Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác ‘tiểu Ấn Độ’ nơi lòng Tiền Giang
1. Đôi nét về Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác
Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác nằm sâu trong vùng trũng, thuộc ấp 1 xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, Tiền Giang. Thiền viện thuộc hệ phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng trong các dòng Phật Giáo Việt Nam. Đây thật sự là địa chỉ lý tưởng để các phật tử đến nghe giảng pháp.
Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác được khởi công xây dựng vào ngày 28 tháng 5 năm 2012, có tổng diện tích lên đến 230 ha. Điểm du lịch này được thiết kế theo lối kiến trúc mang đậm dấu ấn Phật Giáo dòng phái Trúc Lâm Yên Tử. Với vẻ đẹp nguy nga, hoành tráng, hàng năm, thiền viện thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài tình đến tham quan, thưởng cảnh.
Không chỉ vậy, nơi đây còn có không gian thiền tĩnh lặng, thanh tịnh cùng phong cảnh thơ mộng, hữu tình. Nhiều du khách thích ghé đến thiền viện để vãn cảnh, bỏ lại mọi bộn bề, lo toan trong cuộc sống và cảm nhận sự an yên trong tâm hồn.
2. Cách đi đến Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác
Nằm ở vùng hoang hóa của Tiền Giang, Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác Tiền Giang cách thành phố Mỹ Tho 40km, quốc lộ 1A khoảng 20km và đường Tràm Mù hơn 500m. Xuất phát tại trung tâm thành phố Mỹ Tho, bạn đi theo hướng tây về phía đường Ấp Bắc và vào quốc lộ 60 để đến vòng xoay giao với quốc lộ 1A. Tại đây, bạn chú ý quan sát bảng chỉ dẫn rồi đi theo quốc lộ 1A đến ngã ba Tân Phước.
Tiếp tục rẽ phải vào đường tỉnh lộ 867 rồi đi đến ngã ba đầu tiên ngay cầu Tràm Mù. Bạn rẽ trái và tiếp tục di chuyển khoảng 1,2km là đến được Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác. Đường đi từ trung tâm đến thiền viên rất thuận tiện, lại có nhiều bảng chỉ dẫn nên bạn không phải lo lạc đường. Hơn nữa, đây là thiền viện lớn nên đa số người dân địa phương đều thuộc lòng đường đi. Để yên tâm, bạn có thể hỏi thăm người dân.
Bật mí cho bạn là con đường từ Thị trấn Mỹ Phước đến thiền viện rất đẹp nên xe máy là lựa chọn tuyệt vời để di chuyển. Bạn sẽ đi qua con đường nhựa rộng, một bên là tàu ghe chạy tấp nập, một bên là những ruộng khóm trải dài. Cung đường rất “thơ” này cùng là địa điểm sống ảo tuyệt vời trước khi đến được thiền viện.
3. Nên đi Thiền Viện vào thời gian nào?
Tiền Giang mang tính chất khí hậu cận xích đạo, một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, những tháng còn lại là mùa mưa. Vì vậy, để dễ dàng di chuyển cũng như thưởng thức vẻ đẹp của Thiền Viện, bạn nên đến đây trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 3.
Nếu muốn đến thiền viện để cầu may mắn, tài lộc thì bạn nên chọn những ngày đầu năm mới. Vào dịp Tết, nơi đây thường có nhiều hoạt động cúng bái, lễ lộc, cầu an đầu năm. Đến chùa vào dịp này, bạn sẽ hoà mình trong không khí xuân vui tươi, rộn ràng. Nếu bạn muốn kết hợp tham quan thiền viện và làng hoa Tân Mỹ Chánh thì càng phải đến vào những ngày Tết nhé. Trong khoảng thời gian này, làng hoa nở rộ rực rỡ, đẹp đến nao lòng.
4. Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác có gì độc đáo?
Đến Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác, bạn sẽ không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp nguy nga, bề thế của nơi đây. Cùng khám phá không gian kiến trúc được mệnh danh là “tiểu Ấn Độ” này có gì!
Cổng tam quan rộng lớn
Vừa đến Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác, bạn sẽ bắt gặp cổng tam quan được xây dựng vững chắc. Cổng gồm có 3 lối đi, một lối chính giữa và hai lối bên tả, bên hữu. Cổng tam quan được thiết kế theo kiểu dáng mái cao, bốn góc tỉa về bốn hướng tựa tượng cầm đao vuốt râu. Mái cổng được lợp ngói dạng vi cá, màu đỏ, đỉnh trang trí hoa văn lưỡng long chầu bánh xe.
