‘Thiên thạch’ kim loại nặng 2,8 kg đâm xuống mặt đất
Vật thể chứa đá và kim loại giống thiên thạch tạo ra tiếng nổ vang xa 2 km khi rơi khiến người dân địa phương hoảng sợ.
“Thiên thạch” nặng 2,8 kg rơi xuống thị trấn Sanchore. Ảnh: IANS.
Vật thể giống thiên thạch rơi xuống thị trấn Sanchore, bang Rajasthan, khoảng 6h15 sáng hôm 19/6 (giờ địa phương). Nó tạo ra tiếng nổ có thể nghe thấy từ cách xa 2 km.
“Có tiếng động rất lớn phát ra khi một vật thể lao từ trên trời xuống vào buổi sáng, giống như máy bay rơi vậy. Tuy nhiên, không ai kịp thấy thứ gì rơi xuống. Phải mất một lúc, mọi người mới phát hiện vật thể lạ trong hố trên mặt đất. Nó rơi cách nhà tôi khoảng 100 m. Chúng tôi lập tức thông báo cho các nhà chức trách”, Ajmal Devasi, người dân địa phương, kể lại.
Vật thể vẫn tỏa nhiệt sau ba tiếng rơi xuống khiến nhiều người lo ngại nó có thể phát nổ. Do đó, nhà chức trách yêu cầu người dân tránh xa khu vực này. “Chúng tôi tới nơi và thấy khối kim loại đen nằm trên mặt đất. Nó có cạnh tròn, đâm xuống tạo thành vết lõm 12-15 cm. Chúng tôi đợi nó nguội rồi cho vào bình thủy tinh bảo quản. Trước đó, chúng tôi đã cân và xác định nó nặng 2,8 kg”, Arvind Purohit, người đứng đầu sở cảnh sát Sanchore, cho biết.
“Thiên thạch” sẽ được mang đến Cơ quan Khảo sát Địa chất Ấn Độ (GSI) để nghiên cứu. Khoa địa chất của Đại học Jai Narayan Vyas cũng bày tỏ sự quan tâm đến vật thể này. “Tôi đã xin chính quyền Jalore tạo cơ hội để nghiên cứu nó. Chúng tôi từng nghiên cứu một số thiên thạch. Nếu được cung cấp dù chỉ một mảnh nhỏ của vật thể này, chúng tôi cũng có thể tiến hành nghiên cứu trong 3-4 ngày với thiết bị và kiến thức của mình”, Suresh Chandra Mathur, trưởng khoa địa chất của Đại học Jai Narayan Vyas, chia sẻ.
Ông cũng nhận định, đây nhiều khả năng là một mảnh thiên thạch sắt-đá do lớp vỏ sắt-niken bên ngoài. Việc phân tích vật thể như vậy sẽ góp phần củng cố hoạt động nghiên cứu địa phương.
Phát hiện sinh vật "ăn" được cả thiên thạch
Các nhà khoa học vừa tìm thấy một loại vi khuẩn có khả năng "ăn" được các thiên thạch phát triển mạnh trên các kim loại được tìm thấy trong các khối đá ngoài Trái đất đã rơi xuống Trái đất.
Được đặt tên là Metallosphaera sedula, các nhà sinh vật học đang nghiên cứu loại vi khuẩn này và khả năng đặc biệt của nó để lấy năng lượng từ các nguồn tài nguyên ngoài Trái đất.
Hình ảnh M. sedula đang "ăn" thiên thạch ngoài Trái đất.
M. sedula ban đầu được phân lập từ một khu vực núi lửa ở Italia. Nó thuộc các sinh vật đơn bào được gọi là archae, không liên quan đến vi khuẩn, virus, động vật, thực vật hoặc nấm. Chúng có thể khai thác năng lượng từ các nguồn vô cơ thông qua một quá trình oxy hóa.
Không giống như các sinh vật khác, M. sedula tiêu thụ các hợp chất vô cơ được tìm thấy trong thiên thạch. Để điều tra điều này, các nhà nghiên cứu đã đưa M. sedula lên các mảnh đã khử trùng của NWA 1172, một thiên thạch đa kim loại giàu sắt được tìm thấy cách đây 19 năm ở Algeria. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chúng thực sự phát triển nhanh hơn nhiều trên thiên thạch so với các khoáng sản có nguồn gốc trên mặt đất.
Để đảm bảo điều này chỉ là do cấu trúc xốp của thiên thạch cung cấp nhiều diện tích bề mặt hơn, các nhà nghiên cứu cũng đã chạy thử nghiệm tương tự với các mẫu trên mặt đất. Một lần nữa, thiên thạch đã chứng tỏ là "món ăn" dẫn đến sự tăng trưởng nhanh hơn của M. sedula.
Tác giả chính của nghiên cứu, Tetyana Milojevic, thuộc Khoa Hóa sinh học tại Đại học Vienna, Áo, cho biết, khả năng của M. sedula có thể "ăn" các thiên thạch một cách hiệu quả có thể có một số ứng dụng thực tế. Bằng cách theo dõi sự di chuyển của các thành phần vô cơ từ thiên thạch vào tế bào vi sinh vật, nhóm nghiên cứu đã có thể theo dõi các dấu vết của vi sinh vật để lại trên vật liệu ngoài Trái đất.
Thông tin này cũng có thể được sử dụng như một công cụ để hiểu thêm về vấn đề hóa sinh học của thiên thạch và thậm chí tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài Trái đất ở những nơi khác trong Hệ Mặt trời và hơn thế nữa.
"Các nghiên cứu của chúng tôi xác nhận khả năng của M. sedula thực hiện quá trình biến đổi sinh học của khoáng vật thiên thạch, làm sáng tỏ dấu vết vi khuẩn còn sót lại trên vật liệu là thiên thạch và cung cấp bước tiếp theo để hiểu về hóa sinh học của thiên thạch", Milojevic giải thích thêm.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/IFL Science
Thiên thạch hơn 300 m đang bay về phía Trái Đất Thiên thạch to gần bằng tháp Eiffel ở Paris sẽ bay qua Trái Đất trong vòng vài ngày tới theo dữ liệu do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thu thập. Mô phỏng thiên thạch 2010 NY65 bay qua gần Trái Đất. Ảnh: IB Times. NASA cho biết thiên thạch khổng lồ 2010 NY65 sẽ bay qua Trái Đất ở khoảng...