Thiên Nam (TNA) đặt kế hoạch lãi 140 tỷ đồng, dự chi cổ tức 20-25% trong năm 2022
Mảng kinh doanh sắt thép sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhóm thép chủ lực như thép dự ứng lực, thép dây, khai thác các mặt hàng mới có tính khả thi đã được nghiên cứu thị trường trong thời gian qua, xúc tiến và mở rộng thị trường xuất khẩu quốc tế cho hàng hóa chủ lực có khả năng cạnh tranh.
Mảng văn phòng cho thuê nhanh chóng lấp đầy một số sàn còn trống và tìm kiếm thêm cơ hội hợp tác, tăng số diện tích sàn cho thuê.
Ngày 07/05/2022, tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Thiên Nam Group) đã tổ chức thành công chương trình Đại hội đồng Cổ đông Thường niên năm 2022 và là lần thứ hai tổ chức thành công chương trình theo hình thức trực tuyến.
Tại Đại hội, các cổ đông đã được nghe báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021, kế hoạch và phương hướng thực hiện kinh doanh của Ban điều hành đặt ra cho năm 2022 cùng nhiều văn kiện tờ trình khác. Điểm mạnh lớn nhất trong báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021 đã tăng trưởng vượt kế hoạch trong bối cảnh kinh tế khó khăn vì đại dịch. Cụ thể, doanh thu hợp nhất đạt 5.457 tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch, lợi nhuận đạt 25,9 tỷ đồng, đạt 21% so với kế hoạch. Trong đó, ngành thép là ngành có hoạt động thuận lợi, lần đầu tiên cán mốc doanh số hơn 5.220 tỷ đồng, vượt 10% so kế hoạch. Mảng kinh doanh văn phòng cho thuê cũng nỗ lực chăm sóc và giữ chân được khách hàng hiện hữu dù thị trường văn phòng cho thuê chuyển biến xấu, thực hiện doanh thu đạt 105% so với kế hoạch.
Tuy nhiên, kết quả lợi nhuận năm 2021 đạt thấp so với kỳ vọng. Để giữ được mục tiêu phát triển doanh số, giữ chân khách hàng, vừa phải thực hiện công tác chống dịch hiệu quả, Công ty buộc phải đưa ra nhiều giải pháp ứng biến, áp dụng những chính sách nhằm chia sẻ khó khăn cho khách hàng như giảm giá, hỗ trợ giữ giá, đầu tư làm mới nhiều tòa nhà để nâng cao khả năng chống dịch, và thực hiện thêm các chính sách khuyến mãi khác. Bên cạnh các giải pháp buộc phải giảm biên lợi nhuận, Thiên Nam Group vừa cố gắng duy trì các hoạt động kinh doanh có tính đầu tư trung hạn cho các công ty con như các dự án bất động sản đang làm thủ tục pháp lý, duy trì hệ thống trường mầm non SSK, đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới mảng thực phẩm, que hàn, …
Năm 2022, với mục tiêu đưa các hoạt động kinh doanh về đích, Thiên Nam Group đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất là 6.103 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2021, lợi nhuận 140 tỷ đồng, tăng 540% so với năm 2021, và dự kiến chia cổ tức theo tỷ lệ từ 20%-25%.
Theo đó, mảng kinh doanh sắt thép sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhóm thép chủ lực như thép dự ứng lực, thép dây, khai thác các mặt hàng mới có tính khả thi đã được nghiên cứu thị trường trong thời gian qua, xúc tiến và mở rộng thị trường xuất khẩu quốc tế cho hàng hóa chủ lực có khả năng cạnh tranh. Mảng văn phòng cho thuê nhanh chóng lấp đầy một số sàn còn trống và tìm kiếm thêm cơ hội hợp tác, tăng số diện tích sàn cho thuê.
Đối với các công ty con, năm 2022 được xác định là năm bản lề tạo bứt phá, đưa ra nhiều sản phẩm mới làm phong phú doanh mục và phân khúc hàng hóa. Thiên Nam Food đưa vào thị trường nhiều mặt hàng bánh kẹo, thực phẩm ăn liền mới mang thương hiệu riêng, Công ty Cổ phần Nahaviwel chính thức vận hành nhà máy sản xuất que hàn mới tại Long An, sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Đối với hệ thống trường mầm non, tiếp tục tuyển sinh để tối ưu công suất phòng học, hoàn thiện bộ máy hoạt động đạt chuẩn quốc tế. Đặc biệt với mảng bất động sản, Thiên Nam Group sẽ tập trung hoàn thiện pháp lý các dự án, đẩy mạnh tiến độ chuyển nhượng các dự án nhằm ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trong năm 2022 như kế hoạch đề ra.
