Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Người thầy của cười hàm tiếu, tập thở, tập buông thư
Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh thời đã viết hàng trăm cuốn sách, trong đó cuốn ‘Phép lạ của sự tỉnh thức’ là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Ngài.
Phép lạ của sự tỉnh thức đã dịch ra gần 30 thứ tiếng trên thế giới, được độc giả nhiều thành phần trong xã hội đón nhận. Đây không chỉ là một cuốn sách mà là những chia sẻ kinh nghiệm nếp sống chánh niệm trong đời sống hàng ngày, là bài học căn bản thực tập thiền quán của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Phép lạ của sự tỉnh thức đã dịch ra gần 30 thứ tiếng trên thế giới, là cuốn sách nổi tiếng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Đọc Phép lạ của sự tỉnh thức, chúng ta cảm nhận được từng sát na hạnh phúc trong cuộc sống. Từ một bác sĩ, một công nhân, một thợ may, một người thợ tiện, một bà nội trợ đến một kỹ sư… Tất cả những công việc thường nhật đó bỗng trở nên phép lạ khi thắp lên ánh sáng chánh niệm.
Phép lạ của sự tỉnh thức củaThiền sư Thích Nhất Hạnh đã đưa ra những bài học và phương pháp tập cười hàm tiếu, tập buông thư, tập thở rất hữu ích và khoa học.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh thực tập cười hàm tiếu thế nào?
Trong cuốn sách, Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia ra khoảng thời gian và tâm trạng từng lúc để cười hàm tiếu.
Theo đó, cười hàm tiếu khi mới thức dậy buổi sáng: “Treo một cành lá hay bất cứ dấu hiệu nào, hoặc một chữ “Cười” trên trần nhà hoặc trên nóc mùng để khi thức dậy buổi mai là có thể trông thấy. Khi trông thấy dấu hiệu đó lập tức mỉm cười, động thời nắm lấy hơi thở, thở ra và hít vào ba hơi. Trong khi vẫn duy trì nụ cười hàm tiếu và theo dõi hơi thở, thở ra nhẹ.
Cười hàm tiếu trong khi nghe một bản nhạc, theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, chú ý tới lời nhạc, tình, ý và tiết tấu.
Lúc rỗi rảnh, Thiền sư dạy cười hàm tiếu có thể trong phòng đợi, trên xe buýt hay đứng chờ ở bưu điện. Bất cứ ngồi hay đứng, nhìn vào một em bé, một ngọn lá, một bức tranh bất cứ một vật gì ít di động và mỉm cười trong khi thở ra và thở vào thật nhẹ ba lần. Duy trì nụ cười hàm tiếu trong suốt thời gian đó và nghĩ rằng em bé, ngọn lá, bức tranh hay vật gì mình đang nhìn chính là bản thân mình.
Cười hàm tiếu trong khi nghe một bản nhạc, theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh là ta nghe một bản nhạc hai hay ba phút, chú ý tới lời nhạc, tình, ý và tiết tấu. Mỉm cười và thở ra, thở vào thật nhẹ trong suốt thời gian đó. Trong khi bực bội liền tức khắc nở ra nụ cười hàm tiếu. Thở ra vào thật nhẹ, duy trì nụ cười suốt trong ba hơi thở ra vào.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dạy cách tập buông thư
Theo đó, trong thế nằm, ta nằm ngửa trên mặt phẳng không có nệm, không có gối. Duỗi hai tay theo thân thể, duỗi hai chân. Mỉm cười và duy trì nụ cười hàm tiếu. Thở ra, hít vào thật nhẹ, chú ý tới hơi thở. Buông thả tất cả bắp thịt trên toàn thân thể. Tuồng như cục sáp thật mềm xuống, mềm như một tấm lụa tẩm sương. Buông thả hoàn toàn. Chỉ duy trì hơi thở và nụ cười hàm tiếu. Nghĩ tới một con mèo nằm xụ trong bếp, đụng tới thì êm như một đám bông gòn. Duy trì trong hai mươi hơi thở.
Buông thư trong tư thế ngồi, Thiền sư Thích Nhất Hạnh dạy ta ngồi kiết già, bán già, ngồi xếp bằng, ngồi trên hai bàn chân, hai gối quỳ hoặc ngồi trên ghế dựa buông thõng hai chân. Mỉm cười hàm tiếu. Duy trì nụ cười và buông thả như trong hai mươi hơi thở.
