Thiên đường dưới đáy biển Cù Lao Chàm
Hơn 10 năm sau khi được UNESSCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới, Cù Lao Chàm đã thành công với việc xây dựng đảo xanh thành một địa điểm du lịch biển hấp dẫn.
Nhưng ít người biết rằng, trước đây những rạn san hô của hòn đảo xinh đẹp này đã bị tàn phá nặng nề.
Hồi sinh những rạn san hô đã chết dưới đáy biển
Huỳnh Đức, cán bộ Khu bảo tồn biển thuộc Ban quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm hướng dẫn chúng tôi đi tham quan trên đảo và kể rằng, trước năm 1996, anh vốn là ngư dân chuyên lặn bắt tôm hùm, bào ngư và khai thác san hô mang về nung vôi làm vật liệu xây dựng phục vụ các công trình trên đảo.
Huỳnh Đức cho biết: “Ngày mới thành lập Khu bảo tồn biển, dân đảo chúng tôi hoang mang lắm vì Ban quản lý đã khoanh vùng bảo vệ, cấm không cho đánh bắt thủy sản ở các rạn san hô. Dân chúng tôi xưa nay chỉ quen dùng thuyền nhỏ đánh bắt thủy sản ở các rạn san hô ven đảo, bây giờ không được đánh bắt nữa, đi làm nghề phục vụ du lịch liệu có sống nổi không?”.
Nói về sự đa dạng của những rạn san hô quanh đảo Cù Lao Chàm, bà Trần Thị Hồng Thúy, Giám đốc Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm cho biết, từ năm 1996, các nhà khoa học đã điều tra và phát hiện được ở đây có 135 loài san hô với 35 giống, trong đó có 6 loài mới tìm thấy lần đầu ở vùng biển Việt Nam.
Ngoài ra kết quả điều tra còn cho thấy nơi đây có 202 loài thủy sản và 4 loài tôm hùm. Các rạn san hô ở Cù Lao Chàm phân bố chủ yếu ở phía Tây và Tây Nam đảo Hòn Lao và xung quanh các đảo nhỏ với tổng diện tích khoảng 165 ha mặt nước nhưng đều bị hư hại do người dân trên đảo khai thác để nung vôi.
Video đang HOT
Việc phục hồi và nhân rộng thành công rạn san hô đã tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loài thủy sản sinh trưởng và phát triển, trong đó có nhiều loài quý hiếm như bào ngư, tôm hùm xanh…
Trước thực trạng đó, Khu bảo tồn đã phối hợp với các chuyên gia của Viện hải dương học Nha Trang triển khai dự án nuôi cấy phục hồi lại các rạn san hô để phục vụ các hoạt động du lịch và bảo tồn các nguồn gien quý hiếm tại vùng biển này.
Chuyện trồng phục hồi lại những rạn san hô đã chết dưới đáy biển ở Cù Lao Chàm cũng lắm gian truân. Năm 2006, khi bắt đầu dự án trồng, cấy mới san hô, các cán bộ của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã gặp không ít thất bại.
Lúc bấy giờ những ngư dân tại đảo được tuyển dụng vào Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm như Huỳnh Đức, Trần Giòn, Võ Hữu Sinh… được hướng dẫn lặn xuống biển tách các mẫu san hô đem về trồng lại ở các vùng đã bị khai thác nhưng một thời gian sau san hô đều bị chết hoặc bị sóng biển cuốn trôi. Không nản chí, các anh tiếp tục trồng đi, trồng lại nhiều lần nhưng rồi công sức vẫn đổ biển vì san hô lại bị đánh bật bởi sóng lớn. Khi đó, Huỳnh Đức mới nghĩ rằng, trồng san hô dưới biển cũng như trồng cây ở trên đất liền, phải ươm giống cho cây khỏe mạnh phát triển tốt rồi mới đem gieo trồng đại trà.
