Thiên thạch khổng lồ có thể bị bắt giữ, điều khiển đâm vào thành phố khiến triệu người chết?
Những thiên thạch khổng lồ có thể bị con người kiểm soát để khai thác tài nguyên, nhưng chuyện gì xảy ra nếu công nghệ bắt giữ thiên thạch được sử dụng cho mục đích quân sự?
Mô phỏng khoảnh khắc thiên thạch khổng lồ đâm xuống Trái đất.
Theo Daily Star, đây là giả thuyết của hai Kelly và Zach Weinersmith trong cuốn sách 10 đột phá về công nghệ có thể đem lại lợi ích, hoặc hủy diệt tất cả.
Kelly và Zach nói kiểm soát được thiên thạch để khai thác tài nguyên cũng có nghĩa là con người có thể khiến thiên thạch rơi đúng vào một thành phố nào đó khiến hàng triệu người chết.
“Công nghệ khai thác tài nguyên thiên thạch một khi được phổ biến rộng rãi có thể biến thành vũ khí nguy hiểm, nếu rơi vào tay kẻ xấu”, Kelly và Zach viết.
Video đang HOT
Thảm họa thiên thạch khổng lồ gây ra với Trái đất luôn rất khó lường.
Kelly và Zach cũng nhắc đến việc nếu ai đó có thể phạm tội trong vũ trụ thì cũng cần đến “cảnh sát vũ trụ” để đảm bảo tình hình luôn được ổn định.
Tiến sĩ Martin Elvis đến từ Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian, nói: “Chúng ta cần đến luật quốc tế về vũ trụ, trước khi hoạt động tìm kiếm tài nguyên vũ trụ nở rộ”.
Các quy định về vũ trụ ngày nay cũng chưa rõ ràng. Các quốc gia không được sở hữu vật thể trong vũ trụ, nhưng lại không có quy định về sở hữu cá nhân.
Triển vọng khai thác tài nguyên vũ trụ hiện vẫn đang được đánh giá. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA thậm chí còn có kế hoạch xây dựng tạm vũ trụ bên trong thiên thạch để làm căn cứ khai thác.
Theo danviet
Thảm họa sao chổi hủy diệt Trái đất hơn cả thiên thạch khổng lồ
Nhân loại không có nhiều thời gian để đối phó với thảm họa sao chổi, các nhà khoa học cảnh báo.
Thảm họa sao chổi là điều con người khó có thể dự báo trước.
Theo Daily Star, nhà thiên văn học Lewis Dartnell cảnh báo rằng sao chổi còn tạo ra mối nguy hiểm hơn cả thiên thạch.
Dù ít có khả năng nhưng thiên thạch Apophis có sức hủy diệt khủng khiếp được dự báo có thể đâm vào Trái đất ngày 13.4.2029. Thiên thạch dài 300 mét này có thể xóa sổ cả một thành phố.
Nhưng thiên thạch này được phát hiện cách đây 15 năm, tức là nhân loại có rất nhiều thời gian để theo dõi, đối phó.
Khi được hỏi về thảm họa sao chổi, Lewis Dartnell, giáo sư Đại học Westminster, Anh, nói: "Sao chổi còn nguy hiểm hơn vì chúng đến từ nơi cách xa Hệ Mặt trời, rất khó để quan sát được trừ khi đến rất gần".
"Càng đến gần Mặt trời, sao chổi càng tăng tốc nên chúng ta càng có ít thời gian nhận biết từ trước".
Theo giáo sư Dartnell, con người chỉ có khoảng 6 tháng trước khi biết đến thảm họa sao chổi. Các nhà khoa học ước tính có 1 tỉ sao chổi trong Hệ Mặt trời, nhưng chỉ có 20.000 sao chổi là có thể đe dọa Trái đất.
Dù cấu tạo sao chổi phần lớn là nước, amoniac, metan đóng băng, nhưng chúng vẫn có một phần nhỏ đất đá, và điều đáng nói là phần lõi có đường kính rất lớn, từ 10-100km.
Đó là lý do sao chổi vẫn có thể tạo ra thảm họa hủy diệt tương đương, thậm chí hơn cả thiên thạch.
Theo Danviet
Phát hiện virus khổng lồ bên dưới thành phố Ấn Độ, biết chép gene của vật chủ Hơn 20 loại virus khổng lồ mới được phát hiện bên dưới cống và nơi trữ nước ở thành phố Mumbai, Ấn Độ với khả năng sao chép và cấy gene vào vật chủ. Người dân Ấn Độ. Ảnh minh họa. Theo RT, nghiên cứu mới được công bố nhắc đến những loại virus chưa từng thấy ở ngay bên dưới thành phố...