Để thực hiện các mục tiêu như trên, toàn hệ thống Thiên Nam Group trong năm 2022 sẽ tiếp tục cải tổ, tái cấu trúc hoạt động kinh doanh nhắm đến mục tiêu phát triển kinh doanh lâu dài, bền vững. Đội ngũ kinh doanh sẽ được đào tạo chuyên sâu, không chỉ bán hàng mà nâng tầm tư vấn giải pháp phù hợp và chăm sóc khách hàng mọi lúc mọi nơi, vùng thị trường cũng sẽ được nghiên cứu và mở rộng hơn thông qua các phương thức tiếp thị trực tuyến. Công ty cũng đầu tư ứng dụng công nghệ chuyển đổi số vào kinh doanh tạo sự thuận tiện cho khách hàng như nâng cấp hàng loạt các website bán hàng, nâng cấp cơ sở dữ liệu, đưa thương hiệu Thiên Nam Group vươn ra thế giới.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Hàng loạt tàu du lịch Hạ Long nguy cơ không thể xuất bến
Nhiều tàu du lịch Hạ Long (Quảng Ninh) vẫn hoạt động cầm chừng vì thiếu nhân viên hoặc chưa đủ điều kiện xuất bến phục vụ du khách dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4 - 1/5.
Video đang HOT
Chỉ còn ít ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 - 1/5 (4 ngày) nhưng nhiều tàu du lịch Hạ Long vẫn nguy cơ phải nằm bờ.
Những tàu đủ điều kiện đang hoạt động trên vịnh Hạ Long đều đã được đặt kín lịch từ các công ty lữ hành phục vụ du khách dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4-1/5. (Ảnh minh họa)
Lỗ nặng vì chạy 2 ngày, nuôi quân cả tuần
Trả lời VTC News, bà Nguyễn Thị Hằng - Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Hoàng Phương (Hạ Long, Quảng Ninh) cho biết, hiện tại, những tàu đủ điều kiện đang hoạt động trên vịnh Hạ Long đều đã được đặt kín lịch từ các công ty lữ hành.
"Chúng tôi đang startup lại để đón khách dịp cuối tuần, tuy nhiên khó khăn lớn nhất hiện nay là tuyển nhân viên. Vì tuyển mà chỉ phục vụ khách 2 ngày cuối tuần, còn lại trong tuần không có khách nhưng vẫn phải trả lương nhân viên cả tuần.
Khi hoạt động trở lại thì cả hệ thống phải "chạy", do đó chi phí rất lớn, trong khi nếu chạy một ngày thứ 7 thôi thì lỗ, còn chạy 2 ngày cuối tuần thì chỉ tạm thời đủ bù chi chứ không có lãi gì ", bà Hằng nói.
Dừng hoạt động gần 2 năm qua, nhiều tàu du lịch không được sửa chữa, bảo dưỡng nên không đủ điều kiện xuất bến. (Ảnh minh họa)
Theo bà Hằng, các chủ tàu vẫn tiếp tục đối mặt với những khó khăn kéo dài đến cuối năm nay. Khi nào khách châu Âu trở lại thì ngành kinh doanh tàu du lịch mới tạm thời ổn định. Nếu bây giờ các tàu du lịch hoạt động thì doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục bù lỗ cho những ngày tàu không chạy, vẫn phải nuôi nhân sự, vẫn phải trả lương cho toàn hệ thống.
"Nếu không nuôi thì cuối tuần lấy người đâu mà chạy, mà bây giờ có thuê được nữa đâu, trước đây thì còn gọi nhân viên làm "partime", thuê ngoài nhưng tàu nào cũng chạy thì lấy người đâu mà thuê. Mình phải tuyển nhân viên cố định. Vậy mà cứ phải nuôi cả hệ thống trong tuần nhưng chỉ chạy được 2 ngày cuối tuần thì lấy đâu mà chi. Bây giờ cũng chỉ hy vọng vào 1-2 tháng mùa hè khi học sinh nghỉ học nhưng không biết thế nào", bà Hằng nói.
Bà Hằng cho biết thêm, công ty có hẳn một đội tàu với 8 tàu, trong đó 3 tàu ngủ đêm, 5 tàu tiếng (tàu thuê theo tiếng) nhưng bây giờ mới chỉ cho 1 tàu đủ điều kiện hoạt động, 1 tàu chuẩn bị xuống đà sửa chữa, không biết có kịp đăng kiểm để chạy đợt 30/1-1/5 hay không. Còn những tàu khác phải xếp "lốt" chờ bảo dưỡng, sửa chữa để đủ điều kiện xuất bến. Vì thế, việc hoạt động trở lại cũng không thể một sớm một chiều.
Sau 2 năm nằm bờ, các tàu phải đưa vào đà sửa chữa máy móc, cạo hà, sơn sửa thân tàu...nên chi phí lớn. Mỗi tàu ngủ đêm bà Hằng ước tính phải chi phí khoảng 600-700 triệu đồng mới đủ điều kiện trở lại hoạt động.
