Thiên thạch có sức công phá ngang 10 tỷ quả bom nguyên tử lao vào Trái Đất ở góc ’siêu hiểm’, xóa sổ hoàn toàn khủng long
Kết quả nghiên cứu mô hình giả lập cho thấy, thiên thạch đã va chạm với Trái Đất ở góc 60 độ, tạo ra tối đa khí gas gây biến đổi khí hậu như lưu huỳnh và carbon dioxide, so với góc va chạm nông hoặc gần thẳng đứng.
66 triệu năm trước, một thiên thạch có đường kính ước tính lên tới 81 km đã đâm vào Trái Đất ở góc nguy hiểm nhất có thể, giải phóng tối đa khí gas gây biến đổi khí hậu khiến khủng long bị tuyệt chủng hoàn hoàn. Đây là kết luận vừa được các nhà nghiên cứu tại Đại học Hoàng gia London công bố ngày 26/5/2020 trên tạp chí Nature Communication.
Hình ảnh mô phỏng lại khoảnh khắc thiên thạch khổng lồ lao thẳng vào Trái Đất khiến loài khủng long bị tuyệt chủng
Từ lâu nay, cộng đồng khảo cổ học đều thống nhất với giả thuyết khủng long đã bị tuyệt chủng sau khi một tảng một tảng thiên thạch kích thước lớn đã va chạm mạnh với bề mặt Trái Đất, tạo nên miệng hố Chicxulub rộng 200 km ở Mexico ngày nay. Tuy nhiên, quỹ đạo bay và phương hướng của thiên thạch khi xảy ra va chạm vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong giới nghiên cứu.
Để tìm hiểu kĩ hơn về thảm họa này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Hoàng gia London đã quyết định sử dụng một siêu máy tính được cung cấp bởi hãng HP để lập nên mô hình 3D giả lập của vụ va chạm xảy ra 66 triệu năm trước. Kết quả nghiên cứu mô hình giả lập cho thấy, thiên thạch đã va chạm với Trái Đất ở góc 60 độ. Góc va chạm này tạo ra tối đa khí gas gây biến đổi khí hậu như lưu huỳnh và carbon dioxide, so với góc va chạm nông hoặc gần thẳng đứng.
Video đang HOT
Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, khoảng 325 tỷ tấn lưu huỳnh bị đẩy khí quyển do tác động của vụ va chạm – cao gấp 4 lần so với vụ phun trào núi lửa Krakatoa năm 1883, vốn làm giảm nhiệt độ toàn bộ Địa Cầu trong suốt 5 năm.
Miệng hố Chicxulub ngày nay vẫn còn lưu dấu vết của va chạm hàng triệu năm trước
Kết quả, lượng khí ga khổng lồ thải ra từ vụ va chạm đã che khuất hoàn toàn Mặt Trời, tạo ra hiện tượng “mùa đông hạt nhân” khiến Trái Đất bước vào thời kỳ Băng Hà. Việc môi trường sống bị thay đổi, nhiệt độ biến đổi đột ngột, nguồn thức ăn giảm, kết hợp cùng bầu không khí độc hại khiến 75% sự sống trên Trái Đất, bao gồm cả khủng long, bị tiêu diệt hoàn toàn.
“ Với khủng long, kịch bản tồi tệ nhất đã thực sự diễn ra. Vụ va chạm thiên thạch đã giải phóng một lượng lớn khí gas gây biến đối khí hậu, kích hoạt một chuỗi các sự kiện dẫn tới sự tuyệt chủng của khủng long. Thảm họa này càng tồi tệ hơn khi thiên thạch lao vào Trái Đất ở một trong những góc nguy hiểm nhất có thể“, giáo sư Gareth Collins, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học Hoàng Gia London cho biết.
“ Mô hình giả lập cho thấy những bằng chứng đáng tin cậy về việc thiên thạch đã lao vào Trái Đất ở một góc rất dốc, khoảng 60 độ so với đường chân trời, theo hướng Đông Bắc“.
