Thiên tai làm 64 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế 3.900 tỉ đồng
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, ở Việt Nam thiên tai đã làm 64 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế 3.900 tỉ đồng.
Ngày 1.7, tại TP.Thanh Hóa (Thanh Hóa), Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội nghị tập huấn kỹ thuật hộ đê, phòng, chống thiên tai cho lực lượng chuyên trách quản lý đê điều các tỉnh, thành phố có đê từ cấp 3 đến cấp đặc biệt.
Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội nghị tập huấn kỹ thuật hộ đê, phòng, chống thiên tai cho lực lượng chuyên trách quản lý đê điều. Ảnh MINH HẢI
Hơn 500 đại biểu, trong đó chủ yếu là lực lượng chuyên trách quản lý đê điều của 21 tỉnh, thành phố có đê từ cấp 3 đến cấp đặc biệt đã tham dự hội nghị.
Video đang HOT
Theo đánh giá của Tổng cục Phòng, chống thiên tai, từ đầu năm 2022 đến hết tháng 6, thiên tai diễn biến bất thường, cực đoan tại nhiều vùng miền trên cả nước.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, đã xảy ra 74 trận mưa lớn, sạt lở đất; 77 trận giông lốc, sét; 26 vụ sạt lở bờ sông; 113 trận động đất (trong đó có 95 trận tại H.Kon Plông, Kon Tum); và 2 đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng.
Hậu quả, thiên tai trong 6 tháng đầu năm đã làm 64 người chết và mất tích; thiệt hại về kinh tế 3.900 tỉ đồng.
Sạt lở đất đá luôn thường trực đe dọa người dân khu vực miền núi. Ảnh PHÚC NGƯ
Đối với việc xây dựng, quản lý đê điều, Tổng cục Phòng, chống thiên tai cho biết cả nước hiện có 2.741 km đê từ cấp 3 đến cấp đặc biệt, nhưng vấn đề đáng lo ngại hiện nay là còn 242 trọng điểm xung yếu, và hơn 7.600 vụ vi phạm pháp luật về đê điều chưa được xử lý dứt điểm.
Các điểm xung yếu và các vụ vi phạm pháp luật về đê điều đã và đang làm ảnh hưởng đến hệ thống đê điều, trong khi thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp.
Lãnh đạo Tổng cục Phòng, chống thiên tai nhận định 6 tháng cuối năm 2022 khả năng sẽ xảy ra những cơn bão mạnh, trận lũ lớn, đe dọa đến an toàn hệ thống đê điều.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều, sẵn sàng cho những tình huống bất lợi, các đơn vị quản lý đê điều cần thực hiện nghiêm công tác tuần tra canh gác, phát hiện và xử lý ngay từ giờ đầu những sự cố đe dọa an toàn đê…
Điện Biên: Sạt lở tại huyện Mường Chà khiến 1 người chết, 1 người bị thương
Thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) cho biết, từ tối 24 đến ngày 25/5, trên địa bàn huyện đã xảy ra mưa lớn kéo dài gây thiệt hại về người và tài sản của người dân.
Cụ thể, khoảng 23 giờ ngày 24/5, đất đá vùi lấp vào nhà khiến em Thào Minh Cường (sinh năm 2013, trú tại bản Huổi Toóng 2, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà) tử vong. Cũng trong đêm 24/5, đất đá sạt lở tràn vào nhà khiến chị Hồ Thị Dung (sinh năm 1999, trú tại bản Huổi Toóng 2, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà) bị thương.
Đất đá sạt lở cũng vùi lấp hoàn toàn nhà ở của gia đình anh Thào A Ve (bản Huổi Toóng 2, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà); 5 hộ gia đình khác nằm trong vùng bị sạt lở nguy cơ ảnh hưởng đến nhà tại bản Huổi Toóng 2, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
Hiện UBND huyện đã chỉ đạo các lực lượng của huyện phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn; động viên, thăm hỏi và hoàn thiện các thủ tục để hỗ trợ gia đình có nạn nhân thiệt mạng theo quy định; huy động xe cứu thương đưa người bị thương đi cấp cứu kịp thời. Cùng với đó, huy động các lực lượng giúp đỡ các hộ bị thiệt hại di dời tài sản đến nơi an toàn; tuyên truyền, vận động các hộ nằm trong vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng chủ động di dời người và tài sản.
Nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn ở Hà Nội Trên địa bàn Hà Nội, với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa và mật độ dân số tăng nhanh, các khu đô thị, tổ hợp nhà cao tầng, siêu cao tầng, công trình hiện đại, đa năng, khu công nghiệp, nhà máy, cơ sơ sản xuất kinh doanh, dịch vụ... tiếp tục được xây dựng và phát triển. Cùng với đó,...