Thiên đường du lịch Thái Bình Dương mất viện trợ vì máy bay Trung Quốc
New Zealand đã tuyên bố đình chỉ chương trình viện trợ hàng triệu USD cho Tonga do những lo ngại về độ an toàn xuất phát từ việc quốc đảo Thái Bình Dương có kế hoạch sử dụng một máy bay Trung Quốc cho các dịch vụ nội địa.
Máy bay MA60 của hãng hàng không Indonesia Merpati gặp nạn hồi tháng 6/2013.
Đã có những lo ngại về sự an toàn của dòng máy bay MA60 do Trung Quốc chế tạo và một chương trình phát triển du lịch trị giá 8,2 triệu USD đã bị “treo” cho tới khi các lo ngại được giải quyết, phát ngôn viên Bộ ngoại giao New Zealand Murray McCully hôm nay cho biết.
“Tôi có thể xác nhận là chương trình đã bị tạm dừng”, bà McCully nói thêm.
Dòng máy bay động cơ tua-bin cánh quạt MA60, do công ty sản xuất máy bay Tây An (AVIC) của Trung Quốc chế tạo, đã trở thành tâm điểm của một loạt những lo ngại về an toàn trong những tháng gần đây.
Myanmar đã cho ngừng bay toàn bộ phi đội MA60 hồi tháng 6 sau 2 vụ tai nạn do các máy bay bị trượt đường băng. Còn Indonesia đã yêu cầu kiểm tra đặc biệt đối với phi đội MA60 sau khi một chiếc gặp nạn trong lúc hạ cánh ở miền đông nước này.
Không ai bị thương trong các vụ việc trên, nhưng 25 người đã chết hồi tháng 5/2011 khi một chiếc MA60 do hãng hàng không Merpati của Indonesia vận hành gặp tai nạn ở tỉnh Tây Papua.
Chiếc MA60 là một món quà của chính phủ Trung Quốc và đã tới quốc đảo Thái Bình Dương hồi cuối tuần qua.
Chính phủ Tonga dự kiến cho một hãng hàng không có tên gọi Real Tonga thuê chiếc MA60 trên để phục vụ các điểm du lịch nổi tiếng của nước này sau khi nhà điều hành du lịch đóng tại New Zealand Chathams Pacific rút đi hồi đầu năm nay.
Video đang HOT
Trang tin Matangi Tonga cho biết chính phủ đã cam kết rằng chiếc MA60 sẽ không được phép cất cánh cho tới khi nó tuân thủ đầy đủ các quy định hàng không quốc tế.
New Zealand là một trong những nhà tài trợ chính của Tonga, mặc dù Trung Quốc đóng vai trò ngày càng quan trọng trong những năm gần đây. Hầu hết các viện trợ của Bắc Kinh được thực hiện thông qua “các khoản vay mềm” với thời hạn vay 5 năm không tính lãi suất.
Tonga được xem là thiên đường du lịch ở Thái Bình Dương và ngành công nghiệp du lịch mang lại thu nhập chính cho nền kinh tế Tonga.
Theo Dantri
Kỳ lạ những cụ ông, cụ bà cưới... "cháu"
Những câu chuyện đám cưới chênh nhau tới gần 60, 70 tuổi khiến người ta tò mò.
Ông lão 92 lấy vợ kém 70 tuổi
Chỉ là nông dân nhưng ông Musali Mohammed al-Mujamaie, người Iraq đã có một đám cưới linh đình với cô vợ trẻ đẹp kém tới 70 tuổi. Nhìn bề ngoài, họ như hai ông cháu.
Ông lão 92 tuổi này đã có 16 người con với bà vợ trước. Ông cho tổ chức đám cưới lần hai rất linh đình với cô dâu Muna Mukhlif al-Juburi năm nay 22 tuổi.
Hai người đã kết hôn vào thứ năm và không có gì ngạc nhiên khi trong tất cả các hình ảnh chụp trong đám cưới, ông lão 92 tuổi đều ngồi.
Ông lão 92 và cô vợ 22
"Tôi cảm thấy mình giống như một người đàn ông 20 tuổi" - ông Musali cho biết sau khi trao lời nguyện ước.
Đặc biệt, đám cưới của ông còn diễn ra cùng ngày với hôn lễ của hai cháu trai 16 và 17 tuổi.
Bà lão cưới cậu bé 8 tuổi
Cụ bà Helen Shabangu, 61 tuổi, đã tổ chức một đám cưới nghi thức với chú rể là một cậu bé. Điều đáng chú ý hơn nữa, chú rể năm nay mới chỉ 8 tuổi. Còn cô dâu là bà lão đã có chồng và 5 người con.
Hai người trông như hai bà cháu thật sự
Tuy nhiên, đám cưới vẫn diễn ra hạnh phúc. Trước sự chứng kiến của khoảng 100 khách mời, họ vẫn trao nhau một nụ hôn.
Đám cưới này được tổ chức vì mục đích thực hiện theo lời tâm niệm của người đã khuất trước lúc đi xa. Bà Helen cưới cậu bé Sanele Masilela trên danh nghĩa là người mang tên ông nội. Khi còn sống, ông là người chưa từng tổ chức một đám cưới chính thức tại nhà thờ. Chính vì vậy, cậu bé có sứ mệnh thay ông để có một hôn lễ nghiêm túc.
Cậu bé chọn bà Helen Shabangu vì thấy gần gũi
Các con và chồng của bà Helen rất vui vẻ có mặt trong đám cưới. Họ biết rằng đám cưới chỉ là nghi lễ để thực hiện tâm nguyện của người đi xa.
"Cô dâu" và "chú rể" ngoài đời
Các cô bé cưới trái cây
Các bé gái Newar ở Nepan trước khi đến với đám cưới thực sự của cuộc đời, đều phải trải qua hai lễ cưới khác trước đó. Theo phong tục, lần thứ nhất các cô bé cưới quả bel, một biểu tượng của thần linh, mang tên Ihi. Sau đó cưới mặt trời, gọi là lễ Bara Tayegu.
Một lễ cưới tập thể cho các bé gái với quả trái cây bel ở Newar, Nepan
Các lễ cưới này thường được tổ chức theo hình thức tập thể. Các bé gái được trang điểm ăn vận giống như những cô dâu xinh đẹp.
Theo VTC
Mỹ sẽ bị hất khỏi các vùng biển Châu Á? Quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới - Trung Quốc và Mỹ vốn "cơm không lành canh không ngọt" vì rất nhiều vấn đề như nạn ăn cắp sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc, những cáo buộc về tấn công mạng, việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Vùng lãnh thổ Đài Loan.... Tuy nhiên, "cái dằm" khó "nhổ"...