Thiên tài diễn xuất cả đời chỉ đóng 1 phim mà nổi tiếng suốt 20 năm
Chỉ xuất hiện trong khoảng 3 tập phim với thời lượng 30 phút, diễn viên này đã để lại sự ngưỡng mộ và nhớ thương cho khán giả hàng chục năm trời.
Theo Sohu cứ mỗi lần hè về hoặc khi nhắc đến cụm từ “Thiếu Niên Đế Vương”, hình ảnh của Ông Phỉ Nhiên trong vai Doanh Chính thời nhỏ phim Tần Thủy Hoàng lại được nhắc lại. Trong giới giải trí Hoa ngữ, hiếm có trường hợp nào chỉ đóng một vai phụ, chiếm khoảng 30 phút thời lượng lại để lại ấn tượng sâu sắc với khán giả như vậy.
Sohu cho biết thêm, Ông Phỉ Nhiên sinh năm 1997, nghỉ hè năm 2000 anh được đạo diễn Diêm Kiến Cương đưa vào đoàn phim Tần Thủy Hoàng để đóng vai nam chính Doanh Chính thời niên thiếu. Lý do Ông Phỉ Nhiên đến với diễn xuất chỉ vì cậu bé cần tiền mua một đôi giầy nên muốn làm thêm để tích cóp tiền.
Ông Phỉ Nhiên là diễn viên nhí hiếm có chỉ đóng một phim nổi danh cả đời
Ngày bé Tần Thủy Hoàng gọi là Doanh Chính từng gặp nhiều khó khăn, 13 tuổi ông đã lên ngôi vua, dẹp loạn Lã Bất Vi. Tần Thủy Hoàng là vị vua đánh dấu mốc cho việc thống nhất Trung Hoa, mở đầu cho chế độ phong kiến. Ông được ca ngợi là vị vua tài giỏi, tiến bộ.
Dù chỉ đóng trong ba tập phim, nhưng diễn xuất tự nhiên, khí chất đặc biệt của Ông Phỉ Nhiên đã khiến khán giả nhớ mãi suốt gần 20 năm. Thậm chí, cậu còn được khen là Doanh Chính tái sinh vì có thể thể hiện được xuất sắc dự nham hiểm u sầu xa cách, hoang tàn của nhân vật Doanh Chính mà không có dấu vết diễn xuất nào.
Những phân cảnh của Ông Phỉ Nhiên trong Tần Thủy Hoàng được phân tích kỹ lưỡng từng cái nhíu mày, khịt mũi, từng câu ngắt nghỉ. Vì thể hiện quá xuất sắc mà Ông Phỉ Nhiên được gọi là “thiên tài diễn xuất”.
Trang Sina phân tích ngay cả gương mặt của Ông Phỉ Nhiên cũng đã phù hợp với vai Doanh Chính: “Ông Phỉ Nhiên có khuôn mặt hiếm gặp ở người châu Á. Đường nét khuôn mặt của Phỉ Nhiên có sự cổ điển, đuôi mắt sắc, là mắt phượng đỏ hiếm có. Sự lạnh lùng trong đôi mắt được thể hiện khá rõ, không cần diễn vẫn lột tả được bản chất độc đoán xa cách của Doanh Chính. Chiếc mũi của Ông Phỉ Nhiên lại cao, quý phái, càng tăng thêm nét đế vương quyền lực trên gương mặt của cậu”.
Gương mặt của Ông Phỉ Nhiên được khen đẹp, chiều sâu
“Những cậu thiếu niên 12-13 tuổi chỉ có thể diễn ra nét trẻ con tinh nghịch, còn Ông Phỉ Nhiên đã có vẻ thông minh trác tuyệt, cử chỉ kiêu ngạo, khi ngồi trên ngai vàng không ai có thể phủ nhận thân phận của hắn”, “Ngay cả khi đầu xù tóc rối hay quần áo rách rưới thô kệch cũng không thể che giấu khí chất cao quý của cậu ấy”, “Tất cả những miêu tả về vị vua trẻ trong truyện đều hiện diện trên người Ông Phỉ Nhiên”, là những bình luận của khán giả về vai diễn Doanh Chính của Ông Phỉ Nhiên.
Video đang HOT
Cái danh “thiếu niên có gương mặt đế vương nhất” của Ông Phỉ Nhiên vẫn được giữ bền vững và chưa có ai thay thế được.