Tập thở theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Thở bụng:
Video đang HOT
Nằm xuôi hai chân như trong tư thế duỗi hai tay theo thân thể, duỗi hai chân. Thở đều và nhẹ bình thường. Chú ý đến động tác của bụng. Bắt đầu hít vào và phình bụng lên để đưa không khí vào đầy phổi. Cho không khí vào phần trên của phổi trong khi ngực lên và bụng bắt đầu xuống. Đừng thở hơi dài quá, sẽ mệt. Tập mười hơi thở như vậy. Hơi thở ra dài hơn hơi thở vào.
- Thở trong khi đếm bước chân
Đi bộ từng bước thong thả trong công viên, dọc bờ sông hay trên đường làng, thở bình thường. Đếm xem mỗi hơi thở ra và mỗi hơi thở vào bình thường của mình lâu được mấy bước. Thử đếm như vậy từ chín đến mười lần. Bắt đầu cho hơi thở ra dài thêm một bước. Khi hít vào, đừng kéo dài hơi thở, cứ để tự nhiên. Thử đếm xem hơi thở vào có thay đổi không? Thở chừng mười hơi ra vào như vậy. Bây giờ cho hơi thở ra dài thêm một bước nữa là hai. Để ý xem hơi thở vào có dài thêm một bước không…
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà văn hóa lớn và nổi tiếng khắp thế giới với phương pháp tu chánh niệm.
Chỉ kéo dài hơi thở vào khi cảm thấy có nhu cầu phải làm như thế. Thở mười hơi như vậy rồi trở lại thở bình thường. Năm phút sau mới tiếp tục. Hễ khi nào thấy hơi mệt thì trở lại bình thường. Sau một vài tuần, hơi thở ra vào có thể dài bằng nhau. Nhưng mỗi khi thở ra ngực và bụng như nhau, chỉ nên thở từ 10 đến 20 lần rồi trở lại bình thường.
- Đếm hơi thở:
Ngồi trong tư thế kiết già hay bán già hay đi bộ. Khởi sự thở vào nhè nhẹ, ý thức rằng đây là mình đang thở vào hơi thở thứ nhất. Từ từ thở ra, ý thức rằng đây là mình đang thở ra hơi thở thứ nhất, hít vào và nhớ là nên thở bụng.
Khởi sự hít vào hơi thở thứ hai. Thở đến hơi thở thứ mười hai thì bỏ và đếm lại số một. Hoặc có thể đếm ngược từ 10 đến 1. Thở nửa chừng mà bị loạn tưởng làm cho quên số thì bắt đầu trở lại.
- Theo dõi hơi thở trong khi nghe nhạc:
Nghe một bản nhạc. Thở đều, nhẹ, dài, theo dõi hơi thở, làm chủ hơi thở. Trong khi vẫn nhận thức được tiết tấu và tình cảm của bản nhạc. Không bị tình tiết của bản nhạc ảnh hưởng đến hơi thở và quyền chủ động của mình.
- Theo dõi hơi trong khi nói chuyện:
Thở đều, nhẹ và dài, theo dõi hơi thở trong khi nghe và tiếp chuyện một người bạn và trả lời những câu hỏi của người ấy.
- Theo dõi hơi thở:
Ngồi kiết già, bán già hoặc đi bộ. Khởi sự thở vào nhè nhẹ (nhớ thở bụng) một hơi thở bình thường và quán niệm mình đang thở vào một hơi thở bình thường. Thở ra và quán niệm mình đang thở ra một hơi thở bình thường. Thở ba lần như vậy. Khởi sự hít vào một hơi thở dài hơn và quán niệm: mình đang thở vào một hơi thở khá dài. Thở ra và quán niệm: mình đang thở ra một hơi thở khá dài. Thở ba lần như vậy.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch ở tuổi 96 tại Tổ đình Từ Hiếu (TP. Huế), ngày 22/1/2022.
Bây giờ khởi sự theo dõi hơi thở của mình một cách chăm chú, biết rõ động tác của bụng và phổi và theo dõi sự ra của không khí. Quán niệm: mình đang hít vào và đang theo dõi từ đầu tới cuối hơi thở vào. Mình đang thở ra và đang theo dõi từ đầu tới cuối hơi thở ra. Thở như vậy 20 lần, trở lại bình thường và sau năm phút, tập lại như cũ. Nhớ duy trì nụ cười trong khi thở. Khi tập đã quen thì chuyển sang thở an định thân tâm.
