Thiên tai khiến trên 225 triệu người khu vực châu Á – Thái Bình Dương phải di tản
Theo một báo cáo chung của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Giám sát Di tản nội bộ (IDMC) công bố ngày 19/9, các thảm họa do thiên tai gây ra đã khiến khoảng 225,3 triệu người ở châu Á- Thái Bình Dương phải di tản từ năm 2010 đến năm 2021, chiếm hơn 3/4 số người này trên toàn cầu.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Richmond, New South Wales, Australia, ngày 4/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Báo cáo cho thấy châu Á-Thái Bình Dương là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng di tản thiên tai. Khu vực Thái Bình Dương có nguy cơ đối mặt với tình trạng di tản “lớn nhất” so với quy mô dân số của khu vực. Đông Á và Đông Nam Á có số lượng người di tản do thiên tai cao nhất, tiếp theo là Nam Á.
Những cơn bão và lũ lụt quy mô lớn, hạn hán, động đất, sóng thần và núi lửa phun trào liên tục khiến hàng triệu người phải di tản mỗi năm trên khắp khu vực rộng lớn là nơi sinh sống của hàng tỷ người này. Theo Trưởng nhóm chuyên đề về quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu của ADB Noelle O’Brien, quy mô di tản ngày càng tăng.
Bà O’Brien cho rằng tình trạng di tản do thiên tai đang làm xói mòn thành quả phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương và đe dọa sự thịnh vượng lâu dài của khu vực. Bà cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tăng cường các chính sách và hành động về quản lý rủi ro thiên tai để đảm bảo khu vực này không thụt lùi về các mục tiêu phát triển đã đề ra.
Báo cáo thảo luận về tác động của biến đổi khí hậu đối với thực trạng người dân phải di tản thiên tai. Theo báo cáo, các tác động của biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên rõ ràng và được dự báo sẽ làm gia tăng quy mô cũng như số lượng người phải di tản, khi tần suất và cường độ của các thảm họa thiên tai tác động đến an ninh lương thực và gây khan hiếm nước.
Giám đốc IDMC Alexandra Bilak cho biết thảm họa thiên tai đang gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, điều quan trọng là hàng triệu sinh mạng bị đe dọa bởi thảm họa về di tản không thể khắc phục được trong mỗi năm.
Trung Quốc nêu đề xuất phát huy vai trò của nền tảng hợp tác lấy ASEAN làm trung tâm
Theo Tân Hoa xã, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã nhấn mạnh vai trò của nền tảng hợp tác lấy ASEAN làm trung tâm trong việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp báo bên lề Hội nghị cấp cao Đông Á ở Phnom Penh, Campuchia ngày 5/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Hội nghị ngoại trưởng Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 29 tổ chức ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia ngày 5/8, ông Vương Nghị cho biết trong hoàn cảnh hiện nay, nguyện vọng của các nước trong khu vực về duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy an ninh chung không thay đổi, mong muốn của họ về tăng tốc phục hồi kinh tế và đạt được sự phát triển bền vững không thay đổi, tinh thần tìm kiếm sự đoàn kết và hợp tác của họ và cùng nhau vượt qua thời điểm khó khăn cũng không thay đổi.
Ông đưa ra 3 đề xuất nhằm phát huy tối đa vai trò của nền tảng hợp tác lấy ASEAN làm trung tâm trong việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó nhấn mạnh đến tính đến lợi ích của các bên và thúc đẩy an ninh chung.
Ông Vương Nghị cho biết Trung Quốc hoan nghênh các bên tham gia Sáng kiến An ninh Toàn cầu cùng với các nỗ lực của họ nhằm thực hiện khái niệm an ninh chung, toàn diện, hợp tác và bền vững cũng như cam kết giải quyết bất đồng và tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn.
Cuộc 'ly hôn đau đớn' về khí đốt giữa Nga và châu Âu Trong khi EU đang tìm cách hạn chế sự phụ thuộc vào năng lượng Nga, Moskva cũng tuyên bố sẽ giảm nguồn cung cho châu Âu và hướng sang các thị trường khác. Cả Nga và EU đang từng bước "tách" khỏi thị trường năng lượng của nhau. Ảnh: AFP Ngày 21/7, Gazprom đã khôi phục lại hoạt động của đường ống Nord...