Dịp nghĩ lễ Giỗ Tổ 10/3 vừa qua, Quảng Ninh thu hút lượng lớn khách du lịch trở lại tham quan vịnh Hạ Long. (Ảnh minh họa)
Dịp nghĩ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa qua, một nửa tàu không đủ điều kiện xuất bến vì chưa được bảo dưỡng, chưa đăng kiểm lại, mua bảo hiểm, chưa tuyển được nhân viên...
Tiền đâu trả lương nhân viên?
Ông N.T, chủ một doanh nghiệp dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết, doanh nghiệp ông cũng như nhiều doanh nghiệp dịch vụ du lịch khác đang hoạt động cầm chừng khi mùa du lịch đã đến chứ không dám làm lớn, khởi động lại hoạt động toàn diện.
"Các doanh nghiệp khác họ không có người đâu, họ không dám tuyển nhiều. Đi mùa này chỉ gọi là chống cháy thôi chứ còn không có đông nhân viên phục vụ đâu.
Tàu ngủ đêm giờ toàn mượn thuyền trưởng, mượn nhân viên, mượn đầu bếp của nhau chứ có dám gọi về đâu, vì gọi về mà việc không đều, không có khách liên tục thì lấy gì để trả lương cho họ, mỗi tháng mấy chục triệu thì chết", ông N.T nói.
Ông Nguyễn Văn Phượng - Chi hội phó Chi hội tàu du lịch Hạ Long xác nhận, nhiều doanh nghiệp chưa chuẩn bị được tàu, chưa tuyển được nhân viên để phục vụ khách.
Các tàu du lịch đang được sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp để đủ điều kiện phục vụ khách du lịch dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4-1/5.
Một lãnh đạo Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh cho biết, đến thời điểm này cũng chỉ khoảng 200-300 tàu có thể đảm bảo đủ điều kiện xuất bến. Vì sau 2 năm ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các chủ tàu chưa đủ điều kiện để đầu tư, trang bị, sửa chữa, nâng cấp tàu, tuyển dụng nhân viên.
"Thuyền trưởng, nhân viên làm việc trên tàu đã đi làm việc khác nên giờ doanh nghiệp phải tuyển lại, gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, các chủ tàu vẫn đang tiếp tục hoàn thiện để đủ điều kiện đón khách vào dịp nghỉ lễ sắp tới", vị này nói.
Theo vị lãnh đạo này, việc các tàu du lịch vào đà sửa chữa, bảo dưỡng để đủ điều kiện đăng kiểm, xuất bến phải tính theo tháng chứ không thể tính theo ngày. Vì hiện nay, một loạt tàu đến thời hạn đăng kiểm phải xếp "lốt" chờ đến lượt nên các xưởng không thể đáp ứng ngay được.
Lãnh đạo Sở Du lịch Quảng Ninh khuyến cáo, du khách nên đặt trước các tàu tham quan vịnh Hạ Long trước khi đến Quảng Ninh ít nhất 1 ngày để các chủ tàu, doanh nghiệp kịp sắp xếp, chuẩn bị phương tiện, nhân viên phục vụ. (Ảnh minh họa)
Trả lời PV VTC News, ông Phạm Ngọc Thủy, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh cho biết, hiện các doanh nghiệp vẫn chủ động chuẩn bị phương tiện, cơ sở để đón khách. Tuy nhiên, vào những ngày cao điểm thì không thể tránh khỏi quá tải.
Vì vậy, ông Thủy khuyến cáo, du khách nên đặt trước các tàu tham quan vịnh Hạ Long trước khi đến Quảng Ninh ít nhất 1 ngày để các chủ tàu, doanh nghiệp kịp sắp xếp, chuẩn bị phương tiện, nhân viên phục vụ, tránh tình trạng khách phải chờ lâu hoặc không có tàu để đi tham quan vịnh.
"Sở sẽ cho thanh kiểm tra liên tục, phát hiện trường hợp nào gây khó dễ cho khách sẽ xử lý kịp thời khi có sự phản ánh của du khách qua đường dây nóng của Sở", ông Thủy khẳng định.
Ông Thủy cho biết thêm, trong tuần tới, Sở Du lịch sẽ phối hợp với UBND TP Hạ Long thống kê, rà soát cụ thể xem có bao nhiêu tàu đủ điều kiện đón khách du lịch, bao gồm cả cơ sở vật chất, phương tiện, nhân viên phục trên tàu theo quy định, để đảm bảo phục vụ khách du lịch.
"Tàu nào đảm bảo đủ các tiêu chí thì cho hoạt động, còn tàu nào không đạt thì kiên quyết tạm dừng hoạt động", ông Thủy nói.
Diễn đàn Phát triển đường bay châu Á 2022 sắp diễn ra tại Đà Nẵng Ngày 2/4, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức họp báo chính thức công bố sự kiện Diễn đàn phát triển đường bay châu Á 2022 (Routes Asia 2022) tại Đà Nẵng với nhiều chương trình, hoạt động kết nối ngành vận tải hàng không và mạng lưới bay tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bà Trương Thị Hồng Hạnh,...