- Thở an định thân tâm để thực hiện hỷ lạc:
Ngồi kiết già hay bán già. Mỉm cười hàm tiếu. Khi tâm đã yên, khởi sự thở nhẹ và quán niệm: mình đang thở vào và làm cho hơi thở lắng dịu, an tịnh. Mình đang thở ra và làm cho toàn thân lắng dịu, an tịnh. Thở ba lần như vậy rồi quán niệm: mình đang thở vào và thấy thân tâm an lành, mình đang thở ra và thấy thân tâm an lành. Mình đang thở vào và thấy thân tâm thảnh thơi, an lạc, mình đang thở ra và thấy thân tâm thành thơi, an lạc.
Duy trì quán niệm từ năm phút tới ba mươi phút hay một giờ, tùy khả năng và công phu luyện tập. Chú ý khởi sự tập và kết thúc thực tập phải rất thong thả nhẹ nhàng. Khi muốn kết thúc phải nhè nhẹ chuyển mình, lấy hai tay xoa nhè nhẹ lên mặt, trên mắt, xoa bóp các bắp thịt trên chân trước khi chuyển sang thế ngồi bình thường. Ngồi duỗi hai chân một lát rồi mới khởi sự đứng dậy.
Tang lễ Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Không nhạc, kèn; mọi người tâm tang im lặng trong an lành
Trong tang lễ "im lặng" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tăng ni, phật tử đến viếng đều diễn ra trong thanh tịnh và mọi người đều tưởng nhớ Sư ông cùng năng lượng an lành, tích cực.
Hôm nay, 24.1, lễ tang của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã bước sang ngày thứ ba và người dân phật tử vẫn đều đặn đến chùa đảnh lễ, cầu nguyện trong yên lặng, thanh tịnh.
Phật tử ngồi thiền dưới gốc cây trong khóa tu im lặng. Ảnh LÊ HOÀI NHÂN
"Tĩnh lặng nội tâm"
Tổ đình Từ Hiếu (thuộc P.Thủy Xuân, TP.Huế) vốn dĩ từ lâu đã là một thắng cảnh nổi tiếng với cảnh sắc hữu tình. Ngôi chùa nằm trên ngọn đồi cao, trước mặt có dòng suối nhỏ quanh năm chảy róc rách giữa rừng thông yên bình, tĩnh lặng. Ngôi cổ tự rêu phong với vườn cây, hồ bán nguyệt cùng cảnh vật nên thơ vốn dĩ đã là nơi chốn thanh tĩnh để mọi người tìm đến thư giãn, thanh tĩnh tâm hồn.
Ngôi chùa từ ngày có sự trở về của Thiền sư Thích Nhất Hạnh dường như càng trở nên im ắng hơn vì tăng thân đệ tử của ngài luôn giữ thanh tĩnh cho ngài nghỉ ngơi, an dưỡng.
Nếp thanh tịnh của Tổ đình Từ Hiếu sau ngày Thiền sư viên tịch với di huấn để lại mong muốn mọi người tổ chức tang lễ "như một khóa tu im lặng" càng làm cho không gian ở đây trở nên lắng đọng hơn.
Một phật tử đảnh lễ trước Giác linh Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ảnh LÊ HOÀI NHÂN
Mặc dù lượng người đến đảnh lễ ngài vẫn đều đặn hàng ngày, nhưng không ai nói ai. Mỗi người dường như luôn biết rằng im lặng ở đây chính là một pháp tu, nên mọi người đều lặng lẽ thực hành.
Từng dòng người đi nhẹ, khoan thai, hít thở trong thiền hành tiến vào đảnh lễ rồi lặng lẽ lui ra tìm cho mình một gốc cây, một phiến đá, bãi cỏ, gốc vườn để ngồi tĩnh lại trang nghiêm trong khóa tu im lặng.
"Cảm nhận năng lượng an lành"
Tang lễ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh do được tổ chức như một khóa tu im lặng nên không hề có tiếng lễ nhạc, trống kèn như thường lệ. Ngoài những thời khắc trì tụng cúng dường theo chương trình, còn lại toàn bộ thời gian đều dành cho lễ bái và im lặng trong thiền định.
Nhiều phật tử khi đến Tổ đình Từ Hiếu đảnh lễ ngài đều cảm thấy bình yên, thanh tịnh... Đến với khóa tu "im lặng" này, nhiều phật tử cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực, họ tỏ lòng thành kính, biết ơn ngài.
