Thiên thạch rộng bằng sân bóng đá có thể đâm vào Trái đất ngay năm nay
Một thiên thạch có kích thước bằng chiều rộng của sân bóng đá sẽ áp sát Trái đất trong vài tháng tới và thu hút sự chú ý đặc biệt của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).
2006 QV89 là thiên thạch có khả năng đâm vào Trái đất lớn nhất trong năm nay.
Theo USA Today, thiên thạch 2006 QV89 là một trong số 870 vật thể có thể va chạm với Trái đất. Thiên thạch này hiện xếp thứ 4 trong danh sách nguy hiểm nhất, nhưng là thiên thạch duy nhất trong top 10 thiên thạch có thể đâm vào Trái đất trong năm nay.
Thiên thạch 2006 QV89 đang di chuyển với vận tốc 44.096 km/giờ và khả năng đâm vào Trái đất là 1/7.000. Vụ va chạm nếu xảy ra sẽ rơi vào ngày 9.9. Theo các dự đoán hiện nay, thiên thạch sẽ bay qua Trái đất ở khoảng cách gần 6,8 triệu km.
Thiên thạch 2006 QV89 từng áp sát Trái đất vào năm 2003 và 2006. Theo ESA, sau năm nay, nó sẽ chỉ quay lại gần Trái đất vào năm 2032.
NASA hiện đang không ngừng cải thiện khả năng dự đoán chính xác các vật thể ngoài hành tinh có thể đe dọa đến Trái đất. Năm 2013, một thiên thạch nhỏ như xe bus phát nổ trên bầu trời ở Chelyabinsk, Nga và khiến 1.100 người bị thương.
Theo Danviet
Úc: Sao băng sáng rực đâm xuống, mặt đất rung chuyển như động đất
Người dân tại vùng lãnh thổ phía bắc (NT) Úc được phen hoảng hồn khi chứng kiến một sao băng rơi xuống khu vực này và tạo ra âm thanh vô cùng lớn.
Theo Daily Mail, vụ việc xảy ra trên vùng trời giữa 2 thị trấn Alice Springs và Tennant Creek đêm 20/5 (giờ địa phương).
James O'Brien, người đứng đầu sở cảnh sát NT, cho biết các sĩ quan trực đêm nhận được điện thoại từ người dân tại khu dân cư Charles Creek Camp, thuộc thị trấn Alice Springs thông báo về "một vệt sáng bí ẩn xuất hiện trên bầu trời thị trấn" khiến nhiều người hoang mang.
Camera giám sát của cảnh sát ghi lại được hình ảnh sao băng bay trên bầu trời thị trấn Alice Springs và Tennant Creek. Một số báo cáo cho biết sao băng rơi còn tạo ra âm thanh lớn như tiếng sấm, khiến mặt đất rung chuyển như động đất.
Cảnh sát NT sau đó quyết định đăng tải video lên mạng xã hội và nó lập tức thu hút sự chú ý của nhiều người dân.
"Tôi thức dậy và nghe thấy tiếng nổ trên trời như tiếng bom", một người dân chia sẻ. Trong khi một người khác cũng xác nhận nghe thấy tiếng nổ: "Âm thanh nó tạo ra khi rơi xuống thật kinh khủng".
Brad Tucker, nhà vật lý thiên văn tại đại học quốc gia Australia, cho biết nhiều mảnh thiên thạch từ vũ trụ rơi xuống Trái đất mỗi ngày nhưng chúng ta không để ý vì chúng quá nhỏ.
Trường hợp xảy ra tại NT cũng là một sao băng nhỏ nhưng nó đủ lớn để con người trông thấy bằng mắt thường khi rực sáng và biến mất trên bầu trời.
"Màu xanh cho thấy sao băng này chứa chủ yếu là sắt. Kích thước của thiên thạch khoảng từ 3 đến 5m", nhà vật lý thiên văn Tucker cho hay.
Nếu không bị thiên thạch xóa sổ, khủng long tạo ra nền văn minh như con người? 65 triệu năm trước, thiên thạch khổng lồ đường kính 9,6km đâm xuống đất ở một khu vực gần Mexico ngày nay, tạo ra một trong những cuộc đại tuyệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử Trái đất. Khủng long có thể tiến hóa để trở nên thông minh như con người? Theo Daily Star, hậu quả của vụ va chạm thiên...