Thiên thạch mang sự sống tới Trái đất
Các nhà khoa học cho rằng, thiên thạch từ các hành tinh ngoài Hệ mặt trời có thể đã mang sự sống tới Trái đất sau khi di chuyển hàng triệu năm trong vũ trụ.
Tiến sĩ Edward Belbruno và các cộng sự thuộc trường đại học Princeton (Mỹ) tin rằng, sự sống trên Trái đất có thể bắt nguồn từ các thiên thạch ngoài Hệ mặt trời rơi xuống hành tinh của chúng ta cách đây rất lâu. Bởi vì một số thiên thạch có thể mang theo các tổ chức sống nhỏ. Những sinh vật này có thể dễ dàng sống sót sau hành trình dài trong không gian cho dù mức phóng xạ của vũ trụ rất cao. Điều này đồng nghĩa là sự sống đơn giản có thể di chuyển từ Trái đất tới các hành tinh khác ngoài Hệ mặt trời.
“Nếu cơ chế này đúng, sự sống có thể tồn tại trong toàn bộ vũ trụ”, tiến sĩ Edward Belbruno, người đứng đầu nghiên cứu, nhận định.
Video đang HOT
Các nhà khoa học tin rằng thiên thạch đã mang sự sống tới Trái đất
Giả thuyết trên được các nhà khoa học đưa ra sau khi họ tiến hành dựng một chương trình máy tính mô phỏng sự hình thành của cụm sao bao gồm Mặt trời của chúng ta. Khi Hệ mặt trời còn trẻ, Mặt trời gần các ngôi sao liền kề hơn so với ngày nay, một mảnh thiên thạch từ các hành tinh có thể chuyển quỹ đạo giữa các ngôi sao khác nhau.
Các nhà khoa học phát hiện thấy rằng khoảng từ 5 đến 12/10.000 thiên thạch thuộc Hệ mặt trời có thể thể bị hút bởi ngôi sao gần nhất trong khoảng thời gian 1 năm. Trong một khoảng thời gian từ 10 triệu đến 90 triệu năm, có hàng tỷ vật thể vũ trụ nặng trên 10 kg luân chuyển giữa các ngôi sao.
Khi các tổ chức sống nhỏ tới Trái đất, nó đã tìm được một hành tinh đã được bao phủ bởi nước ở dạng lỏng – một điều kiện thuận lợi để sự sống phát triển.
Theo 24h
Trưa nay, thiên thạch đến cực gần Trái đất
Hôm nay, 2 thiên thạch lướt qua Trái đất với khoảng cách đủ gần để có thể nhìn thấy bằng kính viễn vọng thông thường.
Ngoài ra bạn có thể xem các quan sát từ đài thiên văn ở quần đảo Canary qua mạng internet.
Các thiên thạch khổng lồ 2012 QG42 và 2012 QC8 được phát hiện lần đầu vào ngày 26/8/2012 nhờ các kính thiên văn của Catalina Sky Survey ở Arizona (Mỹ).
Các thiên thạch khổng lồ 2012 QG42 và 2012 QC8 (Minh họa: Leviathanastomy)
Chúng đang tăng tốc tiến về phía Trái đất, Mặt trăng và sẽ tới điểm gần nhất trong ngày hôm nay.
Thiên thạch QC8 có kích cỡ khoảng 1km (rộng) và sẽ ở cách Trái đất 8,7 triệu km tại vị trí gần nhất (gấp 23 lần khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trăng).
Với bề rộng từ 190-430m, QG42 nhỏ hơn nhưng khoảng cách tới Trái đất của nó lại gần hơn một cách đáng kể. QG42 có kích cỡ gần bằng một tòa nhà 14 tầng và chính thức được xếp vào nhóm các hiểm họa tiềm năng.
Vào 1:10 ngày hôm nay 14/9 theo giờ ET (12:10 theo giờ Việt Nam), QG42 sẽ lướt qua hành tinh của chúng ta ở khoảng cách 2,8 triệu km (gấp 7,5 lần khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trăng).
Theo tính toán, QG42 chưa phải là hiểm họa với Trái đất, nhưng đây là lần thiên thạch tới gần hành tinh chúng ta nhất suốt 100 năm qua và nó có thể là một mối đe dọa trong tương lai, Don Yeomans - quản lí Chương trình Vật thể Gần Trái đất (NASA) cho biết.
"Một thiên thạch cỡ này dự kiến sẽ đe dọa Trái đất 40.000 năm/ lần và có sức công phá tương đương với 140 megaton thuốc nổ TNT, để lại một miệng lõm đường kính khoảng 3m", ông Yeomans nói.
Theo 24h
Mảnh thiên thạch 30.000 năm tuổi tìm thấy tại Anh Mới đây, mảnh thiên thạch hơn 30.000 năm tuổi, có khối lượng lên tới hơn 90kg đã lần đầu tiên được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở Anh. Với chiều dài gần nửa mét, đây được xem là mảnh thiên thạch lớn nhất nước Anh. Được biết, mảnh thiên thạch này được gia đình Bailey thừa hưởng lại và...