Chư tăng đến viếng và đảnh lễ Thiền sư trong yên lặng. Ảnh LÊ HOÀI NHÂN
"Vợ chồng tôi đi xe máy từ Đà Nẵng ra đây để đảnh lễ Thầy. Đến đây, tôi cảm nhận rất rõ trong khuôn viên chùa, một nguồn năng lượng tích cực từ Thầy. Khi ở nhà, tôi đã từng nghe qua nhiều bài giảng của Thầy trên Youtube, những lời Thầy dạy khiến tôi thay đổi suy nghĩ và lối sống tích cực, có ích hơn nhiều so với trước đây... Dù chưa được một lần gặp thầy nhưng khi nghe Thầy viên tịch tôi cũng muốn chạy ra đây để viếng thăm Thầy. Tôi rất biết ơn Thầy", anh Huỳnh Bá Nghĩa (31 tuổi, đến từ Hòa vang, TP.Đà Nẵng), cảm nhận.
Phật tử đến dự lễ tang và tham gia khóa tu im lặng ngoài tĩnh tâm, hành thiền còn có thể chọn cho mình một công việc như quét rác, dọn vệ sinh... Ảnh LÊ HOÀI NHÂN
Tại lễ tang im lặng, phật tử chọn cho mình những góc riêng, trong khuôn viên Tổ đình để Thiền hành. Dưới những tán cây, tăng ni, phật tử đều lặng lẽ thiền tọa, hít thở thật sâu, cảm nhận nguồn năng lượng an lành, quán niệm về sự sống và cái chết, về sự an nhiên thị tịch từ một bậc tu hành, từ Thiền sư.
Sau khi vào đảnh lễ ngài, họ ra phía khuôn viên Tổ đình, thực hiện khóa tu im lặng. Phật tử đi từng nhóm nhỏ, hoặc từng người. Chậm rãi sải bước nhẹ nhàng. Người thì chọn những gốc cây để ngồi thiền. Tĩnh tâm nhớ về những lời dạy của Thầy.
Đến giờ ăn, họ sẽ tự chọn bữa ăn cho mình tại chùa. Tìm một tán cây nào đó để dùng cơm chay. Giữa không gian yên tĩnh của Tổ đình Từ Hiếu, chỉ có những ánh mắt nhìn nhau, họ không trò chuyện nhiều và trên môi luôn nở nụ cười nhẹ. Đó là những giây phút tĩnh tâm, thư giãn.
"Khi đến đảnh lễ Thầy, tôi cảm nhận được sự bình yên, nhẹ nhõm. Dù rất buồn khi khi biết tin, nhưng trong không gian này tôi không thấy nặng nề... Đến đây từ sớm, trong không gian yên tĩnh tôi nghe tiếng chim hót, thiền tọa, tưởng nhớ về người", chị Võ Hoài Thanh (24 tuổi, H.Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế), bày tỏ.
Cần làm gì trong khóa tu im lặng?
Theo Thượng tọa Thích Từ Đạo, Giám tự chùa Từ Hiếu, tang lễ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ diễn ra như đúng di nguyện của ngài. Xuyên suốt lễ "tâm tang" sẽ là một khóa khóa tu im lặng. Trong khóa tu này không có một quy định nào, phật tử có thể đến để cùng tham gia, sinh hoạt nhẹ nhàng, và giữ im lặng: "Trong thời gian diễn ra tang lễ, lồng ghép thêm vào đó khóa tu im lặng để Phật dự lễ viếng Thầy để có thời gian yên tĩnh, ai cũng có thể tham gia sinh hoạt. Phật tử cần đi nhẹ nhàng, nói khẽ để tỏ lòng tôn kính với Thiền sư", Thượng tọa Thích Từ Đạo cho biết.
Tăng ni, phật tử đến tham dự lễ tang của khóa tu im lặng tại chùa Từ Hiếu. Ảnh LÊ HOÀI NHÂN
Theo đó, phật tử đến tham dự "Tâm tang" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ cùng sinh hoạt chung với tăng ni và ban tổ chức. Sau khi lần lượt vào đảnh lễ Thiền sư, mọi người có thể tham gia "khóa tu im lặng" bằng cách thiền hành, thiền tọa và dùng cơm cùng nhà chùa.
Cứ như vậy, "khóa tu im lặng" trong lễ "tâm tang" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ diễn ra cho đến khi làm lễ Trà Tỳ (hỏa thiêu) và kết thúc tang lễ của Ngài.
Cổ tự Từ Hiếu - nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh "đã về, đã tới" Tổ đình Từ Hiếu là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh từng xuất gia tu học và cũng là nơi mà Người đã quay về tịnh dưỡng - nằm trên ngọn đồi Dương Xuân (phường Thủy Xuân, TP Huế). Tổ đình Từ Hiếu từ lâu đã trở thành một biểu tượng của lòng hiếu thảo trong lòng người dân Việt với tên gọi...