Huỳnh Đức nêu ý tưởng và được lãnh đạo Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đồng ý cho làm thí điểm. Anh và các đồng nghiệp đã chọn được vùng biển thuộc Rạn Mè, Bãi Tra và Bãi Mần là nơi lặng sóng, khuất gió thuận lợi cho việc làm vườn ươm. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của các chuyên gia Viện hải dương học Nha Trang, các anh đã thiết kế khung nuôi để có thể ươm giống san hô được nhiều và thuận lợi cho việc chăm sóc. Kết quả thật bất ngờ, san hô sau khi ươm đem trồng đã phát triển rất tốt.
Tính đến hết năm 2019, “những chiến binh thầm lặng” của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã phát triển được 30 khung ươm trồng san hô phục vụ đắc lực cho việc trồng phục hồi thành công 165 ha diện tích rạn san hô bị hư hại. Đặc biệt, từ kết quả trồng phục hồi thành công các rạn san hô bị hư hại, các cán bộ và nhà khoa học của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã tiến hành thành công việc trồng mới 146 ha diện tích rạn san hô ở khu vực biển Cù Lao Chàm, nâng tổng diện tích các rạn san hô ở đây lên 311 ha diện tích mặt nước.
Bảo tồn – trả món nợ với biển
Trên một chiếc thuyền được trang bị các phương tiện lặn biển chuyên nghiệp, Huỳnh Đức đưa chúng tôi đến Mũi Đá Trắng, nơi được mệnh danh là “ thiên đường dưới đáy biển” ở Cù Lao Chàm, để tham quan vẻ đẹp huyền ảo của những rạn san hô. Rạn san hô ở Mũi Đá Trắng rộng khoảng 30ha, là điểm lặn ngắm san hô lý tưởng nhất ở Cù Lao Chàm. Dưới độ sâu chừng 5 mét, qua chiếc kính lặn, ẩn hiện trong làn nước trong xanh là cả một thế giới đầy màu sắc của các loài động, thực vật biển, trông như chốn thủy cung huyền bí.
Ngồi bên mạn thuyền, cúi nhìn chăm chú vào những rạn san hô ẩn hiện trong làn nước biển trong xanh, Huỳnh Đức tâm sự: “Bỏ được nghề khai thác san hô nung vôi chuyển sang làm công tác bảo tồn biển, tôi như trả được món nợ với biển của quê hương. Ở Khu bảo tồn biển này, chúng tôi đã làm hồi sinh những rạn san hô tuyệt đẹp, giúp Cù Lao Chàm trở thành một điểm du lịch lặn ngắm san hô hấp dẫn nhất ở Việt Nam”.
Vào mùa hè, trung bình ngày hơn 3.500 khách nước ngoài ra Cù Lao Chàm tắm biển và lặn ngắm san hô. Vì thế, cứ theo như cách tính đơn giản của Huỳnh Đức thì mỗi người dân trên đảo phục vụ hơn một du khách nên nguồn thu nhập chắc chắn sẽ cao hơn nhiều so với nghề đi biển như trước đây.
Ban quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đã thành lập Đội tuần tra kiểm soát biển Cù Lao Chàm gồm 18 người, toàn là những ngư dân trên đảo. Công việc hàng ngày của Đội là bám biển, lênh đênh trên từng ngọn sóng và lặn xuống lòng biển sâu để bảo vệ các rạn san hô. Mặt khác, bà Trần Thị Hồng Thúy cho biết, việc phục hồi và nhân rộng thành công rạn san hô đã tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loài thủy sản sinh trưởng và phát triển, trong đó có nhiều loài quý hiếm như bào ngư, tôm hùm xanh…
Bozcaada, nơi đảo xanh giữa 2 châu lục
Bozcaada là chốn thiên đường hoang sơ, diễm lệ của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là điểm hẹn hoàn hảo với những ai muốn tận hưởng kỳ nghỉ thư thái...
