Thiền viện đào tạo Lạt ma – Công trình kỳ lạ cô độc giữa núi non
Key Gompa thiền viện đào tạo Lạt ma Phật giáo Tây Tạng, có hình thù kỳ lạ, nằm cô độc và sừng sững trên một đỉnh núi cao với cảnh quan vô cùng thơ mộng.
Key Gompa, một thiền viện đào tạo Lạt ma Phật giáo Tây Tạng, nằm trên một đỉnh núi với cảnh quan thơ mộng ở độ cao 4.166 m so với mực nước biển và gần sông Spiti.
Ngọn núi mà thiền viện tọa lạc thuộc thung lũng Spiti, bang Himachal Pradesh, Ấn Độ. Đây là một trong những thiền viện Phật giáo lớn nhất, cổ nhất trên thế giới. Nó cũng là trung tâm đào tạo các Lạt ma.
Các nhà nghiên cứu cho rằng thiền viện ra đời trong thế kỷ 11. Trong quá khứ, quân đội Mông Cổ thường xuyên tấn công Key Gompa. Họ từng tổ chức một cuộc tấn công lớn vào thiền viện trong thế kỷ 17.
Trong thế kỷ 19, xung đột giữa nhiều bên xảy ra thường xuyên trong khu vực xung quanh thiền viện Key Gompa. Những đội quân tham gia xung đột thường xuyên cướp thiền viện. Một vụ cháy lớn tàn phá thiền viện trong thập niên 40 của thế kỷ 19. Năm 1975, thiền viện hư hại nặng nề bởi một trận động đất mạnh.
Video đang HOT
Số lượng Lạt ma học giáo lý ở Key Gompa luôn ở mức xấp xỉ 300. Họ phải học giáo lý, các điệu nhảy, bài hát và cách chơi nhạc cụ. Trong Kim cương thừa, Lạt ma không chỉ giảng dạy giáo pháp mà còn thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Ngày nay, mọi cao tăng Tây Tạng đều là Lạt ma, dù trình độ chứng đạo của họ khác nhau. Vì Lạt ma rất quan trọng nên nhiều học giả còn gọi Phật giáo Tây Tạng là Lạt ma giáo.
Do những vụ tấn công Key Gompa diễn ra nhiều lần, các nhà tu hành phải thường xuyên sửa chữa, cải tạo công trình khiến nó có cấu trúc kỳ lạ, giống những chiếc hộp khổng lồ chồng lên nhau. Nếu quan sát từ xa, người ta sẽ cảm thấy Key Gompa giống pháo đài hơn thiền viện.
Sông Spiti gần thiền viện đóng băng trong mùa đông.
Hơn chục nhà tu hành chơi bóng chuyền trên sân.
Nhiều hầm và các hành lang hẹp tồn tại trong thiền viện. Để tới những phòng cầu nguyện, các nhà tu hành phải bước qua những hành lang tối tăm, cầu thang lắt léo và các cánh cửa hẹp.
Việc học của các vị Lạt ma rất gian nan. Trong giai đoạn đầu, họ học kinh điển giáo pháp và thực hành thiền định. Sau khi sống viễn li (nhập thất) ít nhất 3 năm, họ mới chính thức trở thành Lạt ma và giảng giáo pháp.
Những tiểu tăng ở độ tuổi thiếu niên trong thiền viện.
Đối với tín đồ Phật giáo Tây Tạng, Lạt ma không phải là tăng sĩ bình thường, bởi họ là hiện thân của Phật tổ.
Theo_Kiến Thức
Mỹ sẽ không kích cả quân chính phủ Syria?
Mỹ sẽ tiến hành không kích bảo vệ quân nổi dậy Syria do Washington đào tạo trước bất cứ kẻ tấn công nào, kể cả quân chính phủ của Tổng thống Assad.
Mỹ sẽ tiến hành không kích bảo vệ quân nổi dậy Syria do Washington đào tạo trước bất cứ kẻ tấn công nào, kể cả quân chính phủ của Tổng thống Assad.
Các quan chức cho biết, Mỹ quyết định tiến hành các cuộc không kích để bảo vệ quân nổi dậy Syria được Washington đào tạo trước bất cứ kẻ tấn công nào, kể cảquân chính phủ trung thành với Tổng thống Assad.
Máy bay Mỹ chuẩn bị cất cánh đi làm nhiệm vụ.
Các quan chức ở Washington giấu tên cho biết, Mỹ sẽ tiến hành các cuộc không kích để hỗ trợ quân nổi dậy Syria do nước này đào tạo chống lại phiến quân IS.
Nhóm nổi dậy đầu tiên do Mỹ đào tạo đã được đưa vào miền bắc Syria và đã giao tranh dữ dội với phiến quân IS trong ngày 31/7. Giới phân tích cho rằng đây là đợt không kích đầu tiên của Mỹ để bảo vệ nhóm này.
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Alistair Baskey nói rằng, Mỹ sẽ giúp lực lượng quân nổi dậy Syria do nước này đào tạo trong cuộc chiến chống IS bằng một loạt các biện pháp, trong đó có "yểm trợ bằng hỏa lực" và viện dẫn cuộc không kích hôm 31/7 làm ví dụ.
Còn Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Elissa Smith cũng từ chối đưa ra bình luận nào về kế hoạch này và khẳng định mục đích của "yểm trợ bằng hỏa lực" là nhằm vào phiến quân IS.
Tuy nhiên, mục đích thực sự của kế hoạch tiến hành không kích bảo vệ phe nổi dậy Syria của Washington vẫn còn là một câu hỏi lớn và người ta không loại trừ việc không kích cả quân chính phủ Syria, nếu lực lượng này "dám" tấn công đám quân do Mỹ đào tạo.
Thanh Nga (theo Reuters)
Theo_Kiến Thức
"Đội hình trong mơ" chuyên giải cứu con tin của FBI Thành viên ưu tú của Đội giải cứu con tin thuộc Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) phải trải qua giai đoạn huấn luyện khắc nghiệt hơn nửa năm để thực hiện những nhiệm vụ khó khăn. Để trở thành thành viên của Đội giải cứu con tin (HRT), ứng viên phải là các điệp viên thuộc Cục điều tra Liên bang...