“Thiến hóa học” kẻ ấu dâm: Kinh nghiệm TG
Gần đây, một số ý kiến cho rằng nên áp dụng biện pháp trừng phạt tội phạm hiếp dâm bằng phương pháp thiến hóa học ở Việt Nam. Trên thế giới, 12 quốc gia đã chọn cách này để chống lại tội phạm ấu dâm.
Tháng 5 năm ngoái, vụ bắt cóc và cưỡng hiếp bé gái 7 tuổi khiến người dân Hàn Quốc vô cùng tức giận, đến mức Tổng thống Lee Myung-Bak phải đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt, trong đó có “thiến hóa học”. Luật hợp pháp hóa thiến bằng hóa chất tại Hàn Quốc có hiệu lực từ năm ngoái, đưa nước này trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á áp dụng.
Tiêu diệt ham muốn
Ít nhất 9 bang ở Mỹ, gồm California, Florida, Georgia, Iowa, Louisiana, Montana, Oregon, Texas và Wisconsin, đang có luật cho phép hoạn bằng hóa chất, chủ yếu là sử dụng chất MPA, thành phần chủ yếu trong thuốc tránh thai. Đầu năm 2012, Modldova hợp pháp hóa biện pháp này đối với những kẻ phạm tội cưỡng hiếp trẻ em. Tháng 3/2012, khoảng 100 tội phạm ấu dâm ở nước Anh được tiêm chất leuprorelin, với tên thị trường là Prostap, theo chương trình đầu tiên của chính phủ nhằm làm giảm nguy cơ tái phạm.
Sau làn sóng biểu tình của dân chúng sau vụ cưỡng hiếp tập thể một cô gái trên xe buýt ở Delhi, chính phủ Ấn Độ cũng đề xuất áp dụng biện pháp thiến hóa học kèm theo án tù 30 năm cho những kẻ phạm tội.
Sau hàng loạt vụ hiếp dâm dã man khiến người dân biểu tình, Ấn Độ đang xem xét biện pháp hoạn bằng hóa chất đối với kẻ phạm tội
Biện pháp hoạn bằng hóa chất được coi là giải pháp có thể thay thế án tù chung thân hoặc tử hình, cho phép thả tội phạm cưỡng hiếp sau thời gian ngồi tù nhất định mà vẫn giảm hoặc làm mất khả năng tái phạm của những đối tượng này.
Quy trình hoạn bằng hóa chất được tiến hành theo nhiều dạng, có thể áp dụng đồng thời với án tù hoặc những đối tượng bị hoạn sẽ được giảm bớt thời gian ngồi tù như ở nhiều nước như Argentina, Australia, Estonia, Israel, Moldova, New Zealand, Ba Lan và Nga.
Video đang HOT
Hoạn bằng hóa chất là việc tiêm hoặc cho uống loại thuốc làm giảm ham muốn, đến mức người đó mất khả năng thực hiện hành vi tình dục. Tác dụng này sẽ chấm dứt sau khi ngưng dùng thuốc.
Hóa chất được sử dụng là những thuốc ức chế cơ thể tiết hormone sinh dục nam testosterone, như chất cyproterone acetate hoặc thuốc tránh thai Depo-Provera. Những loại thuốc này được tiêm 3 tháng một lần, nên việc theo dõi khá dễ dàng. Thuốc chống loạn thần Benperidol cũng được chỉ định cho mục đích này.
Sau nhiều vụ cưỡng hiếp trẻ em đáng báo động, các nhà chính trị khắp thế giới đang có xu hướng tìm kiếm biện pháp mạnh tay hơn để trừng trị kẻ phạm tội, trong đó có biện pháp hoạn bằng hóa chất, Don Grubin, giáo sư ngành tâm thần pháp lý tại ĐH Newcastle, nhận xét.
Nên kết hợp với điều trị tâm lý
“Thuốc có tác dụng rõ ràng. Nếu nhìn vào đàn ông bị tiêm thì thấy họ giảm mạnh ham muốn. Họ cũng giảm hẳn nguy cơ tái phạm”, GS. Grubin cho biết.
