờ Tổ quốc lớn tung bay, giữa bao la đất trời, tôi thấy thêm tự hào và yêu hơn quê hương mình” anh Hiếu bày tỏ.
Ông Phạm Quốc Lập, Trưởng Phòng VH-TT huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang cho biết, nhiều năm nay, điểm Di tích lịch sử Quốc gia Cột cờ Lũng Cú luôn thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Trung bình mỗi ngày, di tích đón khoảng 200-300 du khách…
Về lá cờ Tổ quốc trên Cột cờ Lũng Cú, Trưởng Phòng VH-TT huyện Đồng Văn chia sẻ, trong suốt những năm tháng chiến tranh và đến mãi sau này, nhiệm vụ bảo vệ lá cờ Tổ quốc trên đỉnh Lũng Cú được giao cho cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lũng Cú. Khi lá cờ bạc màu hoặc bị rách, các chiến sĩ thay thế bằng lá cờ mới. Mỗi lá cờ Tổ quốc đều có số hiệu, có hồ sơ cụ thể về ngày, giờ thượng cờ, hạ cờ. Những lá cờ Tổ quốc sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đã phai màu vì nắng mưa hay bị rách vì gió bão, được Đồn Biên phòng Lũng Cú giữ lại và làm quà tặng cho những đoàn khách đặc biệt đến thăm Lũng Cú. Đến nay, truyền thống ấy vẫn được lưu giữ.
Cùng với các biểu tượng du lịch và địa danh nổi tiếng như Ninh Bình, vịnh Hạ Long, Huế, Khuê Văn Các…; Cột cờ Lũng Cú, tỉnh Hà Giang đã được in trong trang 9 hộ chiếu mới để quảng bá hình ảnh Việt Nam.
Nét đẹp đồng bào Lô Lô Chải
Ngay dưới chân cột cờ Lũng Cú - biểu tượng thiêng liêng nơi cực Bắc của Tổ quốc, ngôi làng xinh đẹp Lô Lô Chải xuất hiện như một miền cổ tích.
Bản Lô Lô Chải nằm nép mình dưới chân núi Rồng của xã Lũng Cú (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) là nơi cư trú của phần lớn người dân tộc Lô Lô. Nơi đây vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống với những căn nhà trình tường từ nhiều đời của người Lô Lô.
Đà Nẵng cuối tuần giới thiệu cảnh đẹp, nét văn hóa của đồng bào dân tộc nơi đây qua chùm ảnh của tác giả Nguyễn Trình (Đà Nẵng).
Thôn Lô Lô ngày càng trở nên hấp dẫn trong mắt du khách trong và ngoài nước với sự phát triển thiên hướng một bản du lịch cộng đồng.
Đến với nơi đây, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng hình ảnh cột cờ Lũng Cú nơi cực Bắc của Tổ quốc trong ánh nắng bình minh.
Bước qua cổng làng, du khách như lạc vào một thế giới khác với những ngôi nhà trình tường lợp ngói âm dương màu nâu sậm; với sự sạch đẹp của từng ngôi nhà, từng con ngõ, đường làng và không khí mát mẻ, yên bình.
Những năm gần đây, người Lô Lô cùng làm du lịch cộng đồng, trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ đó đời sống người dân ngày càng được cải thiện.
Cảnh đẹp ở Lô Lô Chải không những được tạo nên bởi các mùa hoa quanh năm mà còn được tạo bởi sự mến khách và trang phục màu sắc của người con gái Lô Lô.
Trang phục của người đàn ông Lô Lô có màu đen và được may các họa tiết đặc sắc riêng biệt.
Đi sâu vào bản, du khách sẽ gặp trẻ em rất ngoan, mến khách và có thể cùng chơi các trò chơi dân gian.
Cách cột cờ Lũng Cú chỉ 1km, có một ngôi làng văn hóa được mệnh danh là làng cổ tích ở Hà Giang Ngôi làng với cái tên đặc biệt Lô Lô Chải, được mệnh danh là bản làng cổ tích nơi địa đầu Tổ Quốc bởi nét đẹp bình dị, mộc mạc nhưng không kém phần thơ mộng như trong truyện tranh. Khi được hỏi về du lịch Hà Giang, phần đông du khách sẽ trả lời rằng, điểm đến nổi tiếng nhất với họ...