Thiên thạch mạnh ngang ba tỷ tấn thuốc nổ ngày càng gần Trái Đất
Thiên thạch tên Bennu bay ngang qua quỹ đạo Trái Đất 6 năm một lần và ngày càng di chuyển gần địa cầu hơn từ khi được phát hiện vào năm 1999.
Thiên thạch Bennu đường kính 487 m có thể gây thảm họa toàn cầu trên Trái Đất. Hình minh họa: NASA.
Năm 2135, Bennu sẽ bay qua giữa Trái Đất và Mặt Trăng, khoảng cách nguy hiểm theo đánh giá của các nhà thiên văn học. Trọng lực từ Trái Đất có thể ảnh hưởng tới quỹ đạo của Bennu, khiến nó có khả năng rơi xuống hành tinh vào cuối thế kỷ sau, New York Post dẫn lời Dante Lauretta, giáo sư khoa học hành tinh ở Đại học Arizona, Mỹ, cho biết.
Bennu có đường kính khoảng 487 m và di chuyển quanh Mặt Trời ở vận tốc trung bình 101.000 km/h. Khả năng va chạm với Trái Đất của nó rất nhỏ nhưng đáng để lưu ý. Nếu va chạm xảy ra, tác động sẽ tương đương với việc kích hoạt ba tỷ tấn thuốc nổ và mạnh gấp 200 lần quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. “Về mặt kích thước, Bennu có thể gây ra một thảm họa toàn cầu”, giáo sư Mark Bailey ở Đài quan sát Armagh phía bắc Ireland, nhận định.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ phóng thiết bị thăm dò Osiris-Rex lên thiên thạch Bennu vào tháng 9 tới. Hành trình của thiết bị thăm dò sẽ bao gồm một năm quay quanh Mặt Trời để tăng tốc trước khi nó quay về Trái Đất và mượn trọng lực của hành tinh để tiến vào quỹ đạo thiên thạch.
Theo dự kiến, Osiris-Rex sẽ tiếp cận thiên thạch Bennu vào tháng 8/2018. Sau đó, Osiris-Rex sẽ dành một năm lập bản đồ thiên thạch và bay lơ lửng bên trên bề mặt của nó để lấy mẫu một số mẩu vụn trước khi bay trở về Trái Đất.
Video đang HOT
Đối với các nhà khoa học, cơ hội thu thập mẫu vật từ thiên thạch carbon rất thú vị. “Bennu là một thiên thạch carbon, một tàn tích cổ đại từ hệ Mặt Trời thuở sơ khai chứa đầy phân tử hữu cơ”, Lauretta nói. “Những thiên thạch như Bennu có thể đã đưa vật liệu này đến Trái Đất, góp phần vào môi trường nguyên thủy nơi sự sống ra đời”.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của Osiris-Rex là đo lực mới phát hiện mang tên Yarkovsky. Lực tác động này có thể thúc đẩy các thiên thạch chuyển động quanh hệ Mặt Trời và bay về phía Trái Đất. Nó khiến lộ trình của Bennu trở nên khó dự đoán. Các nhà khoa học nhận thấy vị trí của Bennu đã xê dịch 160 km từ năm 1999. “Chúng tôi biết mọi thức về Bennu, bao gồm kích thước, khối lượng và thành phần. Đây có thể là thông tin quan trọng cho những thế hệ tương lai”, Lauretta nói.
Theo Vnexpress
Nga: Nâng cấp tên lửa để bắn thiên thạch va trái đất
Các nhà khoa học Nga lên kế hoạch nâng cấp tên lửa hạt nhân để bắn hạ các thiên thạch có nguy cơ va vào Trái đất.
Hãng thông tấn Nga TASS đưa tin các tên lửa này sẽ có sức mạnh phá hủy các thiên thạch với đường kính lên đến 50m.
Tên lửa sau nâng cấp có thể xóa sổ thiên thạch đường kính tới 50m
Theo chuyên gia nghiên cứu cấp cao Sabit Saitgaraye, Cục thiết kế tên lửa Makeyev, họ dự định sẽ bắn thử nghiệm vào tiểu hành tinh 99942 Apophis được cho là sẽ bay sát qua Trái đất vào năm 2036.
Tuy nhiên, phía Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã bác bỏ khả năng gây nguy hiểm của 99942 Apophis.
Được phát hiện vào năm 2004 với kích thước lớn gấp 3.5 lần một sân vận động bóng đá, tiểu hành tinh 99942 Apophis ngay lập tức thu hút sự chú ý của các nhà khoa học không gian và giới truyền thông.
Tiểu hành tinh 99942 Apophis
Những tính toán ban đầu dựa trên quỹ đạo của Apophis cho thấy khả năng gây tác động đến Trái đất của nó là 2.7%, song kết luận này sau đó đã bị bác bỏ.
Ông Saitgaraye cho biết hầu hết các tên lửa hoạt động bằng nhiên liệu lỏng. Nhiên liệu được đun nóng 10 ngày trước khi bắn tên lửa, do vậy chúng không phù hợp để phá hủy các thiên thạch có đường kính giống thiên thạch Chelyabinsk được phát hiện vài giờ trước khi tiến sát Trái đất.
Tàu ngầm hạt nhân Nga Novomoskovsk phóng tên lửa nghiên cứu
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể làm được điều này, song chúng cần phải được nâng cấp. Điều này đồng nghĩa với việc tiêu tốn hàng triệu bảng Anh cũng như phải được sự chấp thuận từ chính phủ.
Cho đến nay, vẫn chưa rõ khi nào dự án sẽ được chấp thuận và đưa vào triển khai.
Đây không phải lần đầu ông Saitgaraye đề xuất kế hoạch phá hủy thiên thạch. Vào năm 2013 ông cho biết hệ thống tên lửa đạn đạo Satan từ thời Xô Viết có thể tái sử dụng để bảo vệ Trái đất khỏi những cuộc va chạm từ các tiểu hành tinh.
Theo Danviet
Châu Âu đề nghị Nga phát triển vũ khí hạt nhân chống thiên thạch Các nhà khoa học Nga cho rằng, cách tốt nhất để ngăn chặn một tiểu hành tinh có xu hướng lao vào trái đất là thực hiện nổ hạt nhân trong không gian. Nga được giao nhiệm vụ phát triển vũ khí có thể gây nổ hạt nhân ngoài không gian để phòng ngừa thiên thạch. Thông tấn Nga Tass hôm 16/1 đưa...