Lối đi chính giữa cổng khắc tên thiền viện tô son thếp vàng nổi bật. Đặc biệt nhất là hai trụ lớn chống đỡ được khắc nổi hai câu đối nói về thiền viện. Ngoài ra, trước cổng tam quan của sân trước còn có 4 trụ cao khoảng 10m, khắc câu chữ nho về Phật Giáo đầy thâm sâu.
Công trình kiến trúc đồ sộ tại nội viện và ngoại viện
Video đang HOT
Đến Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác, bạn sẽ được chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hoà giữa cổ kính và hiện đại. Nơi đây vừa mang những đặc trưng của lối kiến trúc truyền thống thuần Việt thời Lý – Trần, vừa tiếp thu kiểu thiết kế hiện đại. Vừa qua cổng tam quan, bạn sẽ đến khuôn viên rộng lớn với nhiều khối đá tảng khổng lồ, hồ nước lớn và cây đại thụ xoã bóng bao bọc xung quanh.
Thiền viện gồm có hai khu vực là nội viện và ngoại viện. Khu ngoại viện nổi bật với nhiều công trình kiến trúc nguy nga, tráng lệ như Chánh điện, Thiền đường, Tổ Đường, Giảng đường, lầu chuông, Nhà Trưng bày,… Khu nội viện được chia thành 4 Tăng đường, 1 Thiền đường và 10 Thất chuyên tu.
Cách thiết kế của khu ngoại viện và nội viện đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng du khách. Các kèo, cột chèo, xà ngang chống đỡ đều được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim. Thân gỗ được điêu khắc, chạm trổ cầu kỳ, tinh xảo. Mỗi một góc của các khu nội viện, ngoại viện đều hiện lên vẻ uy nghi, cổ kính của câu đối, hoa văn, phù điêu,…
Bốn Thánh tích mang đậm nét kiến trúc Ấn Độ
Cơ ngơi Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác nổi tiếng với kiến trúc bốn Thánh tích Phật Giáo mang nét đặc trưng của phái Trúc Lâm Yên Tử. Bốn Thánh tích gồm có vườn Lâm Tỳ Ni, Bồ Đề Đạo Tràng, vườn Lộc Uyển và Câu Thi Na. Đây là điểm nhấn quan trọng trong toàn thể kiến trúc thiền viện. Các Thánh tích này được thiết kế gần giống như nguyên mẫu ở Ấn Độ và Nepal.
Giao thoa kiến trúc của tháp Đại Giác
Một trong những công trình nổi tiếng của Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác là tháp Đại Giác nguy nga với chiều cao 31m. Kiến trúc tháp là sự kết hợp của nhiều phong cách thiết kế phương Đông Việt – Khmer – Thái – Ấn, điểm thêm những nét đặc trưng của phương Tây. Toà tháp sử dụng tông màu trắng kết hợp với các kiểu hoa văn chạm khắc tinh xảo tạo vẻ uy nghi.
Đại Giác tháp có một toà chính lớn ở giữa, xung quanh bao quanh bởi những tiểu tháp với thiết kế vô cùng độc đáo. Điểm nhấn của tháp là phần đỉnh hình tam giác son vàng hướng thẳng lên trời. Tháp Đại Giác là nơi tổ chức các buổi lễ quan trọng của thiền viện.
5. Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác có gì vui?
Bên cạnh lối kiến trúc “có một không hai”, Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác còn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm lý thú.
Trải nghiệm hoạt động Phật Giáo đặc sắc
Một trong những hoạt động không thể thiếu của Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác là các buổi lễ cầu an, dâng hương. Dịp Tết đến xuân về, nơi đây thường đón khách thập phương trong và ngoài tỉnh đến tham quan, chiêm bái, cầu phúc. Vào ngày chủ nhật tuần thứ ba mỗi tháng, thiền viện sẽ có buổi sinh hoạt cho Phật tử. Ngoài ra, cứ hai tháng thiền viện sẽ tổ chức lễ truyền tam quy, ngũ giới cho Phật tử. Buổi lễ này thường thu hút đông đảo du khách về thăm viếng.