Chỉ đóng ba tập đầu tiên, thời lượng xuất hiện khoảng 30 phút, nhưng khiến Ông Phỉ Nhiên trở thành Doanh Chính thiếu niên chuẩn mực nhất lịch sử điện ảnh
Diễn xuất của Ông Phỉ Nhiên được khen tinh tế, thêm vào đó là sức hút từ khí chất đặc biệt, giọng thoại quyến rũ giúp nhân vật trở nên hoàn hảo
Có tài có sắc tuy nhiên Ông Phỉ Nhiên lại không có duyên với nghiệp diễn. Bộ phim Tần Thủy Hoàng quay từ năm 2000 đến 2001 mới hoàn thành, tới tận năm 2007 mới lên sóng. Cha mẹ của Ông Phỉ Nhiên lo lắng con lớn lên không phù hợp với giới giải trí nên đã yêu cầu cậu chăm chú học hành. Với gương mặt hoàn hảo cùng diễn xuất xuất thần tự nhiên ở tuổi nhỏ, khán giả tiếc nuối cho rằng Ông Phỉ Nhiên sẽ trở thành “ảnh đế” trong tương lai nếu theo đuổi sự nghiệp diễn xuất.
Sau đó, Ông Phỉ Nhiên tốt nghiệp Đại học Công nghệ Hóa học Bắc Kinh, sau đó được nhận vào chương trình sau đại học tại Đại học Dân tộc Trung ương của Trung Quốc, trở thành một thạc sĩ học thuật thực sự. Hiện tại, anh là một công chức nhà nước, có một cuộc sống bình thường và bình yên, tự do.
Ông Phỉ Nhiên không có duyên với diễn xuất
Vẻ ngoài của Ông Phỉ Nhiên khi lớn lên vẫn được khen điển trai, có khí chất mạnh mẽ nam tính.
Thế nhưng, dù không còn hoạt động trong giới giải trí, tên tuổi của Ông Phỉ Nhiên vẫn được nhắc tới mỗi năm. Bởi mỗi khi có diễn viên trẻ nào vào vai bậc đế vương, tự nhiên là đế vương thiếu niên thì đều bị khán giả đem ra so sánh với Ông Phỉ Nhiên và đều bị đánh giá kém hơn. Sohu bình luận trường hợp của Ông Phỉ Nhiên chính là “Ta không ở trong giang hồ, nhưng giang hồ vẫn lưu lại truyền thuyết về ta”.
Nghỉ hè và dành vài tháng đóng phim kiếm tiền mua giày, cậu bé Ông Phỉ Nhiên đã có cho mình một vai diễn mà có lẽ vài chục năm sau cũng không có người vượt qua được.
Dù ở độ tuổi nào thì đừng nên chọn 3 kiểu váy này, vì khiến bạn nhìn già và không có khí chất
Khoảnh khắc chuyên gia khai quật đội quân đất nung Tần Thủy Hoàng lên mặt đất, họ nhanh chóng cảm thấy hối hận.
50 năm trước, việc phát hiện ra Tượng binh mã Tần Thủy Hoàng (hay Đội quân đất nung) đã gây chấn động thế giới khi đội quân Tần kích cỡ như người thật từ hơn 2000 năm trước bước lên khỏi mặt đất với đội hình bất khả chiến bại xếp hàng ngay ngắn, trang ngiêm và sống động như thật.
Yuan Zhong, năm nay 87 tuổi, là trưởng nhóm khảo cổ trong quá trình khai quật Tượng binh mã Tần Thủy Hoàng, vì vậy ông được giới lịch sử và khảo cổ Trung Quốc tôn vinh là "Cha đẻ của Đội quân đất nung".
Yuan Zhong từng cho biết ông sẽ không bao giờ quên những khoảnh khắc đưa hơn 8.000 chiến binh và ngựa đất nung bị chôn vùi dưới đất hàng ngàn năm lên mặt đất. Tất cả đã để lại ký ức sâu sắc và khó phai mờ cho những nhà khảo cổ tham gia quá trình khai quật.
Ảnh: J. Arpon
Mùa Xuân năm 1974. Thời điểm này là mùa canh tác bận rộn ở làng Tây Dương thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Để chống hạn hán, dân làng quyết định đào một cái giếng sâu vài mét. Tình cở, những mảnh tượng gốm xuất hiện dưới đáy giếng.
Vài tháng sau, tin tức truyền đến Cục Di tích Văn hóa tỉnh Thiểm Tây, họ lập tức cử Yuan Zhong dẫn đầu một nhóm khảo cổ đến làng Tây Dương để tiến hành khai quật. Kết quả là họ đã phát hiện ra các chiến binh và ngựa bằng đất nung khiến cả thế giới chấn động.
Đội quân đất nung Tần Thủy Hoàng đối mặt 3 'kẻ thù' lớn nhất
Khi các Binh mã đất nung lần đầu tiên xuất hiện, tất cả có đầy đủ các màu sắc lộng lẫy: Đỏ son, đỏ tím, xanh hồng, hồng tím, đen và các màu khác. Tuy nhiên, những gam sắc màu sống động này biến mất nhanh chóng chỉ sau 15 giây.
