Thiên nhiên kì bí: Bí mật cơn bão mạnh nhất thiên hà
Chưa có một thiết bị nào đủ mạnh để ghi lại những hình ảnh của bão sao Thổ – một trong những cơn bão mạnh nhất thiên hà.
Trong năm 2013, một cơn bão lớn đã được phát hiện trên bề mặt sao Thổ bởi tàu vũ trụ NASA đang bay quanh hành tinh này. Đường kính mắt bão khoảng 1.250 dặm (2.000 km) với tốc độ gió nhanh như đám mây 530 km/h. Đi kèm nó là một cơn bão sét có bề ngang 3.000km.
Xoáy bão có màu đỏ đậm, rất sâu, được bao quanh bởi vô số ‘tán mây xanh’.
Thành viên nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Áo, Georg Fischer cho biết, sét ở sao Thổ có cường độ mạnh gấp 10.000 lần so với ở Trái đất. Cơn bão sét cũng lớn hơn nhiều so với bão sét Trái đất với bề ngang khoảng 3.000km.
Tàu vũ trụ Cassini trị giá gần 3,3 tỷ USD của NASA đã cung cấp cho các nhà khoa học cái nhìn cận cảnh về những điểm sáng đầu tiên của một cơn bão khổng lồ xoáy xung quanh cực Bắc của sao Thổ. Những đám mây ở rìa ngoài cơn bão di chuyển với tốc độ khoảng 150m/s. Các xoáy bão lớn, bí ẩn, có hình lục giác.
Bão sét ở sao Thổ thường xảy ra ở khoảng 350 phía nam xích đạo Sao Thổ, tại nơi mà các nhà khoa học gọi là Dường Bão (Storm Alley).
Video đang HOT
Theo chu kỳ 20 đến 30 năm, trong ầu khí quyển của sao Thổ xuất hiện những cơn dông í ẩn, tạo ra các đốm trắng có kích cỡ tương đương với rái Đất, chúng tích hợp lại tạo nên một vòng vành đai sao Thổ mở rộng nhất trong hệ Mặt Trời.
Cơn bão này khác với bão ở Trái đất do nó bị kẹt ở vùng cực và không di chuyển ra xung quanh, còn các đám mây lại nằm bên trên tâm bão, cao hơn 2-5 lần so với mây của các cơn bão ở Trái Đất.
Trên trái đất, cơn bão hình thành bởi dòng hơi ấm bốc lên từ đại dương, tuy nhiên trên sao Thổ không hề có biển.
Vì vậy, nguyên nhân tạo ra một cơn bão khổng lồ trên Sao Hỏa vẫn là thách thức đối với các nhà nghiên cứu khoa học.
Trong một ấn hẩm trên tạp chí Nature Geoscience, các nhà nghiên cứu cho iết do hơi nước tích tụ lại ở tầng khí quyển thấp của Sao Thổ sau mỗi cơn bão trong nhiều thập kỷ sẽ tạo nên một động lực đẩy mạnh mẽ.
Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa biết điều gì duy trì những cơn bão, nhưng những cơn bão kéo dài hơn nhiều so với Trái đất là đặc trưng tiêu biểu của sao Thổ.
Theo Minh Anh/Người Đưa Tin
Sứ mệnh sao Hỏa đầu tiên của UAE
Đối với nhiều cơ quan vũ trụ và các nhà nghiên cứu sao Hỏa, năm 2020 là năm rất quan trọng. Chính trong năm nay, Trái đất tiến đến gần sao Hỏa nhất.
Hình ảnh tưởng tượng về tàu Hope Mars trên quỹ đạo sao Hỏa.
Khoảng cách ngắn nhất này là cơ hội để đưa các loại tàu vũ trụ, tàu quỹ đạo, xe tự hành lên sao Hỏa. Trong năm nay, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cũng sẽ đưa các thiết bị thăm dò lên Hành tinh Đỏ.
Vào tháng 12/2019, tàu thăm dò sao Hỏa đầu tiên Hope Mars (kích thước tương đương chiếc ô tô nhỏ) của UAE đã gửi các mô phỏng về quá trình thâm nhập quỹ đạo sao Hỏa.
