Thiên hà khổng lồ đột ngột “biến mất”
Các nhà khoa học vô cùng bối rối khi một thiên hà khổng lồ đột ngột tối đen, không còn phản chiếu chút ánh sáng nào, cứ như nó đã “biến mất”.
Thiên hà XMM-2599 hình thành từ 12 tỷ năm trước, khi vũ trụ mới chỉ được 1,8 tỷ năm tuổi. Vì vậy, nó được xem là một trong những thiên hà “già” nhất mà con người từng phát hiện.
XMM-2599 sản sinh ra vô số vì sao trong suốt cuộc đời của mình rồi đột nhiên dừng lại. Sự biến mất đột ngột và không giải thích được khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên. Họ cho rằng, diễn biến khó lường này chưa từng xảy ra trong tiền lệ của lịch sử thiên văn.
“Ngay từ khi vũ trụ chưa đầy 2 tỷ năm tuổi, XM-2599 đã ra đời và có tới tận 300 tỷ mặt trời. Điều này khiến nó trở thành một thiên hà vô cùng phức tạp và rực rỡ”, Benjamin Forrest, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
“Đáng chú ý hơn, XM-2599 đã “lớn” nhanh một cách đáng kinh ngạc khi vũ trụ chỉ mới 1 tỷ năm tuổi. Đồng thời, nó đột ngột dừng lại khi vũ trụ 1,8 tỷ năm tuổi. Vòng đời như vậy là rất bất thường đối với một thiên hà như XM-2599″.
Thiên hà XMM-2599 hình thành từ 12 tỷ năm trước, khi vũ trụ mới chỉ được 1,8 tỷ năm tuổi.
Hiện tượng “sớm nở chóng tàn” này trái ngược hoàn toàn với quy luật hoạt động của các thiên hà mà khoa học thiên văn từng biết.
“Nó thách thức các mô hình chúng tôi vốn dùng để giải thích sự hình thành vũ trụ. Chúng tôi không biết vì sao nó không tiếp tục sản sinh thêm các vì sao nữa. Có thể do nó đã cạn kiệt năng lượng hoặc đã có sự xuất hiện của các hố đen”, Benjamin nói.
Vào thời kì cực thịnh, mỗi năm XM-2599 sản sinh ra những ngôi sao lớn gấp 1.000 lần mặt trời của chúng ta. Tốc độ này lớn hơn bất kì thiên hà nào từng được phát hiện. Một cách dễ so sánh, Dải ngân hà của chúng ta chỉ sản sinh ra được 1 ngôi sao mỗi năm.
Video đang HOT
Do thiên hà này nằm ở rất xa, ánh sáng từ nó cần rất nhiều năm để đến được Trái đất, vì vậy, những gì chúng ta quan sát được bây giờ thực ra đã xảy ra từ nhiều tỷ năm trước.
“Hiện tại chúng tôi không biết XM-2599 đã trở thành thứ gì. Có thể nó đang ở một hình thái nào đó ngoạn mục không kém. Chúng tôi biết khối lượng của nó vẫn còn rất lớn. Lực hấp dẫn do nó tạo ra kéo các thiên hà khác lại gần và biết đâu, XM-2599 có thể tỏa sáng một lần nữa”, Wilson nói.
Nhóm nghiên cứu vẫn đang tích cực sử dụng các thiết bị công nghệ cao tại đài thiên văn Keck để tìm hiểu sâu hơn về XM-2599. Hi vọng trong tương lai, họ sẽ đưa ra được lời giải thích hợp lý về sự “biến mất” của thiên hà kì lạ này.
Trường Giang
Theo vietnamnet.vn/The Independent
Bí ẩn ngân hà "sống nhanh - chết trẻ" bỗng nhiên vụt tắt mọi hoạt động và chìm nghỉm
Ngân hà XMM-2599 sản sinh hơn 1.000 Mặt Trời mỗi năm nhưng trong thời kỳ hoạt động mạnh mẽ nhất, nó bỗng vụt tắt mọi hoạt động.
Các nhà khoa học vừa có một câu đố hóc búa sau khi một ngân hà "quái vật" khổng lồ bỗng nhiên vụt tắt và mọi thứ trở nên tối đen. Đó là một mạng lưới sao có tên XMM-2599 đã tồn tại từ 12 tỉ năm về trước, khi vũ trụ sơ khai mới chỉ 1.8 tỉ năm tuổi.
Ngân hà "quái vật" bỗng nhiên vụt tắt
Nó đã sinh ra một số lượng sao khổng lồ chỉ trong một thời gian ngắn và sau đó đột nhiên dừng lại. Tốc độ và cái chết không thể giải thích này chính là một câu đố bí ẩn mà nó để lại cho các nhà thiên văn học.