"Sự việc khiến toàn đội khảo cổ chỉ kịp thốt lên kinh ngạc mà không thể kịp lấy máy ảnh để chụp lại những bức tượng nguyên vẹn sắc màu nhất" - Các thành viên đội khảo cổ nhớ mãi khoảnh khắc đó một cách đầy tiếc nuối.
Những gam màu sống động trên tượng binh mã Tần Thủy Hoàng biến mất sau 15 khiến đội khảo cổ kinh ngạc.
Theo ghi chép lịch sử, màu sắc trên các chiến binh và ngựa đất nung của Tần Thủy Hoàng đã được xử lý đặc biệt. Trước khi nung, các nghệ nhân tạc tượng đã phủ một lớp sơn thô lên bề mặt, có thể kết dính và làm nổi bật màu sắc sau khi nung. Lớp sơn thứ hai sẽ làm cho màu sắc sống động và bền hơn, giúp hàng nghìn bức tượng không bị phai màu ngay cả khi bị chôn vùi dưới lòng đất hơn 2000 năm.
Ngày nay, hơn 1.000 chiến binh và ngựa đất nung được trưng bày trong Hố số 1 của Tượng binh mã Tần Thủy Hoàng nhưng hiện tại màu sơn của tất cả bức tượng tại đây đã chuyển sang màu đen và xám.
Đối với các chuyên gia bảo tàng, màu sắc trên các chiến binh và ngựa đất nung đã vĩnh viễn biến mất và không thể khôi phục.
Chưa hết, công tác bảo tồn ngày nay vẫn phải đối mặt với những thách thức rất lớn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những thay đổi về môi trường, vi sinh vật và muối hòa tan là ba kẻ thù lớn đang dần ăn mòn các Tượng binh mã Tần Thủy Hoàng.
Những thay đổi về môi trường là nguyên nhân chính khiến các Chiến binh đất nung bị phai màu và ăn mòn, nhưng vi sinh vật và muối hòa tan lại gây ra thiệt hại nặng nề hơn hết. Nếu bạn đặt các chiến binh và ngựa đất nung dưới kính hiển vi điện tử, bạn sẽ thấy những "bông hoa" màu trắng nở trên bề mặt của chúng.
Các chuyên gia cho rằng, những "bông hoa" màu trắng này là bào tử nấm mốc hiện diện rộng rãi trong không khí, nếu gặp nhiệt độ và độ ẩm phù hợp chúng sẽ phát triển nhanh chóng.
Bào tử nấm mốc trên các bức tượng binh mã Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Sohu
Các bào tử nấm mốc này khi phát triển sẽ tiết ra một lượng lớn sắc tố và các chất axit-bazơ. Nếu tồn tại lâu trên bề mặt chiến binh đất nung và ngựa, chúng sẽ từ từ ăn mòn bên trong các chiến binh đất nung và gây ra những tổn hại không thể khắc phục.
Dù hiện nay bảo tàng đã hạn chế số lượng du khách và thường xuyên lau chùi bề mặt của các chiến binh, ngựa đất nung nhưng vẫn không thể hạn chế hoàn toàn thiệt hại do nấm mốc gây ra.
Mỗi lần đến thăm Bảo tàng Chiến binh và Ngựa đất nung Tần Thủy Hoàng, ông Yuan Zhong đều cảm thấy tiếc nuối, nghĩ rằng mình đã phạm sai lầm lớn trong quá trình khai quật. Vì khí đó ông chỉ đang cố gắng đào bới các di tích văn hóa dưới lòng đất mà không nhận thức rõ ràng về độ ẩm và nhiệt độ dưới lòng đất khác với trên mặt đất.
Đây là điều mà "Cha đẻ của Đội quân đất nung" cảm thấy day dứt và hối hận nhất khi tham gia khai quật một trong những di tích đồ sộ của thế giới.
Hiện, Trung Quốc tiếp tục quá trình tìm kiếm và tìm kiếm di tích tại khu vực này với những trang bị công nghệ hiện đại hơn nhằm bảo tồn càng nhiều tượng binh mã càng tốt.
Bảo tàng Binh Mã Dõng của Tần Thủy Hoàng - Kỳ quan thứ 8 trên thế giới Bảo tàng Binh Mã Dõng tại thành phố Tây An (Thiểm Tây, Trung Quốc) là một trong những khám phá vĩ đại nhất của lịch sử khảo cổ học. Những năm gần đây, nhờ áp dụng khoa học công nghệ mới trong công tác phục chế, bảo tồn và trưng bày, Bảo tàng đã trở thành điểm du lịch thu hút du khách....