Thiên hà sẽ đâm sầm vào chúng ta tỏa ‘hào quang ma’ màu tím
Một quầng hào quang cực lớn vừa được phát hiện quanh thiên hà Andromeda (Tiên Nữ) đang lao thẳng tới thiên hà chứa Trái Đất, mà nếu mắt người nhận biết được ánh sáng cực tím, bạn sẽ thấy có một mặt trời màu tím rực rỡ giữa đêm.
Phát hiện trên là của Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA và ESA (Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ và Cơ quan Vũ trụ châu Âu). Hướng tầm nhìn về phía Andromeda, các nhà khoa học trong nhóm Hubble nhận ra rằng có một vầng ánh sáng cực tím cực lớn, cực mạnh bao vây nó. Nguồn gốc chính là những quasar – một trong những thực thể bí ẩn nhất vũ trụ.
Quasar được xem như một dạng “chuẩn tinh”, tức những thực thể trông như sao nhưng không hoàn toàn là sao. Thiên văn học hiện đại đã vén màn bí ẩn các quasar và nhận ra đó là những “ngôi sao ma”, do lỗ đen cải trang mà thành: cái chúng ta nhìn thấy từ Trái Đất chỉ là một “đám mây” vật chất sáng rực rỡ do hoạt động của lỗ đen giấu mình bên trong tạo thành.
Đồ họa cho thấy hào quang tím của thiên hà Andromeda (Tiên Nữ) nếu nhìn từ Trái Đất (ảnh trái), hình ảnh thực từ Hubble (ảnh phải), cùng “chân dung” Hubble (ảnh nhỏ) – ảnh: NASA/ESA
Video đang HOT
Hubble đã hướng ống kinh về phía 43 quasar và phân tích ánh sáng của chúng để lập bản đồ carbon, silicon và oxy ở dạng khí bên trong quầng sáng.
Lý do Andromeda được chăm chút là vì nó… không phải thiên hà đầu tiên được xác định có hào quang tím. Thiên hà đầu tiên được biết có hào quang là Milky Way, “quái vật không gian” đang chứa Trái Đất cũng như cả Hệ Mặt Trời. Nhưng việc tự quan sát chính mình vô cùng khó khăn, vì thế các nhà thiên văn xem Andromeda như một tấm gương soi, tìm hiểu về nó sẽ giúp chúng ta hiểu về chính mình, về cách những ngôi sao hình thành trong thiên hà, dòng chảy từ các sự kiện như siêu tân tinh…
Giới hạn của vầng hào quang này là 1,3 triệu đến hơn 2 triệu năm ánh sáng kể từ trung tâm Tiên Nữ. Nếu mắt thường nhìn thấy, chúng ta sẽ thấy nó lớn gấp 3 lần chòm sao Đại Hùng Tinh (Bắc Đẩu Thất Tinh).
Với khoảng cách hiện tại chỉ 2,5 triệu năm ánh sáng, việc quan sát Andromeda từ Trái Đất là vô cùng thuận lợi. Thiên hà này từng ở xa chúng ta hơn rất nhiều, nhưng các nghiên cứu cho thấy nó đang lao thẳng về phía Milky Way và trong tương lai sẽ có một cú thiên hà “nuốt” nhau dữ dội, vì cả 2 đều là những thiên hà thuộc hàng “khủng nhất vũ trụ”. Cú va chạm này có thể là sự kết thúc của Trái Đất hay Hệ Mặt Trời, hoặc ít nhất làm văng Trái Đất khỏi “vùng sự sống” của Mặt Trời. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì điều đó chỉ xảy ra trong khoảng 2,5 tỉ năm nữa.
Nhận dạng siêu lỗ đen kép
Phần lớn các thiên hà có siêu lỗ đen ở trung tâm. Một số lỗ đen có hoạt động bồi tụ vật chất mạnh, giải phóng lượng năng lượng khổng lồ vào không gian liên thiên hà.
Mô phỏng 2 lỗ đen tương tác.
Người ta cho rằng, một nhóm nhỏ thiên hà không chỉ có một mà có hai siêu lỗ đen ở trung tâm. Các nhà khoa học tìm thấy các dấu hiệu, có thể được sử dụng để nhận biết các đối tượng như vậy.
Phần lớn năng lượng do các siêu lỗ đen phát ra có dạng bức xạ gamma và bức xạ Roentgen. Dường như chìa khóa để phát hiện các thiên hà với 2 siêu lỗ đen là chu kỳ bức xạ gamma. Các nhà khoa học cho rằng, một trong những nguyên nhân gây ra chu kỳ đó là các lỗ đen quay xung quanh nhau. Trong số hơn 2.000 thiên hà được quan sát, các nhà khoa học đã phát hiện 11 hệ thống thể hiện bức xạ gamma đều đặn.
"Việc nhận biết các mẫu phát bức xạ gamma đều đặn cũng giống như tìm kiếm các đợt sóng nhỏ do một con thuyền gây ra trong lúc bơi trên mặt biển bão bùng. Có nghĩa là vô cùng khó" - nhà khoa học Pablo Penil ở Trường ĐH Complutense Madrit (Tây Ban Nha), tác giả chính công trình nghiên cứu, cho biết.
Các nhà khoa học cho rằng, những hệ thống siêu lỗ đen kép khá phổ biến trong vũ trụ, mặc dù hiện nay chúng vẫn chỉ là các "đối tượng trên lý thuyết". Các thiên hà liên kết với nhau trong suốt thời gian tồn tại - đây là quá trình rất ngoạn mục, kéo dài rất lâu (hàng tỷ năm). Dải Ngân hà của chúng ta sẽ va chạm với thiên hà Andromeda sau khoảng 4,5 tỷ năm nữa.
Trong phần lớn thời gian liên kết, các lỗ đen ở cách xa nhau hàng nghìn năm ánh sáng; nhưng khi chúng di chuyển đủ gần nhau, chúng có thể tương tác với nhau theo cách đặc biệt. Theo nhóm nghiên cứu, chu kỳ bức xạ gamma có thể là kết quả của những tương tác như vậy.
"Trước đây, chúng tôi cho rằng chỉ có 2 chuẩn tinh nhỏ blazar mới thể hiện sự thay đổi bức xạ gamma có chu kỳ. Nhờ có nghiên cứu mới, chúng tôi có thể mạnh dạn khẳng định, những thay đổi bức xạ có chu kỳ đó cũng xuất hiện ở 11 nguồn khác" - nhà khoa học nữ Sara Buson ở ĐH Wurzburg (Đức), đồng tác giả công trình nghiên cứu, cho biết.
Các nhà khoa học dự định thực hiện một loạt quan sát để tìm hiểu rõ hơn liệu lỗ đen có đúng là đang "ẩn nấp" sau những dấu hiệu ấy hay không.
Phát hiện người ngoài hành tinh đang cho gà ăn trong đêm Các nhà khoa học tin rằng họ đã phát hiện ra một UFO nhỏ gần một trang trại. Những sinh vật được cho là người ngoài hành tinh dường như đang tìm kiếm thức ăn cho những chú gà. Một đoạn video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội cho thấy một chiếc máy bay phát sáng, trong đêm khuya đã...