Trong quá trình mô phỏng, các hệ thống dẫn dắt, hoa tiêu và kiểm soát phải xoay xở với các điều kiện bất ngờ mà con tàu phải trải qua trong thực tế khi bay đến sao Hỏa vào đầu năm 2021.
Hope Mars là tàu thăm dò vũ trụ đầu tiên mà UAE gửi vào không gian vũ trụ. Khác với các quốc gia như Ấn Độ hay Trung Quốc tự phát triển công nghệ vũ trụ, UAE tiếp cận vấn đề theo cách khác.
UAE đã gửi các kỹ sư đến học hỏi các chuyên gia ở ĐH Boulder ở Colorado (Mỹ). Bằng cách này, UAE tiết kiệm được vài năm cho việc phát triển công nghệ vũ trụ.
Bên cạnh đó, các kỹ sư UAE đảm nhận được các nhiệm vụ ngày càng nặng nề trong các sứ mệnh vũ trụ tương lai của khu vực Cận Đông.
So với các tàu thăm dò sao Hỏa khác, Hope Mars là thiết bị khiêm tốn, được chế tạo trong bối cảnh ngân sách hạn chế.
Khác với các sứ mệnh của Trung Quốc, Mỹ hay châu Âu với kế hoạch đưa xe tự hành lên bề mặt sao Hỏa, mục đích của Hope Mars là quan sát bề mặt hành tinh này từ quỹ đạo của nó. Đối với một quốc gia mới bắt đầu "cuộc phiêu lưu" cùng vũ trụ như UEA, đây cũng sẽ là thành tựu khá lớn rồi.
Ngay từ đầu, mục tiêu của UAE đặt ra là đưa tàu thăm dò lên sao Hỏa để thu thập các dữ liệu khoa học quan trọng, có giá trị, chứ không phải chỉ để chứng tỏ rằng UAE có khả năng tiếp cận sao Hỏa.
Vào tháng Chín năm 2014, tàu thăm dò vũ trụ đầu tên của Ấn Độ đã bay vào quỹ đạo xung quanh sao Hỏa. Chi phí để thực hiện toàn bộ sứ mệnh này là rất nhỏ so với chi phí dành cho tàu MAVEN của Mỹ. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là tàu vũ trụ của Ấn Độ không mang theo thiết bị khoa học, để có thể cung cấp các thông tin đột phá về Hành tinh Đỏ.
Ngược lại, MAVEN xác định được tốc độ bào mòn khí quyển sao Hỏa bởi gió Mặt trời. Thông tin do tàu thăm dò vũ trụ MAVEN của Mỹ thu thập được giúp các nhà khoa học biết rằng 4 tỷ năm về trước sao Hỏa là thế giới ấm áp và có nước; sau đó nó trở nên khô cằn và lạnh giá như ngày nay.
Vào năm 2018, toàn bộ bề mặt sao Hỏa biến mất trong cơn bão bụi khổng lồ. Tàu MAVEN đã quan sát được sự gia tăng số lượng hidro trong các tầng trên khí quyển. Là loại khí nhẹ, nên hidro từ khí quyển sao Hỏa nhanh chóng thoát vào không gian vũ trụ.
Các thiết bị khoa học lắp đặt trên khoang tàu Hope Mars (2 quang phổ kế và camera) giúp các nhà nghiên cứu giải thích bằng cách nào bụi đẩy hidro lên các tầng trên của khí quyển. Ngoài ra, tàu Hope Mars cũng sẽ chụp ảnh sao Hỏa và gửi dữ liệu liên quan đến sự thay đổi nhiệt độ trên bề mặt hành tinh này về Trái đất.
Theo kế hoạch, tàu Hope Mars sẽ bay vào quỹ đạo sao Hỏa vào đầu năm 2021. Con tàu sẽ hoạt động trên quỹ đạo sao Hỏa ít nhất là 2 năm.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn
Cơ hội chiêm ngưỡng bộ ba Hỏa tinh, Mộc tinh và Thổ Tinh trước bình minh Những người yêu thích thiên văn học có thể tranh thủ cơ hội chiêm ngưỡng bộ 3 hành tinh gồm Hỏa tinh, Mộc tinh và Thổ tinh vào thời điểm trước bình minh trong tháng 3 này. Những hiện tượng thiên văn hiếm có sẽ xuất hiện trong tháng 3. Ảnh: National Geographic Channel Theo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA),...