Địa điểm “sống ảo” lý tưởng
Không gian đậm chất Ấn Độ tại Thiền Viện đảm bảo sẽ mang đến cho bạn những bức ảnh cực chất. Thiền viện vừa mang nét kiến trúc độc đáo, vừa có cảnh quan thơ mộng, tạo nên nhiều góc check in đẹp đến mê mẩn. Đến đây, bạn có thể lưu lại những khoảnh khắc đẹp ở các góc chụp độc lạ như tháp Đại Giác, Vườn Lâm Tỳ Ni, Vườn Lộc Uyển,…
Không gian thanh tịnh, thư thái tâm hồn
Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác mang vẻ đẹp thanh lặng hiếm nơi đâu có được. Không chỉ là không gian trong khuôn viên, bao quanh thiền viện là đồng ruộng xanh mướt, thanh bình. Có người đến đây để vãn cảnh, có người muốn tìm một chốn bình yên giữa cuộc sống bộn bề, cũng có người chỉ muốn ở điện chính nghe giảng kinh Phật, cảm nhận tâm hồn lắng đọng.
Thiền viện trở nên đẹp hơn khi màn đêm buông xuống. Về đêm, nơi đây càng lung linh và bình yên đến lạ kì. Nếu bạn muốn khám phá bằng hết vẻ thanh tịnh của thiền viện thì có thể ở lại đến đêm để nghe tiếng chuông văng vẳng trong không gian tĩnh lặng.
6. Kinh nghiệm đi Thiền Viện bạn nên biết
Thiền viện là chốn linh thiêng nên khi tham quan bạn cần chọn những trang phục kín đáo, lịch sự, tránh mặc đồ quá ngắn hoặc quá hở.
Không gian trong thiền viện vô cùng thanh tịnh, bình yên. Do đó bạn cần đi nhẹ, nói khẽ, không nên đùa nghịch hay trò chuyện quá lớn.
Khi viếng lễ, hành hương, bái Phật phải giữ thái độ tôn kính, tránh đùa cợt.
Không được viết, khắc chữ trên bất cứ công trình nào của thiền viện. Không hái hoa, ngắt cành làm ảnh hưởng đến mỹ quan bên trong.
Nếu bạn muốn có những bức ảnh sống ảo đẹp thì nên đi vào buổi sáng. Lúc này trời trong rất đẹp, ánh sáng cũng tốt. Bạn cần tránh chụp bên trong chánh điện.
Chùa Vĩnh Tràng: Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Tiền Giang
1. Giới thiệu về chùa Vĩnh Tràng
Tọa lạc tại ngay trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, chùa Vĩnh Tràng là một trong những địa điểm tâm linh nức tiếng. Ngôi chùa đón tiếp hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi ngày.
Ngôi chùa nổi bật với lối kiến trúc độc đáo và quy mô rộng lớn. Đặc biệt, chùa Vĩnh Tràng nổi tiếng với rất nhiều tượng Phật mang kích thước lớn. Ngôi chùa đã tồn tại được ba thế kỷ và luôn được nhắc đến như một điểm hành hương không nên bỏ qua khi đặt chân đến tiền giang.
2. Cách di chuyển đến chùa Vĩnh Tràng
Vị trí: đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Ngôi chùa năm tại trung tâm thành phố Mỹ Tho, nếu xuất phát từ Sài Gòn, bạn sẽ mất khoảng 1 tiếng rưỡi di chuyển với quãng đường dài gần 70km.
Xuất phát từ Tp. Hồ Chí Minh, bạn di chuyển theo hướng QL1A để đến trung tâm thành phố Mỹ Tho. Sau đó di chuyển theo hướng tỉnh lộ 879 thêm khoảng 3km sẽ đến được công viên Vĩnh Tràng. Bạn rẽ trái khoảng 300m nữa sẽ đến được chùa Vĩnh Tràng.
3. Lịch sử hình thành ngôi chùa
Vào thế kỷ thứ 19, vợ chồng ông Bùi Công Đạt - là một vị quan dưới thời vua Minh Mạng (1820-2840) đã xây dựng nên ngôi chùa này.
Vào năm 1894, Hòa thượng Thích Huệ Đăng từ chùa Giác Lâm (Gia Định) về đây đã cho tu tạo lại ngôi chùa trở thành một ngôi đại tự. Vĩnh Tràng là cách đọc chệch đi của từ Vĩnh Trường nghĩa là "Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa". Chính bởi ý nghĩa cao quý ấy, người dân yêu mến và gọi ngôi chùa là chùa Vĩnh Tràng như ngày hôm nay.