Hoạn bằng hóa chất hiếm xảy ra những tác dụng phụ đe dọa đến tính mạng, nhưng một số người bị tăng lượng mỡ, giảm mật độ xương, tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch và loãng xương. Họ cũng bị nhiều tác dụng nữ tính hóa như tuyến vú phát triển, rụng bớt lông chân tay và mất cơ.
Hình phạt hoạn hóa chất vẫn đang gây tranh cãi. Một số người chỉ trích phương pháp này là vi phạm nhân quyền, cho dù những kẻ phạm tội cưỡng hiếp không đáng được cảm thông.
Theo GS. Grubin, chỉ nên sử dụng biện pháp hoạn bằng hóa chất kết hợp với liệu pháp điều trị tâm lý. Cách này sẽ gây ra nhiều vấn đều nếu áp dụng cho người không phải vì lý do y tế.
Tổ chức Ân xá quốc tế lên án biện pháp này là “vô nhân đạo”. Sau khi Moldova hợp pháp hóa, tổ chức này bày tỏ: “Bất kỳ tội phạm nào cũng phải bị xử lý theo cách phù hợp với Tuyên bố chung về nhân quyền”. Tuy nhiên, người dân thường đồng tình với việc trừng trị kẻ cưỡng hiếp trẻ em hà khắc hơn bình thường.
Ở một số nơi, biện pháp hoạn bằng phẫu thuật cũng được áp dụng cho tội phạm tình dục. Năm 2009, Ủy ban chống tra tấn của Hội đồng châu Âu chỉ trích CH Czech vì nước này dùng biện pháp hoạn phẫu thuật những kẻ phạm tội cưỡng hiếp.
Năm 2012, ủy ban này cũng đề nghị Đức ngừng áp dụng biện pháp hoạn phẫu thuật không bắt buộc đối với tội phạm hiếp dâm. Việc áp dụng hình phạt này tùy thuộc vào lựa chọn của đối tượng, và cũng hiếm khi xảy ra ở Đức.
Theo 24h
Đề xuất 'thiến' tội phạm hiếp dâm gây bão ở Ấn Độ
Nhiều bác sĩ Ấn Độ phản đối việc 'thiến' hóa học đối với các tội phạm hiếp dâm, bất chấp sự phẫn nộ của người dân nước này sau vụ cưỡng bức tập thể.
Người dân Ấn Độ biểu tình yêu cầu chính phủ nhanh chóng trừng trị những kẻ cưỡng hiếp tập thể. Ảnh: AFP
Sự kiện một nữ sinh 23 tuổi bị hãm hiếp tập thể trên xe buýt và đã tử vong đang đặt ra yêu cầu thi hành nhiều bản án nghiêm khắc hơn để hạn chế tội phạm tình dục trong xã hội Ấn Độ, bao gồm cả việc "thiến" bằng hóa chất.
Nếu đề xuất cứng rắn này được thông qua, thì Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trong năm nay bổ sung hình phạt thiến hóa học vào luật pháp trong năm 2013. Trước đó, nhiều nước như Mỹ, Anh, Đức, Nga và Hàn Quốc cũng đã sử dụng hình thức trừng phạt này đối với những kẻ phạm tội hiếp dâm. Vừa hôm kia, tòa án Hàn Quốc lần đầu sử dụng án "thiến" hóa học đối với một tội phạm hiếp dâm 5 trẻ em.
Tuy nhiên, phần đông các bác sĩ tại Ấn Độ lại đang nhất mực phản đối đề xuất này. Theo họ, việc "thiến" các tội phạm tình dục bằng việc tiêm hóa chất không phải là một giải pháp thiết thực, bởi hiệu quả của nó không được kéo dài, cũng như không ngăn cản được một số hậu quả về xã hội hay các vấn đề tâm thần, những yếu tố có thể dẫn tới tội ác tương tự.
