Thiên tai, thảm họa thống trị thế giới năm 2020
Thế giới trải qua năm 2020 với nhiều thảm họa, xung đột, bạo động và hơn hết là đại dịch Covid-19 chi phối mọi lĩnh vực toàn cầu.
Một bệnh nhân tử vong do Covid-19 nằm giữa hai bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện thành phố Salgado Filho ở Rio de Janeiro, Brazil, ngày 24/5.
Covid-19 được cho là khởi phát tại Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc trước khi xuất hiện trên toàn thế giới và trở thành đại dịch toàn cầu. Thế giới hiện ghi nhận hơn 68 triệu ca nhiễm và hơn 1,5 triệu người tử vong.
Người dân xem bắn pháo hoa tại trung tâm mua sắm Black Lives Matter ở Washington hôm 7/11 để ăn mừng ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden giành chiến thắng trước Tổng thống Donald Trump.
Trump đến nay vẫn chưa công nhận chiến thắng của Biden và đệ đơn kiện ở nhiều bang chiến trường để lật ngược kết quả bầu cử.
Người biểu tình và cảnh sát bắt tay nhau giữa lúc bế tắc trong cuộc biểu tình ở New York ngày 2/6.
Biểu tình chống phân biệt chủng tộc bùng phát và kéo dài nhiều tháng trên khắp nước Mỹ, sau đó lan ra nhiều quốc gia trên thế giới để kêu gọi công lý cho George Floyd, một người đàn ông da màu bị cảnh sát ghì chết ở Minneapolis hồi tháng 5.
Video đang HOT
Bé gái suy dinh dưỡng Rahmah Watheeq được điều trị tại bệnh viện Al-Sabeen ở Sanaa, Yemen, ngày 3/11.
Khoảng 2/3 dân số Yemen, tương đương 28 triệu người, đang chịu cảnh đói ăn và gần 1,5 triệu gia đình phải hoàn toàn dựa vào viện trợ lương thực để tồn tại, trong khi một triệu người khác dự kiến rơi vào tình trạng đói nghèo trước cuối năm nay.
Khói đen bốc lên từ vụ cháy nhà kho ở cảng Beirut, Lebanon, ngày 10/9. Xung quanh cột khói là khung cảnh hoang tàn sau vụ nổ khủng khiếp khiến hàng nghìn người thiệt mạng và bị thương một tháng trước đó.
Đám cháy rừng bùng phát ở Oroville, California, Mỹ, thiêu rụi những quả đồi phía sau cầu Bidwell Bar ngày 9/9.
Cha của Aysu Isgandarova, cô bé 7 tuổi chết do pháo kích của quân đội Armenia trong cuộc giao tranh ở khu vực Nagorno-Karabakh, gục khóc trong lễ tang của bé ở Garayusifli, Azerbaijan, ngày 28/10.
Xung đột giữa Armenia và Azerbaijan bùng phát cuối tháng 9 tại khu vực Nagorno-Karabakh và kéo dài nhiều tuần, khiến hàng nghìn người chết và khoảng 90.000 người phải di tản. Hai bên đồng ý chấm dứt xung đột hôm 10/11 trong thỏa thuận do Nga làm trung gian.
Người di cư từ Maroc và Bangladesh trên một chiếc thuyền gỗ chờ đợi nhân viên cứu trợ từ nhóm tìm kiếm và cứu hộ Open Arms của Tây Ban Nha ngoài khơi bờ biển Libya ngày 10/1.
Nhân viên y tế cúi xuống đỡ một đồng nghiệp bị ngất xỉu vì kiệt sức tại điểm xét nghiệm Covid-19 ở New Delhi, Ấn Độ ngày 27/4.
Nhân viên cứu hộ và người dân địa phương tìm kiếm người sống sót trong vụ máy bay chở 99 người đâm xuống khu dân cư ở Karachi, Pakistan ngày 22/5.
Chiếc Airbus A320 mang số hiệu PK8303 đột ngột chúi mũi xuống khi chuẩn bị hạ cánh, mất độ cao rồi lao vào khu dân cư trước khi phát nổ. 97 người thiệt mạng, hai người sống sót. Sự cố xảy ra vài ngày sau khi Pakistan nối lại các chuyến bay thương mại, sau thời gian dừng hoạt động vì lệnh hạn chế để ngăn Covid-19.
Người dân Iran dự tang lễ tướng Qassem Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds, tại Tehran ngày 6/1. Soleimani thiệt mạng trong cuộc không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ gần sân bay Baghdad, Iraq.
Cảnh quay trên không cho thấy khung cảnh tan hoang do lũ lụt tại tỉnh Kumamoto, Nhật Bản ngày 8/7.
Dự đoán sốc về năm 2021 thảm khốc
Dự đoán năm 2021, ông David Beasley cho rằng, "năm 2021 sẽ là năm thảm họa theo đúng nghĩa đen, dựa trên những gì chúng ta thấy ở giai đoạn này."
Trong năm 2021, thế giới có nguy cơ phải đối mặt với khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trong 75 năm qua.
Trong năm 2021, thế giới có nguy cơ phải đối mặt với khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trong 75 năm qua, nếu như các nước không cung cấp nguồn kinh phí cần thiết, David Beasley, Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ (WFP) cho biết.
Ông David Beasley lưu ý rằng trong 4 năm qua, chủ yếu do các cuộc xung đột vũ trang, số người trên bờ vực chết đói đã tăng từ 80 triệu lên 135 triệu.
"Nhưng vì Covid-19, số người chết đói theo đúng nghĩa đen đã tăng từ 135 triệu lên 270 triệu", Beasley cho biết tại cuộc họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ dành riêng cho cuộc chiến chống Covid-19.
Những nguy cơ nào sẽ xảy ra trong năm 2021?
Theo ông, "năm 2021 sẽ là năm thảm họa theo đúng nghĩa đen, dựa trên những gì chúng ta thấy ở giai đoạn này."
Ông nhấn mạnh: "Vì chúng tôi đã chi 19.000 tỷ USD, nên trong năm 2021 có thể không có số tiền này và sẽ không có. Suy thoái kinh tế đang diễn ra và nhu cầu tăng gấp đôi."
Ông Beasley nói: "Chúng tôi hiện đang nhìn vào năm 2021, sẽ là năm xảy ra cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất kể từ khi thành lập Liên Hợp Quốc".
Tuy nhiên, theo ông, nếu có thể thu được các khoản tiền cần thiết, thì sẽ có thể ngăn chặn tình trạng mất ổn định, nạn đói và di cư.
Người đứng đầu WFP cho biết: "Như tôi nói với nhiều bạn bè và các nhà lãnh đạo của tôi trên khắp thế giới, năm tới chúng tôi sẽ không thể tài trợ cho mọi thứ. Vì vậy, chúng tôi phải ưu tiên các vấn đề bất ổn, nạn đói và di cư".
Ông lưu ý rằng nếu có thể góp tiền để giải quyết những vấn đề này, "chúng ta sẽ có thể sống qua năm 2021".
Thủ tướng Canada trở thành nạn nhân trò chơi khăm của cặp đôi Nga Thủ tướng Canada Justin Trudeau trở thành nạn nhân mới nhất của cặp đôi diễn viên hài người Nga chuyên bày trò chơi khăm qua điện thoại. Cặp đôi người Nga Vladimir Kuznetsov và Alexey Stolyarov bằng cách nào đó kết nối điện thoại thành công với Thủ tướng Trudeau. Họ nhờ một người đóng giả là nhà vận động môi trường nhí...