Ngân hà XMM-2599. Ảnh: Space
Đây là một ngân hà bất thường ngay từ khi sinh ra và không giống với bất cứ mô hình nào từng tồn tại vì những buổi đầu sơ khai của vũ trụ, nó đã là một ngân hà khác biệt.
"Thậm chí trước khi vũ trụ 2 tỉ năm tuổi thì XMM-2599 đã hình thành một số lượng khổng lồ với hơn 300 tỉ Mặt Trời, biến nó thành một ngân hà siêu khổng lồ", Benjamin Forrest - nhà khoa học dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho hay.
"Đáng chú ý hơn, XMM-2599 còn sản sinh ra hầu hết các ngôi sao trong một thời gian ngắn 1 cách điên cuồng khi vũ trụ chưa tròn 1 tỉ năm tuổi, và sau đó bỗng trở nên bất hoạt khi vũ trụ mới chỉ 1.8 tỉ năm tuổi.
Các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích làm thế nào ngân hà này được hình thành và rất nhanh chóng ngừng hoạt động. Điều này thách thức những hiểu biết của chúng ta về việc vũ trụ sơ khai đã tồn tại như thế nào cũng như hiểu biết về việc cách các ngôi sao hình thành và chết.
Ngân hà XMM-2599 không giống bất cứ ngân hà nào!
"Trong kỷ nguyên này, rất ít ngân hà ngưng việc hình thành các ngôi sao nhưng ngân hà XMM-2599 là một ngoại lệ", giáo sư vật lý và thiên văn học Gillian Wilson làm việc tại Đại học California - Riverside cho biết.
Nhà nghiên cứu Gillian Wilson (trái) và Benjamin Forrest. Ảnh nguồn: I. Pittalwala, UC Riverside
Không những thế, bà còn cho hay rằng việc tồn tại những siêu ngân hà có kích thước lớn như XMM-2599 là rất hiếm trong kỷ nguyên sơ khai của vũ trụ.
"Điều gì làm cho XMM-2599 trở nên thật thú vị và thật ngạc nhiên là nó đã không hình thành sao nữa, có lẽ bởi vì nó ngừng sản sinh nhiên liệu hay hố đen của nó đã bắt đầu hoạt động" - Wilson nói.
Nó đã hình thành hơn 1.000 Mặt Trời có kích thước bằng với Mặt Trời của chúng ta mỗi năm, đó là một tốc độ nhanh đến khó tin so với bất cứ ngân hà nào được biết đến (Ngân Hà của chúng ta chỉ sản sinh khoảng 1 Mặt Trời mỗi năm!).
Bởi vì các ngân hà có khoảng cách rất xa chúng ta nên nó được phát hiện từ một khoảng thời gian khi mà vũ trụ còn rất trẻ. Điều đó có nghĩa là ngày nay, nó có thể đã trở thành một thứ gì đó rất khác biệt so với lúc đầu.
"Chúng tôi phát hiện ra XMM-2599 khi nó đã ngừng hoạt động, chúng tôi không biết hiện nay nó sẽ trở thành như thế nào. Chúng tôi biết nó không thể mất đi khối lượng, điều gì đã xảy ra quanh nó", Wilson nói.
Ngân hà XMM-2599 rất khác biệt so với phần còn lại. Ảnh: Astrobitácora
Nhóm nghiên cứu hy vọng việc sử dụng trang thiết bị công nghệ cao như thiết bị quan sát quang phổ từ Máy quang phổ đa đối tượng mạnh mẽ của Đài thiên văn Keck, Hawaii, Mỹ sẽ khám phá ra những phát hiện mới về ngân hà này và có thể trả lời những câu hỏi bí ẩn xung quanh nó.
Marianna Annunziatella - nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Tufts (Mỹ) nói: "Chúng tôi sử dụng Keck để mô tả và các định trạng thái tự nhiên của nó tốt hơn, từ đó giúp chúng tôi hiểu làm thế nào mà ngân hà quái vật hình thành và chết".
Nghiên cứu trên được hỗ trợ bởi các khoản tài trợ từ Quỹ khoa học quốc gia và NASA và kết quả được công bố trên Tạp chí vật lý thiên văn.
Bài viết được dịch từ nguồn: Livescience, Independent, Space
Theo Trí Thức Trẻ
Loài người từng suýt tuyệt chủng với dân số chỉ còn 2.000 người Với dân số khoảng 7,8 tỷ người như hiện tại, thật khó để tin rằng vào khoảng 70.000 năm TCN, loài người đã từng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng với dân số chỉ còn dưới 2.000 người. Nghiên cứu do các nhà sinh học phân tử tại Đại học Oxford kết luận, trong lịch sử đã có nhiều lần dân số thế...