Đảo Bozcaada như một khoảng trời thương nhớ với những tâm hồn yêu thiên nhiên. Hòn đảo bình yên ở vùng biển Aegean, một vùng vịnh nối dài của Địa Trung Hải. Đặc biệt, Bozcaada nằm giữa bán đảo Balkan và bán đảo Anatolie, giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Từ cảng Geyikli, Thổ Nhĩ Kỳ, du khách sẽ mất chừng 30 phút để chạm tới đến đảo Bozcaada. Lâu đài Bozcaada chính là điểm tham quan hấp dẫn đầu tiên của du khách trên đảo.
Lâu đài như chứng nhân lâu đời của Bozcaada từ thời cổ đại. Hòn đảo của Thổ Nhĩ Kỳ có một lịch sử đáng tự hào. Người La Mã, người Byzantine, Cộng hòa Venice và Ottoman cũng đều từng sinh sống ở đây. Bozcaada từng xuất hiện với danh xưng "Tenedos trong Iliad", thiên sử thi Hy Lạp cổ đại của Homer. Theo dòng thời gian ấy, hòn đảo vẫn hoang sơ, khác lạ với nhịp sống hiện đại.
Tháp chuông của nhà thờ Thánh Mary xuất hiện từ thế kỷ 19. Công trình tôn giáo là một trong hai nhà thờ Chính thống giáo còn lại trên đảo. Du khách sẽ ngỡ ngàng trước những mái ngói cam đẹp mắt.
Dạo bước quanh những con đường lát đá cuội của Bozcaada, du khách sẽ tìm thấy những dấu ấn của người Hy Lạp xưa. Bên cạnh đó, cuộc sống đêm ở Bozcaada vẫn sôi động với nhiều quán rượu, bar và nhà hàng. Trên khắp thị trấn đảo, những ngôi nhà và quán rượu xây dựng từ đá với bàn ghế gỗ khiến du khách mê đắm. Bạn có thể thưởng thức hải sản tươi sống, meze, rượu raki hoặc rượu vang...
Nhắc đến rượu vang bản xứ, ngành công nghiệp trồng nho, sản xuất rượu của Bozcaada đã từ 3.000 năm trước. Corvus, vườn nho nổi tiếng nhất trên đảo, là do kiến trúc sư Resit Soley thành lập năm 2002. Nơi này đã hồi sinh rực rỡ nghề rượu vang truyền thống của Bozcaada. Thậm chí, vị thế của sản phẩm đã chinh phục quốc tế và đoạt giải thưởng.
Ngoài ra, thiên nhiên ưu ái đảo Bozcaada cùng những bãi biển, điểm bơi lội cuốn hút. Tháng 4, 5, 9 và 10 là thời điểm lý tưởng để du lịch hòn đảo giữa 2 châu lục này. Trong đó, tháng 8, giao với mùa thu hoạch nho sôi nổi cũng chính là khi hòn đảo đông khách nhất. Đặc biệt, lễ hội nhạc Jazz Bozcaada biến không gian như một sân khấu âm nhạc ngoài trời. Sự kiện thu hút rất nhiều người thiện cảm, những cuộc gặp gỡ, trò chuyện với rượu raki và rượu vang càng thêm ngọt ngào.
Nhiều đường mòn đi bộ đường dài dẫn lối tới những vườn nho, cây ăn trái quyến rũ. Mùi hương của cây hương thảo, rau kinh giới dại và xô thơm hiện diện khắp nơi. Hoàng hôn là cơ hội tuyệt vời để du khách chiêm ngưỡng hòn đảo. Còn bầu trời lung linh ánh sao, những làn gió nhẹ nhàng sẽ đưa du khách du hành trong tâm thức giữa 2 châu lục Á - Âu.
Cù Lao Chàm Thiên đường nghỉ dưỡng tuyệt vời dành cho mọi du khách Cù Lao Chàm nổi tiếng là một trong những hòn đảo tốt nhất ở Việt Nam, được chỉ định là một trong những khu dự trữ sinh quyển của UNESCO trên thế giới. Điểm đến này là sự pha trộn hoàn hảo giữa vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên, những giá trị vô giá của lịch sử và cuộc sống đơn giản...