Từ khi thành lập đến tận bây giờ, ngôi chùa đã được chăm sóc bởi các đời hòa thượng khác nhau. Chùa cũng đã trải qua nhiều lần trùng tu để có được vẻ khang trang, hiện đại như ngày nay.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ngôi chùa là nơi che giấu và nuôi dưỡng rất nhiều các chiến sĩ cách mạng. Dù có bị địch tàn phá dữ dội nhưng ngôi chùa vẫn sừng sững, trở thành một biểu tượng không thể thay thế trong lòng người dân địa phương.
4. Kiến trúc của ngôi chùa
Đến với chùa Vĩnh Tràng, ai cũng sẽ phải choáng ngợp vì vẻ đẹp lộng lẫy và nguy nga trong kiến trúc của ngôi chùa.
4.1. Kiến trúc ngôi chùa
Ngôi chùa tọa lạc trên diện tích 14.000m2. Chùa được tạo nên bởi xi măng và gỗ quý. Đặc biệt nền đúc cao 1m cũng với các cột vững chắc mang đến sự uy nghi và bề thế cho ngôi chùa.
Đi vào trong chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cổng tam quan với nghệ thuật ghép mảnh sành, sứ một cách khéo léo, tạo nên những bức tranh minh họa sự tích nhà Phật; những tích truyện dân gian hay những đề tài tứ quý; tứ linh; mây trời; hoa lá,...
Hành lang mặt tiền của tiền đường được trang trí bằng những cột trụ tròn, vòm cong được đính kèm những hoa văn nhiều màu sắc. Kiến trúc của ngôi chùa là sự kết hợp của nhiều những chi tiết cầu kỳ, tinh tế, nào là những vòm cửa kiểu La Mã; bông sắt của Pháp; hay gạch men của Nhật,... để rồi thực khách khi đến đây cứ ngỡ lạc vào một ngôi chùa nước ngoài nguy nga.
Nhưng khi tiến vào bên trong, bạn sẽ cảm nhận được nét kiến trúc Á Đông thấm đượm vào trong không gian nơi này. Hệ thống hoành phi; tượng gỗ được chạm khắc tinh xảo và khéo léo đã tạo nên sự vững chãi của ngôi chùa.
Ngay bên trong chính điện của chùa Vĩnh Tràng có đến 60 tượng Phật được đúc bằng đồng và gỗ mít từ đầu thế kỷ 20. Mỗi bức tượng có chiều cao khoảng 0.8m; bề ngang có độ dài khoảng 0.58m. Phần bên ngoài của các pho tượng đều được sơn một lớp son thếp vàng sáng bóng.
Bên trong còn có pháp bảo là Đại hồng chung cao 1.2m và nặng hơn 150kg. Thêm vào đó là 20 bức tranh sơn thủy cổ xưa. Các kèo cột đều được chạm khắc hoa văn rồng phương tinh xảo, mang đậm nét Á Đông trong kiến trúc của ngôi chùa.
Không gian bên trong chùa tập trung rất nhiều những tác phẩm mỹ thuật của các thế hệ nghệ nhân khắp ba miền Bắc Trung Nam.
4.2. Kiến trúc khuôn viên chùa
Ngay trong khuôn viên ngôi chùa có rất nhiều tượng Phật có kích thước lớn. Đầu tiên phải kể đến tượng Phật Di Lặc có chiều dài 27m; chiều rộng 18m; chiều cao 20m ;và có trọng lượng 250.000kg.
Tượng phật A Di Đà khổng lồ tọa lạc ngay trước chính điện với chiều cao 40m.
Tượng phật Thích Ca nhập Niết Bàn có chiều dài 32m tọa lạc ngay sau chính điện.
Ngoài ra, chùa còn có rất nhiều hạng mục mới được đầu tư xây dựng như Quảng trường; hồ nước; hệ thống đèn chiếu sáng; bồn hoa; sân bãi; khuôn viên xanh,... mang đến một không gian thờ tự trong lành và trang nhã.
Độc đáo khu du lịch Ve chai thần kỳ Khu du lịch Ve chai thần kỳ tọa lạc số 72, Mỹ Phú, xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Đây là điểm du lịch Tiền Giang có một không hai tại khu vực Miền Tây Nam Bộ với nhiều trải nghiệm thú vị. Tham quan khu vườn dừa với "hệ thống giao thông" cách mặt đất 3m. Trên khu vườn...