"Chúng tôi áp dụng hình thức thiến hóa học trong quá trình điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt, bằng cách tiêm thuốc làm giảm việc sản xuất hormone nam testosterone, thứ có thể gây ra căn bệnh ung thư", tiến sĩ Amrendera Pathak, chuyên gia tiết niệu học tại Bệnh viện Bara Hindu Rao, nói.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, loại thuốc được sử dụng cho việc thiến hóa học chỉ có tác dụng trong vòng 90 ngày. Do đó, một khi tội phạm hiếp dâm được mãn hạn tù, việc tìm kiếm họ ba tháng một lần để tiêm thuốc là điều rất khó khăn. Ngoài ra, thuốc chống tiết testosterone sẽ không có hiệu lực nếu tội phạm bí mật tiêm hormone nam vào cơ thể.
"Đây là một giải pháp vô cùng tốn kém. Bệnh nhân phải bổ sung thuốc ba tháng một lần. Hormone sẽ được tái sản xuất nếu việc uống thuốc bị ngưng. Do vậy, phần lớn các khách hàng đều lựa chọn việc phẫu thuật. Việc trừng phạt tội phạm bằng biện pháp hóa học cũng sẽ gặp khó trong vấn đề chi phí và thực thi", ông Pathak nói thêm.
Theo tiến sĩ Dr Atul Gogia, chuyên gia tư vấn cao cấp về nội khoa ở Bệnh viện Sir Gâng Ram, việc theo dõi các bệnh nhân bị thiến hóa học rất khó khăn.
"Nó còn gây ra những tác dụng phụ như loãng xương, giảm khối lượng cơ, tăng nguy cơ bệnh tim và các vấn đề về hành vi", ông nói.
"Nó không phải một giải pháp dứt điểm. Loại thuốc này sẽ gây ra rất nhiều biến chứng, mặc dù hiếm khi gây đe dọa tới tính mạng", Tiến sĩ tim mạch Sai Sudhakar cho biết. Ông cũng nói thêm rằng nam giới sẽ có xu hướng nữ tính hóa khi sử dụng hóa chất này.
5 nghi phạm hãm hiếp và đánh đập khiến nữ nạn nhân 23 tuổi ở New Delhi chết đã bị điệu ra tòa, với cáo trạng hiếp dâm và giết người. Giới quan sát dự kiến những tên này có thể phải đối mặt với án tử hình. Trong những ngày qua, nhiều người Ấn Độ, trong đó có cả giới chức và chính trị gia, đề xuất việc tiêm hóa chất để hạn chế dục vọng của những nghi phạm này nếu chúng bị kết tội. Nghi phạm thứ sáu, tự xưng ở tuổi vị thành niên, đang được xét nghiệm về tuổi. Thậm chí có chính trị gia còn đề nghị biện pháp "thiến" bằng phẫu thuật đối với kẻ thủ ác. Gia đình của nạn nhân tuyên bố họ muốn những kẻ hiếp dâm bị treo cổ.
Các bác sĩ tâm thần cho rằng tính nghiêm khắc của hình phạt đối với những kẻ hiếp dâm không quan trọng bằng tính kịp thời và chắc chắn của việc thi hành luật. Ở một đất nước tự do như Ấn Độ, sự đồng thuận của người dân và các chuyên gia đóng vai trò rất quan trọng trong việc thi hành án. Đi ngược lại ý kiến của số đông sẽ khiến chính phủ nước này gặp khó khăn.
"Bộ luật hiện hành đã đủ tốt và bất cứ sự thay đổi nào, chẳng hạn việc sử dụng thiến hóa học như một hình phạt, chỉ có thể thực hiện sau khi được tham khảo rộng rãi", tiến sĩ Nimesh Desai, giám đốc Viện Hành vi Con người và Những ngành khoa học Liên quan, nói.
"Ở một đất nước cực kỳ đông dân như Ấn Độ, theo dõi những tội phạm đã mãn hạn tù ba tháng một lần dường như không tưởng. Do đó, việc sử dụng thuốc kháng hormone nam là rất khó."
Theo VNE
Chống tội phạm tình dục bằng "thiến hóa học": Không thể trừ tận gốc Để ngăn ngừa các vụ phạm tội về tình dục - hiện có xu hướng tăng mạnh, nhất là ấu dâm, người ta nghĩ ngay tới một biện pháp mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng rất thành công - "thiến hóa học". Tuy nhiên với những rào cản về cả tập tục, tâm lý..., khả năng có một nước thứ...