Những loài càng to lớn như khủng long càng khó tồn tại trong môi trường khắc nghiệt.
Trước đó, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Texas cũng xác định được sức công phá của thiên thạch này khi lao vào Trái Đất. Căn cứ vào độ tan chảy của các mẫu đá còn sót lại bên dưới miệng hố Chicxulub, các nhà khoa học xác định độ hủy diệt của tiểu hành tinh tương đương với lực công phá của 10 tỷ quả bom nguyên tử.
Ngay sau khi tiểu hành tinh rơi xuống vùng biển thuộc Mexico ngày nay, cú va chạm đã ngay lập tức gây nên một cơn sóng thần cao vài trăm mét, đồng thời ném đá và bụi bẩn trở lại miệng hố do tiểu hành tinh tạo ra trước đó với tốc độ khủng khiếp. Khoảng 130 mét vật chất được dồn nén và vùi lấp chỉ trong một ngày. Nhiều khu vực quanh miệng miệng hố lập tức cạn khô nước biển và được phủ đầy bởi những đống vật chất này, trong khi hàng ngàn km2 rừng bị đốt cháy.
Trái đất vừa tóm được một 'mặt trăng' mới
Trái đất của chúng ta bằng cách nào đó đã thu hút được một "mặt trăng mini" với kích thước cỡ bằng ô tô, theo AFP dẫn lời các nhà thiên văn học vừa phát hiện về sự tồn tại của nó.
Mô phỏng 1 tiểu hành tinh xoay quanh địa cầu AFP/GETTY
Mặt trăng mini, có đường kính từ 1,9 - 3,5m, hôm 15.2 đã lọt vào ống kính của các nhà nghiên cứu Kacper Wierzchos và Teddy Pruyne, những người tham gia Cuộc khảo sát bầu trời Catalina do Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tài trợ, theo AFP hôm 27.2.
"TIN QUAN TRỌNG, Trái đất vừa bắt được một vật thể/nhiều khả năng là mặt trăng mini, và được gọi là 2020 CD3", theo nhà thiên văn học Wierzchos thông báo trên Twitter.
Ông cho rằng đây là điều đáng chú ý vì 2020 CD3 là vật thể thứ hai ngoài mặt trăng được ghi nhận xoay quanh Trái đất. Vật thể đầu tiên là 2006 RH120, cũng do Cuộc khảo sát bầu trời Catalina phát hiện.
Hành trình của "mặt trăng" mới cho thấy nó đã lặng lẽ đi vào quỹ đạo quanh địa cầu cách đây 3 năm mà không gây ra bất cứ sự chú ý nào.
Trung tâm các tiểu hành tinh của Đài thiên văn vật lý học thiên thể Smithsonian thông báo không hề phát hiện sự liên hệ giữa 2020 CD3 và vật thể có nguồn gốc nhân tạo, hàm ý rằng nó nhiều khả năng là chỉ một tiểu hành tinh bị trọng lực Trái đất bắt làm "tù binh".
Tỉ phú Elon Musk cũng xác nhận "mặt trăng" mới không phải là chiếc ô tô Telsa Roadster mà ông đã phóng lên vũ trụ vào năm 2018, vì chiếc xe này đang xoay quanh mặt trời.
Theo tính toán của giới thiên văn học, 2020 CD3 sẽ không bám trụ lâu trên quỹ đạo quanh Trái đất, và có lẽ sẽ thoát được vòng kiềm tỏa của trọng lực địa cầu vào tháng 4.
Một tiểu hành tinh thuộc nhóm Apollo đang lao về hướng Trái đất Tiểu hành tinh có kích thước gần 500m đang di chuyển với tốc độ cực nhanh về phía Trái đất, và dự kiến sẽ đến gần hành tinh chúng ta vào ngày 7.5, theo Trung tâm Nghiên cứu các Vật thể cận Trái đất của NASA. Một tiểu hành tinh thuộc gia đình Apollo UNIVERSE TODAY Theo trang cneos.jpl.nasa.gov của Trung tâm Nghiên...